【tỷ số bóng đá trực tuyến 7m.cn】Tập trung phục hồi kinh tế, đẩy nhanh tái cơ cấu các ngành hàng chủ lực
Đó là một trong những nội dung quan trọng cần hướng đến được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đề ra tại phiên họp kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội tháng 5 năm 2020 vào chiều 2/6/2020.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh: Năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XV và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm (2016 - 2020). Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã giao chỉ tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP 7% so với năm 2019.
Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 xuất hiện và hạn hán diễn biến phức tạp, tác động lớn đến nhiều mặt kinh tế - xã hội, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại; các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và đời sống người dân. Đây là “tác động kép” làm cho tăng trưởng GRDP năm 2020 của tỉnh khó có khả năng đạt như mục tiêu đã đề ra.
Dịch Covid-19 được kiểm soát trong nước nhưng tại các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu như EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Canada, Singapore... dịch bệnh phức tạp, nên xuất khẩu vẫn còn bị ảnh hưởng
Theo ông Trương Đăng Khoa, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư: Dự báo tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2020 tăng 5,28% so cùng kỳ. Ông Khoa thông tin thêm: Hiện giá các mặt hàng thủy sản (tôm sú, thẻ chân trắng) bị sụt giảm, thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, một số doanh nghiệp, thương lái giảm sức mua hoặc mua với giá thấp, nên người dân đã thu hẹp sản xuất, hạn chế thả giống.
Một số nơi trên địa bàn các huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời, Cái Nước và Tp.Cà Mau nắng nóng, nhiệt độ, độ mặn tăng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe động vật, thủy sản và tôm nuôi, làm cho tôm nuôi chậm lớn, sức đề kháng kém, một số nơi xảy ra tình trạng tôm chết cục bộ, làm giảm sản lượng nuôi trồng thủy sản. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh ghi nhận thiệt hại trên lĩnh vực nuôi thủy sản 817,4 ha. Xuất khẩu thủy sản vẫn gặp nhiều khó khăn.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt bằng 80% kế hoạch, giảm 12,07% so cùng kỳ. Đến nay, nhu cầu mua sắm, giải trí của người dân tăng, hoạt động thương mại dần khởi sắc
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải thông tin: Trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động đến các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đây là giải pháp quan trọng tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Cà Mau cũng đang tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, phấn đấu giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2020 (gồm cả kế hoạch vốn năm 2019 chuyển sang). Tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 13/5/2020 đạt 1.109,523 tỷ đồng, bằng 30,5% kế hoạch.
Báo cáo tại phiên họp, ông Trương Đăng Khoa, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư cho biết: Từ đầu năm đến ngày 13/5/2020, tỉnh có 165 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký mới 782,8 tỷ đồng. Thu hút 6 dự án đầu tư mới với tổng vốn 3.394,6 tỷ đồng.
Dự báo tổng lượt khách du lịch năm 2020 đạt 1.285.420 lượt, bằng 69% kế hoạch, giảm 24,19% so cùng kỳ. Tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp kết nối vùng để tạo sự đột phá ngành du lịch đến cuối năm 2020
Bên cạnh đó, tính đến cuối tháng 4/2020, toàn tỉnh có 263 doanh nghiệp ngưng, nghỉ kinh doanh và trên 100 doanh nghiệp giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh Covid -19 đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số ngành, lĩnh vực làm giảm thu ngân sách Nhà nước.
Theo nhận định và qua phân tích các điều kiện để vực dậy tiềm năng, lợi thế sau dịch Covid-19, khả năng cuối năm 2020 có thể có 7/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội không đạt, như: xuất khẩu, tổng thu GDP, thu ngân sách, chi ngân sách, tỉ lệ hộ nghèo, lao động và giải quyết việc làm, tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Về tỷ lệ giảm nghèo, đây là một trong những chỉ tiêu tỉnh nhận định có thể sẽ không đạt so với chỉ tiêu, kế hoạch đề ra từ đầu năm. Thống kê của ngành LĐ-TB&XH, cuối năm 2019, toàn tỉnh còn 7.699 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,52% (giảm 1,52% so với năm 2018; nếu không tính số hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội, tỷ lệ hộ nghèo là 2,32%). Năm 2020, năm cuối thực hiện giai đoạn chuẩn nghèo đa chiều, đa phần số hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại khó có khả năng thoát nghèo cùng với lao động mất việc làm, sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, giảm thu nhập,… do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và hạn hán.
Tình trạng hạn hán, sụp lở công trình hạ tầng giao thông ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế và đời sống người dân trong tỉnh
Sau thảo luận, phân tích các giải pháp nhằm vực dậy tiềm lực kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian còn lại của năm 2020, phiên họp đã thống nhất với 10 giải pháp cụ thể như: Phục hồi và đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu các ngành hàng chủ lực của tỉnh; nhân rộng các mô hình sản xuất; chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến và dịch vụ nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi; quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và cải cách hành chính; tạo điều kiện và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bên cạnh đó, các ngành, các địa phương cũng cần tập trung huy động các nguồn lực, quyết liệt công tác thu hút đầu tư, tập trung giải quyết các vướng mắc của các dự án đầu tư, triển khai nhanh các dự án đã có chủ trương đầu tư, nhất là các dự án điện năng lượng tái tạo, dự án quan trọng.
Đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch; mời gọi đầu tư, triển khai xây dựng, nâng cấp, khai thác nhanh các tuyến, tour du lịch thế mạnh, tiềm năng của tỉnh; chú trọng liên kết vùng trong khai thác, phát triển du lịch. Triển khai nhanh các cơ chế, chính sách, các gói hỗ trợ, kích cầu của Trung ương, địa phương để doanh nghiệp, tổ chức, người dân kịp thời tiếp cận, tái cấu trúc hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Song song các giải pháp đã bàn thảo, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch Đầu tư phối hợp với các chủ đầu tư rà soát, tham mưu UBND tỉnh xem xét, trình HĐND tỉnh quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất các cơ quan Trung ương xem xét, quyết định điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 (bao gồm kế hoạch vốn năm 2019 chuyển sang) từ những dự án giải ngân chậm, không có khả năng thực hiện sang dự án có khả năng giải ngân cao hơn, có nhu cầu bổ sung vốn hoặc đề xuất cấp thẩm quyền xem xét, cho tạm ứng ngân sách đối với các dự án có khả năng đẩy nhanh tiến độ nhưng thiếu vốn do phải chờ thực hiện quy trình điều chỉnh kế hoạch vốn./.
Phong Phú
(责任编辑:World Cup)
- ·Tổng cục QLTT: Nhận được gần 1,6 tỷ đồng sau 3 ngày phát động chiến dịch ủng hộ miền Trung
- ·Violations, corruption cause US$7.52 billion damages in H1: Government Inspectorate
- ·Another suspect in Đắk Lắk terrorist attacks put on special wanted list
- ·World Bank approves US$263.9
- ·Hà Tĩnh: Cháy rừng khiến hàng chục ha rừng thông bị thiêu rụi
- ·Proper attention needed to develop Vietnamese culture in major national programme
- ·Foreign Minister highlights results of PM’s official visit to China
- ·President hails RoK Ambassador's contributions to promoting bilateral ties
- ·Cựu Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Phan Văn Vĩnh bị bắt vì lý do gì?
- ·Prime Minister hosts IMF’s Article IV consultation team
- ·Vụ quán Xin Chào: Đề nghị cách chức một cán bộ
- ·Deputy PM attends closing of global financing pact summit, receives US Presidential Envoy
- ·Senior diplomats of Việt Nam, China meet on sidelines of AMM
- ·President hosts outgoing head of EU Delegation to Việt Nam
- ·Vinamilk khánh thành trang trại số 1 thuộc Tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao
- ·Việt Nam’s engineering unit, field hospital leave for UN peacekeeping missions
- ·14th AIPA Advisory Group Meeting opens in Phú Quốc
- ·MoD evaluates UN Peacekeeping operations
- ·Bộ GTVT nói gì về nghi vấn cơ trưởng Vietnam Airlines có hành vi buôn lậu?
- ·Việt Nam, China issue joint press release following PM Chính's visit