【bảng xếp hạng giải bóng đá hà lan】Di sản triệu năm ở Lý Sơn sẽ biến mất?
Hàng loạt dự án được triển khai đã và đang xâm hại,ảntriệunămởLýSơnsẽbiếnmấbảng xếp hạng giải bóng đá hà lan tàn phá các di sản thiên nhiên, di sản địa chất vô cùng quý giá ở đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Đảo Lý Sơn được các nhà khoa học đánh giá rất cao về giá trị địa chất, địa mạo và được xem thuộc hạng quý hiếm trên thế giới. Hiện UBND tỉnh Quảng Ngãi đang gấp rút phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn tất hồ sơ trình UNESCO công nhận Lý Sơn là Công viên địa chất toàn cầu, đồng thời xây dựng hồ sơ trình Chính phủ công nhận quần thể di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh ở Lý Sơn là Di tích quốc gia đặc biệt. Thế nhưng, các nhà nghiên cứu, quản lý về Lý Sơn không khỏi giật mình khi chứng kiến hàng chục dự án đang triển khai và “nhăm nhe” triển khai ở đây đang từng ngày tàn phá di sản địa chất đặc biệt này.
Nhiều cảnh quan địa chất biến mất
Đến Lý Sơn trong những ngày này, nhiều du khách và các nhà khoa học không khỏi chạnh lòng khi có hàng loạt dự án, công trình xây dựng đang được triển khai rầm rộ ở đây. Từ trung tâm huyện đảo cho đến các khu vực bãi biển, rất nhiều công trình xây dựng mọc lên, xâm lấn các di tích, tàn phá rất nhiều cảnh quan thiên nhiên ở Lý Sơn.
Điển hình tại đỉnh núi lửa Thới Lới, dù được các chuyên gia đánh giá đặc biệt hơn cả miệng núi lửa Jeju (Hàn Quốc - nơi thu hút 6 triệu lượt khách du lịch quốc tế mỗi năm) nhưng thời gian qua, có nhiều dự án được triển khai tại đây làm cho đỉnh núi biến dạng, mất đi rất nhiều thảm thực vật, cảnh quan đặc trưng.
Hay việc làm các con đường bê-tông quá lớn xung quanh đảo đã tàn phá nhiều lớp san hô, tầng địa chất quý hiếm quanh đảo. Các thắng cảnh như bãi Kiều Kiều, hang Cò, hang Cau, hòn Mù Cu... bị san lấp, tàn phá nặng. Ngay cả danh thắng cổng Tò Vò cũng đang có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào vì tình trạng xây dựng đường sá, công trình sát bên.
Thắng cảnh Hang Cau - một trong những điểm có tầng địa chất quý hiếm bị xâm lấn khiến hư hại nặng |
TS Nguyễn Hoàng, chuyên gia nghiên cứu địa chất thuộc Viện Khoa học quốc tế Nhật Bản, nhận định Lý Sơn có tầng địa chất vô cùng quý giá, được xem là viện bảo tàng tự nhiên về hoạt động núi lửa hiếm hoi trên thế giới. “Dù có giá trị đặc biệt nhưng những di sản địa chất, di sản thiên nhiên này đang bị nhiều công trình xây dựng trên đảo tàn phá, xâm lấn nặng nề. Đứng về góc độ người làm nghiên cứu, tôi cảm thấy vô cùng xót xa” - TS Hoàng nói.
Ngoài những công trình đồ sộ, việc phát triển du lịch tự phát khi có rất nhiều nhà hàng, lều quán được xây dựng tại các điểm di tích, khu vực có địa chất đặc biệt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan và xâm hại nặng đến các di tích. Hơn nữa, tình trạng cấp phép xây dựng ồ ạt các khách sạn, nhà nghỉ thiếu định hướng và quy hoạch đã làm Lý Sơn đang bị biến dạng nặng nề. Theo thống kê của huyện Lý Sơn, trong năm 2014 chỉ có 1 khách sạn, 11 nhà nghỉ, với 95 phòng nhưng đến năm 2016, Lý Sơn có 4 khách sạn, 31 nhà nghỉ, tổng cộng 440 phòng. Hiện có hàng trăm công trình xây dựng khác cũng đang ồ ạt mọc lên.
Cấp thiết bảo vệ Lý Sơn
TS Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, cho biết thực trạng phát triển “nóng” của Lý Sơn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các di tích, thắng cảnh, di sản địa chất vốn có trên đảo. Rất nhiều nơi các di tích, di sản đã bị mất đi và nhiều di tích, di sản khác đang bị xâm hại nghiêm trọng ở mức báo động.
“Về phía đơn vị quản lý ngành, chúng tôi đã có rất nhiều kiến nghị, văn bản gửi đến cơ quan chức năng phản đối nhưng đâu vẫn vào đấy; di tích, di sản vẫn bị xâm hại nặng nề. Đảo Lý Sơn hiện như đại công trường. Đây là thực trạng đáng buồn” - ông Vũ nói.
Các lớp đá vôi do hoạt động núi lửa hàng triệu năm tạo ra - một trong những di sản địa chất cực kỳ quý hiếm ở Lý Sơn - đang bị tàn phá không thương tiếc do các công trình xây dựng, khai thác cát quanh đảo
Các lớp đá vôi do hoạt động núi lửa hàng triệu năm tạo ra - một trong những di sản địa chất cực kỳ quý hiếm ở Lý Sơn - đang bị tàn phá không thương tiếc do các công trình xây dựng, khai thác cát quanh đảo |
Cũng theo ông Vũ, để bảo vệ những di sản thiên nhiên, di sản văn hóa mà không có nơi nào có được như ở Lý Sơn, vấn đề cấp thiết phải tăng cường sự quản lý nhà nước về đất đai, đầu tư xây dựng trên đảo, kiên quyết không cấp phép các dự án xâm hại di tích, cảnh quan trên đảo. “Hiện nay, quá trình lập hồ sơ để trình UNESCO công nhận Lý Sơn là Công viên địa chất toàn cầu đang được gấp rút xây dựng. Vì vậy, các di sản văn hóa, thắng cảnh, di sản địa chất phải được bảo tồn nguyên trạng, không đánh đổi giá trị văn hóa và môi trường để phát triển kinh tế, có như thế mới phát triển bền vững” - ông Vũ nói.
Trước thực trạng buông lỏng quản lý khiến nhiều di tích, danh lam thắng cảnh, di sản địa chất ở Lý Sơn bị xâm hại, tàn phá, ngày 5-10, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã có văn bản yêu cầu thành lập đoàn thanh tra liên ngành về công tác quản lý đất đai, quản lý xây dựng trên địa bàn huyện Lý Sơn. Văn bản nêu rõ phải yêu cầu dừng thi công, xử lý nghiêm khắc các công trình sử dụng đất không đúng mục đích, xâm lấn các di tích như hang Cò, hang Cau, chùa Đục...
Ông Lê Minh Huấn, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết để hạn chế tình trạng phát triển “nóng” ở Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản yêu cầu tạm ngưng cấp phép các dự án cho đến khi có quy hoạch tổng thể Lý Sơn. Được biết, hiện việc quy hoạch Lý Sơn đang trong quá trình lập đồ án, dự kiến đến cuối năm 2016 sẽ trình UBND tỉnh Quảng Ngãi xem xét thông qua.