【bxh bd c2】Thanh Liêm tháo gỡ khó khăn cho chủ sử dụng tài khoản an sinh xã hội
Qua đó,êmtháogỡkhókhănchochủsửdụngtàikhoảnansinhxãhộbxh bd c2 góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ quyền lợi của người thụ hưởng, đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, quá trình chi trả qua tài khoản thời gian qua đã phát sinh những bất cập. Hiện, các cấp, ngành của huyện đang tập trung tháo gỡ tồn tại nhằm bảo đảm thanh toán kịp thời, an toàn, đúng đối tượng.
Hiện nay, huyện có hơn 8 nghìn đối tượng là: người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo. Đến thời điểm này, toàn huyện đã có trên 98% số người đã mở tài khoản ASXH. Với kết quả này, Thanh Liêm được ghi nhận là địa phương có tỷ lệ người mở tài khoản ASXH cao nhất tỉnh. Theo đó, toàn bộ số tài khoản ASXH trên địa bàn do Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Thanh Liêm phối hợp với UBND các xã, thị trấn phát hành.
Ngoài ra, từ năm 2023, Chi nhánh Agribank Thanh Liêm phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện mở tài khoản phục vụ trả lương cho đối tượng hưu trí và đã thực hiện chi trả cho hơn 1.000 người, chiếm 10% tổng số người hưởng lương hưu của huyện.
Cùng với Chi nhánh Agribank Thanh Liêm, các tổ chức tín dụng khác như: Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển (BIDV) Hà Nam; Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện tăng cường tuyên truyền, vận động người hưởng lương hưu, cán bộ các hội đoàn thể và hộ nghèo, các gia đình chính sách mở tài khoản qua Mobile Banking.
Các ngân hàng đã thực hiện miễn phí mở thẻ, phí duy trì hoạt động và phí rút tiền. Và thực tế, với sự vào cuộc tích cực của các tổ chức tín dụng trong việc đẩy mạnh phát hành thẻ ASXH đã mang lại hiệu quả thiết thực từ các dịch vụ tiện ích ngân hàng.
Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, hiện toàn huyện đã phát hành khoảng 50 nghìn thẻ ATM, trong đó hơn 40 nghìn thẻ của Agribank và trên địa bàn cũng lắp đặt được 5 máy rút tiền tự động (ATM) ở các khu vực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, việc giao dịch của khách hàng trên máy ATM, đặc biệt là các đối tượng: người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo còn hạn chế và khó khăn nhất định.
Nguyên nhân, do nhiều người thụ hưởng chính sách ASXH tuổi đã cao, sức khỏe yếu, không đủ khả năng đi xa rút tiền và khó thực hiện việc cài đặt, sử dụng tài khoản cá nhân trên các thiết bị kết nối internet. Cùng với đó, số lượng máy ATM chưa được các tổ chức tín dụng lắp đặt đầy đủ, nhất là ở khu vực xa trung tâm.
Để tháo gỡ khó khăn này, UBND huyện Thanh Liêm yêu cầu các tổ chức tín dụng, đơn vị liên quan đến việc phát hành và chi trả các chế độ cho đối tượng hưởng chính sách ASXH tăng cường phối hợp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Ông Lương Đức Cường, Giám đốc Chi nhánh Agribank Thanh Liêm cho biết: Qua rà soát lượt giao dịch và đối chiếu với những đối tượng sử dụng thẻ ASXH tại chi nhánh trong 5 tháng đầu năm có 97% số chủ thẻ đến trực tiếp phòng giao dịch để nhận tiền, nên việc chi trả đôi khi không kịp thời, gây bức xúc cho nhân dân.
Vì thế, vừa qua chi nhánh đã làm việc với các đơn vị liên quan của huyện, thống nhất phương án chi trả, kể cả đối tượng hưởng nhiều chế độ thực hiện vào một ngày cố định để ngân hàng tổ chức thanh toán trực tiếp bảo đảm nhanh chóng, kịp thời. Về lâu dài chúng tôi sẽ đề xuất với ngân hàng cấp trên lắp đặt thêm máy ATM tại một số khu vực nhằm đáp ứng yêu cầu giao dịch của khách hàng.
Theo chỉ đạo của UBND huyện, đối với các chủ sử dụng thẻ ASXH, trước mắt các đơn vị liên quan cần tạo mọi điều kiện thuận lợi, có biện pháp chi trả trực tiếp tiền mặt kịp thời, tránh gây bức xúc cho nhân dân.
Song song với việc làm trên các đơn vị cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc thanh toán không sử dụng tiền mặt, nhất là những trường hợp ít sử dụng tài khoản thì số tiền nhận hằng tháng giữ trong thẻ vẫn được hưởng lãi và đây là một hình thức tiết kiệm hiệu quả.
Tập trung tháo gỡ những tồn tại này sẽ giúp chủ sử dụng thẻ ASXH yên tâm và việc chi trả chế độ hằng tháng được thực hiện bảo đảm kịp thời, nhanh chóng.
Tuy nhiên, để tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và chi trả phụ cấp, lương, các chế độ chính sách qua tài khoản, cùng với những biện pháp hỗ trợ tích cực từ phía các tổ chức tín dụng, cần tăng cường sự phối hợp của các ngành, các cấp trong quá trình thực hiện.
TheoPhùng Thống(Báo Hà Nam)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng số hóa trong ngành nông nghiệp
- ·Liên hợp quốc đặt điều kiện để các nước tham dự hội nghị khí hậu
- ·Bất động sản: La liệt dự án 'bất động', chủ đầu tư 'hụt hơi'
- ·Năm Nhâm Thìn: Chọn người xông đất, hướng xuất hành thế nào?
- ·Giá xăng dầu hôm nay 4/9/2023: Lo ngại xăng trong nước tăng mạnh
- ·Bài toán quy hoạch: Từ Manila nhìn về Hà Nội
- ·Khó chịu với nhà thầu, chủ đầu tư phá kho lấy đồ
- ·Toan tính của Kim Jong Un và Putin trong ván bài Thượng đỉnh Nga
- ·Vàng trong nước đứng giá, vàng thế giới tiếp tục giảm
- ·Cấm sử dụng nhà ở làm văn phòng: Bộ Xây dựng “phủ quyết” 3 Bộ luật?
- ·Tích cực phòng cháy, chữa cháy rừng
- ·Chủ quán ở Bình Định tung bánh xèo nóng hổi điệu nghệ như chơi pickleball
- ·Bán máy bay do thám cho Đông Nam Á, Mỹ gia tăng thách thức Trung Quốc
- ·Thêm một ngôi làng “Made in China” theo phong cách châu Âu
- ·Giá vàng trong nước đảo chiều tăng trở lại
- ·Căn hộ 25 m2: Cơ quan quản lý tiền hậu bất nhất?
- ·Hà Nội duyệt hàng loạt quy hoạch
- ·Chung cư 96 Định Công: Bức tử không gian sống?
- ·Chăm lo cho công nhân, lao động trở lại làm việc sau tết
- ·Nỗi buồn sau cuộc di dân lịch sử: Tái định cư đến... nhà dột nát