【du doan kg】Doanh nghiệp rượu bia không muốn đóng góp thành lập Quỹ nâng cao sức khỏe
Lãi lớn vẫn kêu khó khăn
Quỹ nâng cao sức khoẻ là đề xuất của Bộ Y tế tại Điều 19 Dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia. Quỹ này nếu được thành lập sẽ dựa trên cơ sở mô hình Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá đang hoạt động (tức là kết hợp hai quỹ vào nhau- PV). Kinh phí của quỹ đến chủ yếu từ khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu bia, rượu được tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt. Lộ trình tính toán, theo Bộ Y tế gồm 0,5% từ ngày Luật có hiệu lực; 1% từ ngày 1/1/2023; 1,5% từ ngày 1/1/2026; 2% từ ngày 1/1/2030.
Tuy nhiên tại Hội thảo, nhiều DN lên tiếng cho rằng, với điều kiện Việt Nam thay vì ban hành thêm Quỹ là chưa phù hợp. Một số DN khác cũng cho rằng, các DN sản xuất rượu, bia đang gặp rất nhiều khó khăn như giá nguyên liệu tăng, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và đang phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 65%. Chính phủ cũng đã có chủ trương giảm thiểu khó khăn cho DN, trong đó có nội dung về giảm chi phí kinh doanh cho DN. Do đó, việc quy định DN phải đóng góp thêm 1-2% trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt vào quỹ nâng cao sức khỏe nhân dân là không phù hợp với Nghị quyết của Chính phủ và sẽ làm cho DN đã khó càng khó hơn.
Ông Nguyễn Thanh Phúc, Giám đốc đối ngoại Heineken Việt Nam cho rằng sự thành lập Quỹ này sẽ mâu thuẫn với chủ trương tinh giảm biên chế của Chính phủ bởi một Quỹ ra đời cần nhân sự. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng chưa làm rõ vấn đề ngân quỹ sẽ được sử dụng như thế nào, dành cho hoạt động gì. Trong khi đó, nếu hình thành một quỹ, phần đóng góp của DN, thay vì 100% đi vào các chiến dịch vì sức khoẻ người dân, thì phải trích một phần không nhỏ cho chi thường xuyên để vận hành quỹ. DN, vì mất một khoản chi phí cho việc đóng quỹ, cũng sẽ tự hạn chế các chiến dịch đang làm. Như vậy, về tổng thể, theo ông Phúc, việc thành lập Quỹ là không hiệu quả.
Chưa kể theo ông Phúc, Quỹ có thể gây tác dụng ngược bởi việc việc đóng góp bắt buộc với mức cao như đề xuất trong bối cảnh thuế Tiêu thụ đặc biệt cao (65% từ 1/1/2018) sẽ khiến cho giá đồ uống có cồn tăng cao, dẫn đến người dân thay vì lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc, chất lượng sẽ chọn bia, rượu "lậu".
Tuy nhiên, về vấn đề này, đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, các DN rượu bia hiện đang kinh doanh có lãi. Chẳng hạn như Sabeco, lợi nhuận sau thuế năm 2017 là 4.562 tỉ đồng; Habeco lãi 658 tỉ còn Chủ tịch Heniken Châu Á& Thái Bình Dương Frans Eusman cho biết, hãng đang đổ tiền vào Việt Nam- thị trường có khả năng sinh lãi lớn thứ 2 cho họ, chỉ sau Mexico.
Kiến nghị bỏ quy định cấm bán theo giờ
Ngoài nội dung thành lập Quỹ, đại diện EuroCham cho rằng, việc cấm quảng cáo bia, rượu không có tác dụng làm giảm thiểu hành vi lạm dụng đồ uống có cồn tại Việt Nam mà sẽ dẫn tới những thiệt hại đáng kể cho phát triển du lịch, kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Đại diện Công ty Carlsberg Việt Nam cho rằng, việc cấm này cũng khiến người tiêu dùng có xu hương uống nhiều hơn hoặc thiếu trách nhiệm trước giờ cấm. Chưa kể, việc này còn thiếu tính khả thi trong hoạt động giám sát, kiểm tra, đặc biệt vào khung giờ cấm ban đêm.
Còn đại diện EuroCham kiến nghị Bộ Y tế bỏ quy định về khoảng cách bán kính tối thiểu 500 m giữa các điểm kinh doanh rượu bia với nhau bởi đây là đề xuất chưa khoa học, không phù hợp với xu hướng phát triển đô thị với việc thay thế các cửa hàng bán lẻ bằng các trung tâm thương mại, siêu thị và có thể tạo nên một cơ chế độc quyền khi mỗi trung tâm thương mại hay siêu thị chỉ được có một cửa hàng bán lẻ rượu, bia.
Ngoài ra, để giảm tác hại rượu bia, đại diệ EuroCham cho rằng, Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan đến việc tăng cường kiểm soát rượu bia sản xuất thủ công nhằm giảm thiểu các bệnh có liên quan đến lạm dụng rượu, bia, cải thiện sức khỏe cộng đồng và tăng nguồn thu thuế cho DN.
Theo ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, Luật Phòng chống tác hại rượu, bia sẽ kiểm soát chặt chẽ nhu cầu sử dụng rượu, bia, đưa ra các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; kiểm soát việc cung cấp rượu, bia; giảm tác hại; bảo đảm nguồn lực cho phòng chống tác hại rượu, bia để nâng cao sức khỏe cộng đồng. Dự thảo này đã được họp lấy ý kiến rất nhiều lần và dự kiến sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp tới diễn ra vào tháng 10/2018.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chia tay vì người thứ 3 giàu có
- ·Phát hiện, xử lý nhiều vụ việc gian lận thương mại
- ·Ngân hàng SHB Long An và Bưu điện Long An hợp tác nâng cao chất lượng chi trả an sinh xã hội
- ·Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu công nghiệp
- ·Cha bần hàn con khó lòng được cứu
- ·Gỡ khó cho doanh nghiệp
- ·Điểm sáng bảo vệ môi trường ở khu dân cư
- ·Nệm cao su non nằm có đau lưng không? Mua nệm cao su giá tốt tại Vua Nệm
- ·Đoàn cán bộ tỉnh Long An thăm, chúc tết cán bộ và nhân dân xã Thừa Đức
- ·Giá xăng dầu hôm nay 05/7/2024: Giữ mức cao nhất kể từ tháng 4
- ·Vì là bạn thân nên “cắn răng” chịu chung đụng…
- ·Bồi thường, tái định cư dự án Đường tỉnh 830E ra sao?
- ·Giá xăng dầu hôm nay 09/10: Giảm mạnh nhờ xung đột tại Trung Đông hạ nhiệt
- ·4 khách sạn, resort ở Đà Lạt thường xuyên ‘cháy phòng’ trên Traveloka
- ·Điều kiện để nhập hộ khẩu Hà Nội
- ·Giá xăng dầu hôm nay 6/7/2024: Giảm nhẹ phiên cuối tuần
- ·Đông đảo người dân tham quan, mua sắm tại Hội chợ thương mại 'Tự hào hàng Việt Nam'
- ·Hình thành thói quen bảo vệ môi trường
- ·Sớm đưa kim ngạch thương mại Việt Nam
- ·5 dịch vụ mâm cúng Long An giá rẻ chất lượng