【keo truc tuyen tren m88】Nguy cơ Indonesia thành “điểm đen” dịch Covid
Giới quan sát nhận định,ơIndonesiathnhđiểmđendịkeo truc tuyen tren m88 Indonesia đang đứng trước nguy cơ trở thành “điểm đen” dịch Covid-19 ở Đông Nam Á với các cas nhiễm bệnh tăng nhanh.
Nhân viên Hội Chữ thập đỏ phun thuốc khử trùng tại trường học ở Jakarta, Indonesia, nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Ảnh: THX
Sau khi Lào, quốc gia cuối cùng ở Đông Nam Á xác nhận 2 cas dương tính với Covid-19 vào ngày 24-3 thì hầu hết các quốc gia trong Cộng đồng ASEAN đã bị dịch bệnh này tấn công. Trong đó, Indonesia đang có số cas nhiễm Covid-19 tăng nhanh và có nhiều nguy cơ trở thành “điểm đen” của dịch.
Theo số liệu công bố chính thức, hiện Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 686 trường hợp nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 tại 22/34 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong số này có ít nhất 55 người thiệt mạng, quốc gia này đang đứng đầu khu vực Đông Nam Á về tỷ lệ tử vong (hơn 8,4%). Đáng quan ngại là đến nay đã có gần 30 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh, trong đó có 6 bác sĩ tử vong.
Giới quan sát có 2 nhận định trái chiều về dịch Covid-19 ở Indonesia. Nhiều chuyên gia cho rằng đây chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” và có vẻ như điều tệ hại nhất đối với quốc gia đông dân thứ tư thế giới này sẽ dần lộ diện trong những tuần tới. Một số ý kiến khác lại cho rằng, con số người mắc bệnh Covid-19 nói trên có khả năng thấp hơn nhiều so với thực tế do quy mô xét nghiệm hạn chế. Điều này đồng nghĩa với kết quả xét nghiệm tại đây chưa đủ lòng tin về tính khoa học nên dẫn đến số liệu thiếu chính xác.
Nguyên nhân chính dẫn đến dịch Covid-19 lây lan nhanh với tỷ lệ tử vong cao là do quốc gia này phản ứng chậm chạp, tâm lý chủ quan của chính quyền và người dân, cộng với hệ thống y tế yếu kém có thể sẽ khiến quốc gia đông dân thứ tư thế giới này phải trả giá bằng hàng nghìn sinh mạng.
Cụ thể, đến thời điểm này Indonesia mới chỉ tiến hành hơn 2.000 xét nghiệm Covid-19, tương đương với khoảng 7 xét nghiệm trên 1 triệu dân. Con số này chỉ xấp xỉ Campuchia - quốc gia có quy mô dân số bằng 1/16 của Indonesia. Nếu so với Hàn Quốc thì mức xét nghiệm hơn 5.000 trên 1 triệu dân và ở Italia cũng hơn 2.000 trên 1 triệu dân.
Hiện số lượng cơ sở xét nghiệm tại quốc gia này mới được mở rộng từ 1 lên 12 cơ sở cách đây vài ngày. Việc thiếu xét nghiệm trên quy mô lớn, cũng như các biện pháp theo dõi và kiểm dịch làm gia tăng nguy cơ dịch bệnh lây lan rộng.
Trong một động thái liên quan, mới đây người phát ngôn của Chính phủ Indonesia về vấn đề Covid-19, ông Achmad Yurianto cho biết, ước tính có khoảng 600.000-700.000 người dân nước này có nguy cơ bị mắc bệnh. Trong khi đó, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Indonesia Jusuf Kalla thừa nhận rằng, số cas mắc bệnh tại nước này có thể cao hơn nhiều so với các số liệu báo cáo do số lượng xét nghiệm thấp. Cựu Phó Tổng thống Kalla cũng tin rằng, số liệu thực sẽ được tiết lộ khi các phòng thí nghiệm tăng cường các xét nghiệm và công bố kết quả.
Dư luận cho rằng, Indonesia đã bỏ lỡ mất “thời gian vàng” để ngăn chặn dịch bệnh, trong khi các nỗ lực cho đến nay vẫn chưa đủ mạnh và hiệu quả. Bởi lẽ, trước khi công bố hai trường hợp đầu tiên mắc Covid-19 hôm 2-3, chính quyền và đông đảo người dân Indonesia vẫn nghĩ rằng Covid-19 là chuyện “nhà người ta” với lập luận rằng, cũng giống như hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) vào năm 2003, chủng mới của vi-rút corona SARS-CoV-2 gây dịch bệnh Covid-19 “không có đất sống” ở xứ nóng này.
Do vậy, trong khi nhiều quốc gia trong khu vực “đảo điên” vì Covid-19, truyền thông nước này còn tự hào khoe những đơn hàng xuất khẩu khẩu trang và trang thiết bị y tế. Đáng nói là ngay cả Phó Tổng thống Ma’ruf Amin và Bộ trưởng Y tế Agus Terawan từng khẳng định rằng cầu nguyện đã giúp Indonesia có thêm sức mạnh để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập và lây lan.
Còn Giám đốc Cơ quan Quản lý thảm họa quốc gia Doni Monardo - người được giao “cầm trịch” chiến dịch chống Covid-19 của Indonesia - thì cho rằng người dân nước này có khả năng miễn dịch với SARS-CoV-2 nhờ thói quen uống thảo dược hàng ngày. Tổng thống Joko Widodo cũng tạo “cơn sốt” thị trường khi tiết lộ thường xuyên dùng gừng đỏ để phòng ngừa Covid-19.
Từ những động thái chủ quan trên nên quốc gia này thiếu các giải pháp chủ động ngăn ngừa dịch. Nhiều người có các triệu chứng mắc Covid-19 song không được cách ly, xét nghiệm và điều trị… Từ đó làm cho dịch bệnh ngày càng tăng nhanh khó kiểm soát. Đáng quan tâm là mặc dù số cas mắc Covid-19 của Indonesia được công bố thấp hơn Malaysia và Thái Lan nhưng tỷ lệ tử vong hơn 8,4%. Do vậy, nhiều khả năng, Indonesia sẽ trở thành “điểm đen” dịch Covid-19 ở Đông Nam Á.
HN tổng hợp
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Blog chuoinon.com
- ·Huawei Mate 70 ra mắt, chỉ dành cho thị trường Trung Quốc
- ·Nhà thờ lắp đặt phòng xưng tội AI
- ·Thủ đoạn tinh vi của tổ chức lừa đảo quốc tế tại Tam giác Vàng
- ·Đồng phục Vanda
- ·Macbook chạy chip Intel 'chạm đáy' với mức giá chỉ vài triệu đồng
- ·Thực hư điện thoại Vertu được rao bán 5 triệu đồng?
- ·Loạt thiết bị giá rẻ của 'nhà Táo' tích hợp tính năng Apple Intelligence
- ·Khu vực FDI xuất siêu gần 14,1 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm
- ·Hơn một nửa Gen Z nghe lời AI thay vì sếp
- ·Bế mạc Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
- ·Lộ thêm video, ảnh chi tiết Samsung Galaxy S25 Ultra
- ·Hải Phòng chi 400 tỷ đồng chuyển đổi mô hình chính quyền số
- ·Macbook chạy chip Intel 'chạm đáy' với mức giá chỉ vài triệu đồng
- ·Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển dụng nhân sự cùng Haiphongjob.vn
- ·Ông Hoàng Nam Tiến: Con người có thể mất việc nếu không hiểu về AI
- ·Trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng của các kênh bán lẻ trực tuyến
- ·24 thanh thiếu niên cầm hung khí đánh người, gây náo loạn phố xá ở Quảng Bình
- ·Thúc đẩy giảm nghèo đa chiều nhanh và bền vững ở Việt Nam
- ·Công cụ vẽ tranh trực tuyến thú vị và miễn phí