【kết quả y】Sửa đổi nội quy kỳ họp Quốc hội: Khắc phục tình trạng phát biểu trùng lắp, lãng phí thời gian
Cương quyết khắc phục tình trạng gửi tài liệu chậm
Tại hội nghị,ửađổinộiquykỳhọpQuốchộiKhắcphụctìnhtrạngphátbiểutrùnglắplãngphíthờkết quả y các đại biểu cơ bản thống nhất với sự cần thiết và các nội dung sửa đổi nội quy kỳ họp và đánh giá 32 vấn đề mới trong dự thảo nội quy kỳ họp được chuẩn bị công phu, bảo đảm hợp hiến, hợp pháp và góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả kỳ họp Quốc hội và hoạt động Quốc hội nói chung. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện nội dung dự thảo.
Quan tâm đến vấn đề chuẩn bị tài liệu, báo cáo đúng thời hạn, đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam) khẳng định, việc gửi tài liệu tới đại biểu Quốc hội đúng thời hạn là điều hết sức quan trọng, được quy định chặt chẽ tại Luật Tổ chức Quốc hội. Theo đó, dự thảo, dự án luật, nghị quyết phải gửi tới đại biểu Quốc hội trước 20 ngày và các tài liệu khác chậm nhất là 10 ngày.
Tuy nhiên, tại các kỳ họp vừa vượt qua, nhiều dự thảo luật, dự án, nghị quyết bị chậm trễ, ảnh hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu và làm ảnh hưởng đến chất lượng, nội dung tham gia góp ý của đại biểu Quốc hội. Đây cũng là một hạn chế, tồn tại nhiều năm qua và chưa có giải pháp khắc phục triệt để.
Đại biểu Dương Văn Phước |
Theo đại biểu Dương Văn Phước, chưa cần nói đến việc đổi mới công tác xây dựng pháp luật, việc tổ chức thực thi nghiêm các quy định của pháp luật hiện hành đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả và đảm bảo tính khả thi của dự án luật được Quốc hội thông qua. Vì vậy, đại biểu đề nghị ban soạn thảo bổ sung trực tiếp vào Điều 7 các chế tài chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn theo hướng “không trình Quốc hội xem xét đối với dự thảo, dự án không đảm bảo thời hạn gửi theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật Tổ chức Quốc hội” và đề nghị bổ sung quy định xem xét trách nhiệm đối với cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc chậm trễ nợ đọng dự thảo, dự án luật. Có như vậy, mới tránh được tình trạng nợ chậm dự án luật và mới đảm bảo thực thi nghiêm quy trình xây dựng pháp luật, đại biểu nêu rõ.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cũng cho rằng, dự thảo ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) lần này cần cương quyết khắc phục tình trạng chậm gửi tài liệu bằng những quy định về các chế tài cụ thể. Theo đại biểu, việc gửi chậm tài liệu đã trở thành vấn đề tồn tại ở mỗi kỳ họp, dù lâu nay vẫn cho rằng tài liệu chậm thường do Chính phủ gửi chậm, tuy nhiên cũng có trường hợp việc chậm này là do cả ở cơ quan thẩm tra. Do vậy, các cơ quan cần rút kinh nghiệm để làm tốt hơn.
Quy định cụ thể việc đại biểu tổ chức họp báo, thông tin báo chí
Góp ý về việc đại biểu thông tin tới báo chí các nội dung trong kỳ họp, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) cho biết, trong các kỳ họp, đại biểu Quốc hội có quyền tổ chức họp báo, thông tin báo chí về những nội dung cử tri quan tâm. Đây là một kênh truyền thông rất tốt, góp phần giải đáp nhiều vấn đề dư luận, cử tri cả nước quan tâm, đáp ứng yêu cầu của nhân dân một cách nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên, trong dự thảo nghị quyết chưa có quy định chặt chẽ về vấn đề này. Đại biểu đề nghị cần bổ sung vào nội quy quy định về vấn đề này, nêu rõ khi đại biểu cần tổ chức họp báo hoặc thông tin báo chí thì đăng ký thế nào.
Đại biểu Tạ Văn Hạ |
Mời Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố dự các phiên chất vấnVề thời gian tranh luận tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị không quá 3 phút để nói rõ vấn đề, nói quá ngắn sẽ không nói hết vấn đề, bởi những vấn đề tranh luận thường phức tạp, gay cấn. Đồng tình với quy định tại Điều 5 về khách được mời tham dự Kỳ họp Quốc hội, tuy nhiên đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc mời thêm Chủ tịch UBND các tỉnh, thành dự các phiên chất vấn. Nếu làm được điều này chất lượng phiên chất vấn sẽ tốt hơn. |
Về quyền phát biểu của các đại biểu Quốc hội tại các phiên họp, đại biểu Tạ Văn Hạ cho biết, một vấn đề nổi lên là các ý kiến phát biểu trùng lắp nhau, gây nhàm chán, làm giảm chất lượng thảo luận. Trong khi đó, còn có nhiều ý kiến quan trọng, đáng quan tâm khác thì không đủ thời gian để phát biểu. Theo đại biểu, để giải quyết vấn đề này cần đến tinh thần trách nhiệm của các đại biểu, cũng như cách thức điều hành linh hoạt, hợp lý của chủ tọa phiên họp.
Ngoài ra, đại biểu cho rằng, dự thảo nghị quyết cần nghiên cứu thêm để quy định rõ về các tình huống bất khả kháng diễn ra tại kỳ họp như cháy nổ, dịch bệnh… để có sự ứng phó kịp thời và chủ động.
Đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) cũng cho rằng, trong các phiên thảo luận, có những ý kiến trùng lắp giữa các đại biểu, làm lãng phí thời gian, giảm chất lượng thảo luận. Do vậy, các đại biểu cần có ý thức cao, có tinh thần tự giác, trách nhiệm để lược bỏ các nội dung trùng lắp khi phát biểu. Đồng thời, để khắc phục tình trạng này, cũng cần phát huy vai trò quan trọng của người điều hành phiên họp.
Về trách nhiệm chủ tọa - người được phân công điều hành kỳ họp, tại khoản 2 điểm b dự thảo quy định: “mời từng đại biểu Quốc hội phát biểu theo thứ tự đăng ký”. Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội), điều này là đúng quy định, tuy nhiên đề nghị cần đảm bảo số đại biểu được phát biểu tại đoàn đại biểu Quốc hội, ví dụ tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, bởi mỗi đại biểu Quốc hội phát biểu là độc lập, không có đại biểu nào thay mặt đại biểu khác trong đoàn phát biểu. Đại biểu Quốc hội chỉ đại diện cho cử tri phát biểu, trong khi đó số lượng cử tri ở TP. Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh là 9 - 10 triệu dân, khác với những tỉnh, thành có số cử tri ít hơn.
Vì vậy, đại biểu Nguyễn Anh Trí mong muốn ban soạn thảo cân nhắc kiến nghị có thể cho Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có 5 đại biểu phát biểu.
Tạo điều kiện để cử tri tham gia dự thính các phiên họp Quốc hộiĐại biểu Nguyễn Thị Sửu (đoàn Thừa Thiên Huế) đề nghị tạo điều kiện để cử tri, nhân dân đăng ký dự thính phiên họp Quốc hội. Khoản 5 Điều 5 của dự thảo nghị quyết quy định: “Công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức việc công dân dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội”. Đại biểu cho rằng, quy định này là cần thiết, thể hiện tính công khai, minh bạch trong hoạt động của Quốc hội, đưa Quốc hội đến gần dân, cử tri cả nước hơn. Đại biểu đề nghị bổ sung quy định giao Tổng Thư ký Quốc hội hướng dẫn quy trình, thủ tục, đồng thời công khai rộng rãi để cử tri nhân dân nắm bắt, đăng ký tham dự theo quy định. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Điểm số công khai minh bạch ngân sách năm 2021 của Việt Nam tăng 9 bậc
- ·Viettel tập trung tăng cường lưu lượng 3G chống nghẽn dịp Tết
- ·Lễ hội: Quản lý ai
- ·Đại sứ Phạm Sanh Châu hoan nghênh hành động của MC Phan Anh
- ·ASSA: Vì sự phát triển ổn định và thịnh vượng của khu vực ASEAN
- ·Big C triển khai 2 chương trình khuyến mãi mừng Tân Niên
- ·Bạn gái mới của Công Lý thân thiết với MC Thảo Vân
- ·Mẹo làm bánh trôi, bánh chay Tết hàn thực đẹp mắt
- ·Đoàn Doanh nhân trẻ Long An dự Đại hội Hội Doanh nhân trẻ Đồng Tháp
- ·Triển vọng từ công nghệ chế tạo vật liệu composite
- ·Giá vàng trong nước và thế giới cùng giảm
- ·Giá dầu châu Á giảm nhẹ đầu phiên sáng 27/7
- ·Bắt đầu triển khai số hóa truyền hình trên toàn quốc
- ·Pháp lùi thời điểm công bố kế hoạch phục hồi kinh tế 100 tỷ euro
- ·Dấu ấn 5 năm điều hành của Chính phủ: Chọn đúng điểm đột phá
- ·Hỗ trợ Ninh Thuận 772 tấn gạo cứu đói do hạn hán
- ·Bắc Bộ, Tây Nguyên có mưa to, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- ·Chuẩn bị khởi công 7 dự án giảm ùn tắc cửa ngõ TP. Hồ Chí Minh
- ·Bộ Y tế triển khai chương trình thí điểm cho các F0 dùng thuốc Molnupiravir điều trị tại nhà
- ·EU phạt Romania, Ireland vì không thực hiện quy định chống rửa tiền