会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd psv】Kiện toàn từ hạ tầng đến ý thức người dân!

【kqbd psv】Kiện toàn từ hạ tầng đến ý thức người dân

时间:2024-12-23 23:53:01 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:462次

Báo Cà Mau(CMO) Những ngày qua, triều cường lại tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao, gây ra tình trạng ngập cục bộ ở vùng trũng thấp ven sông và trên một số tuyến đường. Tuy nhiên, nhờ có sự cảnh báo sớm và chủ động nên mức độ thiệt hại không đáng kể.

Đỉnh triều tại một số khu vực đo được ở mức 2,3 m và duy trì trong nhiều ngày. Triều cường đã gây ra ngập cục bộ tại một số tuyến đường cũng như tràn vào một số khu vực nuôi thuỷ sản của người dân. Tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng theo ghi nhận thì mức độ thiệt hại không đáng kể.

Ông Trần Quốc Toàn, Khóm 5, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, cho biết, tuy mực nước có tràn vào vuông tôm nhưng gia đình đã kịp thời gia cố và không có thiệt hại. “Ðây là công việc gần như thường xuyên trong nhiều năm qua nên không có gì bất ngờ. Bà con nơi đây năm nào cũng vậy, cứ bước qua tháng 10 âm lịch là có sự đề phòng”, anh Toàn bộc bạch.

Câu chuyện triều cường dâng cao đã quá quen thuộc với người dân trên địa bàn tỉnh, nhất là khu vực ven biển. Tuy nhiên, ông Tô Quốc Nam, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cảnh báo, triều cường cũng đang có những diễn biến bất thường theo xu thế năm sau cao hơn năm trước. Do đó, các địa phương và người dân không được chủ quan mà phải chủ động ứng phó sớm nhất có thể. “Hiện nay, sở đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trong việc vận hành hệ thống cống tuỳ theo từng điều kiện thời tiết để vừa đảm bảo chống ngập, vừa phục vụ tốt cho sản xuất của người dân”, ông Nam thông tin.

Ðường Ðề Thám, Phường 2, TP Cà Mau, thường xuyên bị ngập khi triều cường hoặc mưa lớn.

Ðể chủ động ứng phó với đợt triều cường được dự báo tiếp tục tăng cao từ nay đến cuối năm, Chủ tịch UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo. Theo đó, yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, TP Cà Mau theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo về triều cường, kịp thời thông báo cho người dân biết để chủ động ứng phó; tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến cáo các biện pháp phòng tránh ngập gây thiệt hại tài sản, tài liệu của cơ quan, đơn vị, người dân; vận động người dân tích cực khơi thông cống, rãnh thoát nước, thu gom rác thải, vệ sinh môi trường ngay sau khi triều cường rút.

Ðặc biệt, Sở NN&PTNT (Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, chỉ đạo xử lý, gia cố các vị trí sạt lở, có nguy cơ sạt lở đất, các đoạn đê, lộ thấp để phòng tránh thiệt hại; tăng cường hướng dẫn người dân gia cố bờ bao, chống tràn, tránh thất thoát thuỷ sản nuôi, hoa màu, bảo vệ sản xuất...

Nhờ sự chủ động sớm nên mức độ thiệt hại về tài sản trong đợt triều cường vừa qua không đáng kể. Tuy nhiên, có một thiệt hại rất dễ nhận thấy, đến nay vẫn chưa thể thống kê là tình trạng nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Cà Mau bị ngập cục bộ trong nhiều ngày. Tiêu biểu có thể kể đến như một đoạn của đường Phan Ngọc Hiển, đường Ðề Thám và một số tuyến đường khác. Ðường nhựa mà bị ngập trong nước thì thiệt hại là điều không thể tránh khỏi.

Ðể xử lý các tuyến đường bị ngập, hư hỏng, mới đây Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã ban hành công văn yêu cầu Sở Giao thông vận tải tiếp tục phối hợp với UBND các huyện, TP Cà Mau và các đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát, thống kê, kịp thời khắc phục các tuyến đường bị ngập, sạt lở, sụt lún, hư hỏng mới phát sinh, đảm bảo an toàn trong lưu thông. Ðồng thời, Giám đốc Sở Xây dựng khẩn trương chỉ đạo biên soạn, ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện các tiêu chí đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng công trình, nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Ðặc điểm địa hình Cà Mau có nhiều sông rạch, lại thấp, bằng phẳng, cao độ trung bình từ 0,5-1,5 m so với mực nước biển. Hệ thống đê bao chưa được đầu tư hoàn chỉnh, hiện tại toàn tỉnh có 93 tuyến đê bao, bờ bao được xây dựng với tổng chiều dài 714,5 km; trong đó, đủ khả năng chống tràn triệt để chỉ khoảng 373 km, còn lại là chống tràn thời vụ (trong khi triều cường luôn có chiều hướng tăng cao). Mực nước lịch sử theo ghi nhận thực tế tại các trạm đo Sông Ðốc đã từng xuất hiện đến mức 1,25 m, tức vượt báo động III là 0,30 m; trạm Cà Mau ghi nhận 1,13 m, vượt báo động III  là 0,28 m và trạm Năm Căn ghi nhận 1,80 m, vượt báo động III là 0,20 m. Tình trạng ngập lụt trên địa bàn tỉnh xác định có khả năng cao nhất ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Do giáp biển Ðông và biển Tây, nên tình hình nước biển dâng do ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới và gió mạnh trên biển diễn ra không thường xuyên. Thực tế, nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều đợt ngập lụt kéo dài do ảnh hưởng của hoàn lưu các cơn bão gây mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao làm thiệt hại hàng ngàn héc-ta lúa, hoa màu, diện tích nuôi thuỷ sản. Trong khu vực đô thị, đường giao thông bị ngập sâu thời gian dài dẫn đến hư hỏng, nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. Do đó, để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại của thiên tai, bên cạnh kiện toàn hệ thống công trình thì việc nâng cao ý thức, giải pháp ứng phó với từng loại hình thiên tai là vô cùng quan trọng./.

 

Nguyễn Phú

 

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Mua thịt gà, phủ tạng không rõ nguồn gốc về sơ chế đóng gói bán kiếm lời
  • Rafael Nadal cán mốc 300 trân thắng ở Grand Slam
  • Học sinh trải nghiệm tranh dân gian làng Sình
  • Phái sinh: Liệu có xuất hiện xu thế điều chỉnh ngắn hạn?
  • Đôi nam nữ người Việt sang Mỹ du lịch bị đâm chết tại khách sạn
  • Thế hệ cầu thủ tài năng của CLB Viettel dưới thời Park Hang Seo
  • Hải quan Hà Nội: Sẵn sàng công việc khi Nhà ga T2 vận hành
  • Lân quê sánh cùng lân hội
推荐内容
  • Xúc động câu chuyện nữ bác sĩ BV Bạch Mai dũng cảm đấu tranh với bệnh hiểm nghèo
  • Đổi sách lấy gốm
  • FMC bị nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường
  • Tổng công ty CP Dệt may Nam Định chào sàn UPCoM
  • Ba nhà mạng lớn bị phạt hơn 300 triệu đồng vì vi phạm quản lý thuê bao di động trả trước
  • Sử dụng máy soi container ở Hải quan Hải Phòng: Bài toán “mở đường”