会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【brazil vs tây ban nha】Tài chính xanh đóng góp quan trọng vào phát triển bền vững!

【brazil vs tây ban nha】Tài chính xanh đóng góp quan trọng vào phát triển bền vững

时间:2024-12-24 00:39:42 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:361次
Tài chính xanh đóng góp quan trọng vào phát triển bền vững
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Văn Chung

Huy động nhiều nguồn lực phát triển thị trường tài chính xanh

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam ngày càng quan tâm đến vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu, với cam kết mạnh mẽ trước cộng đồng quốc tế về nền kinh tế "zero" khí thải nhà kính vào năm 2050 tại COP26, cho nên Nhà nước đã xác định phát triển tài chính xanh ở Việt Nam là hướng đi đúng đắn để huy động vốn cho nền kinh tế xanh.

Hệ thống pháp luật về tài chính xanh tại Việt Nam đã được quan tâm và xây dựng sau khi Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh được ban hành năm 2014. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng một số nghị định, thông tư khuyến khích phát triển tài chính xanh, để tài chính xanh thật sự là kênh dẫn vốn và điều tiết nguồn lực cho phát triển xanh, phát triển bền vững. Chính sách huy động cả từ khu vực tài chính công, các định chế tài chính lớn cũng như từ khu vực tư, các tổ chức tài chính vi mô.

Sẽ có danh mục phân loại xanh để sử dụng vốn

Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục phân loại xanh theo nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, làm căn cứ để các chủ thể phát hành lựa chọn dự án xanh để sử dụng vốn từ trái phiếu xanh.

Tuy nhiên, việc phát triển tài chính xanh là cả một quá trình dài, bởi nhận thức của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp về tài chính xanh còn khá hạn chế. Chính sách, luật pháp nhằm thực sự khuyến khích, ưu đãi phát triển tài chính xanh, các sản phẩm tài chính xanh cũng đang dần hoàn thiện. Tại một cuộc hội thảo gần đây,

TS. Trần Văn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội khóa XIII, đã nhận định việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về tài chính xanh, xác định những cơ hội và thách thức về tài chính xanh là rất cần thiết để dẫn chuyển từ nhận thức thành tự giác ưu tiên sử dụng các sản phẩm, công nghệ xanh.

Trên thực tế, việc chuyển đổi xanh và giảm phát thải nhằm thực hiện cam kết Net Zero là một chặng đường dài với nhiều khó khăn, thách thức đối với Việt Nam. Từng phát biểu về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã khẳng định, bên cạnh nguồn lực công, những năm gần đây, Việt Nam đã huy động được nguồn lực từ khu vực tư nhân và các tổ chức quốc tế, thông qua việc hình thành và phát triển thị trường tài chính xanh.

Theo thống kê, từ năm 2019-2023, Việt Nam đã phát hành trái phiếu xanh được 1,157 tỷ USD. Đến nay, thị trường tài chính xanh tại Việt Nam đã định hình nền tảng và phát triển với 3 cấu phần, gồm: thị trường tín dụng xanh; thị trường cổ phiếu xanh và trái phiếu xanh. Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện khung khổ pháp lý về trái phiếu xanh. Trên thị trường có các sản phẩm trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương phục vụ cho các dự án/công trình “xanh” như: thủy lợi, bảo vệ môi trường, điện gió, năng lượng mặt trời.

Để khuyến khích thị trường trái phiếu xanh phát triển, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư hướng dẫn chủ thể phát hành và nhà đầu tư trái phiếu xanh được hưởng ưu đãi giảm 50% mức giá dịch vụ của trái phiếu xanh trên thị trường chứng khoán…

Phát triển thị trường carbon là ưu tiên

Với khung pháp lý về tài chính xanh được ban hành cách đây gần 10 năm, các bộ, ngành đã từng bước xây dựng và hoàn thiện quy định về nhiều loại công cụ như trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh, tín dụng xanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động nguồn vốn xanh trong nước và quốc tế.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến cuối năm 2022, dư nợ tín dụng đối với các dự án xanh đạt gần 500.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 4,2% tổng dư nợ nền kinh tế). Các tổ chức tín dụng cho vay các dự án xanh như nông nghiệp xanh, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và vệ sinh môi trường.

Về trái phiếu xanh, cuối năm 2015, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã xây dựng Đề án phát triển thị trường trái phiếu xanh. Năm 2016, Bộ Tài chính đã phê duyệt Đề án phát hành thí điểm trái phiếu xanh của chính quyền địa phương. Phần lớn các trái phiếu xanh được phát hành bởi Chính phủ và chính quyền địa phương.

Cụ thể, đến năm 2018, TP. Hồ Chí Minh đã phát hành khoảng 3.000 tỷ đồng trái phiếu xanh cho 34 dự án xanh thuộc các lĩnh vực quản lý nguồn nước bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và các công trình cơ sở hạ tầng bền vững…

Mặc dù vậy, việc phát triển tài chính xanh vẫn còn những tồn tại, hạn chế, cần bứt phá trong thời gian tới. Thực tế cho thấy, động lực tăng trưởng của thị trường tài chính xanh tại Việt Nam giai đoạn 2015 đến nay chủ yếu đến từ định hướng chính sách của các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà chưa xuất phát từ thị trường.

Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc nghiên cứu các giải pháp để huy động nguồn lực tư nhân và các tổ chức quốc tế cho phát triển thị trường tài chính xanh. Trong đó, phát triển thị trường tài chính xanh và thị trường carbon là ưu tiên. Theo đó, chính sách chú trọng phát triển các công cụ tài chính xanh, tài chính bền vững; khuyến khích các địa phương và doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh; thu hút nhà đầu tư tổ chức và cá nhân đầu tư vào các công cụ tài chính xanh.

Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt phát triển tài chính xanh

Để phát triển tài chính xanh, tại một cuộc hội thảo gần đây, một số chuyên gia kinh tế kiến nghị, Nhà nước cần đóng vai trò dẫn dắt thực hiện phát triển tài chính xanh. Đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh, tín dụng xanh và các sản phẩm tài chính xanh.

Đồng thời, ưu tiên đầu tư và chi tiêu của Chính phủ trong những lĩnh vực xanh và ban hành chính sách phù hợp nhằm thu hút các nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư vào kinh tế xanh như ưu đãi về thuế, phí…

Việc xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn chứng khoán xanh, tín dụng xanh thống nhất áp dụng trên toàn thị trường là hết sức cần thiết. Do đó, cần tăng cường hoạt động của các tổ chức định giá, xếp hạng tín nhiệm xanh, công khai và minh bạch các chỉ số xếp hạng xanh; tập trung phát triển tổ chức tư vấn trong nước cung cấp dịch vụ đánh giá độc lập đối với các dự án xanh sử dụng nguồn thu từ cổ phiếu xanh hay trái phiếu xanh.

Thời gian tới, tăng trưởng xanh là xu hướng, do đó các doanh nghiệp cần có chiến lược trong việc xanh hóa hoạt động kinh doanh, đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ xanh và tăng cường trách nhiệm xã hội. Điều này vừa tạo ra thế mạnh trong cạnh tranh của doanh nghiệp, vừa hướng tới mục tiêu chung của xã hội là phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.

Có ý kiến cho rằng, để thúc đẩy cung và cầu thị trường đối với tài chính xanh, trước mắt, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, đào tạo, phổ biến kiến thức về chủ trương, chính sách, trách nhiệm môi trường, xã hội của doanh nghiệp, giới thiệu các sản phẩm tài chính xanh tới công chúng đầu tư... Đồng thời, cần minh bạch thông tin liên quan tới hoạt động đầu tư xanh, các sản phẩm tài chính xanh cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu đối với tài chính xanh.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Xẩy ra cháy lớn ở quán Karaoke King Dom Club Hà Tĩnh
  • Cảnh giác với những kẻ giả danh nhân viên y tế bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Bộ Công an đề xuất một số quy định mới về đăng ký xe
  • Khán giả phản ứng khi Ezra Miller xuất hiện trong bom tấn 'The Flash' 
  • Hai cô gái tử vong trên cầu ở Hưng Yên: Một người bạn không liên lạc được thời điểm xảy ra sự việc
  • Lão bà Helen Mirren U80 đá bay Shazam trong nháy mắt
  • Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán hiệp định thương mại tự do với 17 quốc gia
  • Ngành Tài chính tập trung phổ biến, tuyên truyền pháp luật để phòng, chống tham nhũng
推荐内容
  • Vụ cô giáo lùi xe khiến học sinh tử vong: Người cho mượn xe bị xử lý thế nào?
  • Cảnh báo 6 chiêu lừa đảo qua giao dịch ngân hàng
  • Lạng Sơn: Chặn đứng 12.000 chân gà nhập lậu
  • Nhiều tiềm năng phát triển kinh tế thương mại với Nga và Đức
  • Tra cứu điểm thi THPT quốc gia tỉnh Hải Dương năm 2018 nhanh và chính xác nhất
  • Lạng Sơn: Chặn đứng 12.000 chân gà nhập lậu