【lich thi dau hang nhat anh】Hội nghị của Bộ Chính trị về phát triển vùng đồng bằng sông Hồng
Hội nghị của Bộ Chính trị về phát triển vùng đồng bằng sông Hồng
Sáng 29/11,ộinghịcủaBộChínhtrịvềpháttriểnvùngđồngbằngsôngHồlich thi dau hang nhat anh Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đồng chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các đồng Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ ngành Trung ương, địa phương, cơ quan, đơn vị… Lãnh đạo Bộ Tư pháp dự Hội nghị tại điểm cầu Bộ Tư pháp.
Đây là hội nghị thứ 6 được Bộ Chính trị tổ chức tiếp sau 5 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh ở các vùng: Đồng bằng sông Cửu Long; vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh trình bày báo cáo về một số nội dung chủ yếu của Nghị quyết số 30-NQ/TW; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh trình bày báo cáo chương trình hành động của Ban Cán sự Đảng Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết; Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương trình bày chương trình hành động của Ban Cán sự Đảng Quốc hội triển khai thực hiện Nghị quyết.
Mục tiêu đến năm 2030, đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển nhanh, bền vững; tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao.
Vùng đồng bằng Sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá, lịch sử đặc sắc của dân tộc. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của vùng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế còn chậm; các địa phương phát triển không đồng đều, tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào vốn và lao động.
Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trịxác định rõ mục tiêu đến năm 2030, đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc; tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn có giá trị kinh tế cao; trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước; đi đầu về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; có hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, đô thị thông minh, có tính kết nối cao.
Tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và ngập úng cơ bản được giải quyết. Tổ chức Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường; quốc phòng, an ninh được giữ vững; quan hệ đối ngoại mở rộng, hội nhập quốc tế hiệu quả. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, dẫn đầu cả nước. Xây dựng Thủ đô Hà Nội"Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước, phấn đấu ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.
Mục tiêu đến năm 2045, đồng bằng sông Hồng là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới.
Tầm nhìn đến năm 2045, đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái; là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới; trung tâm hàng đầu của cả nước về văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, thông minh.
Hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới, thông minh, xanh, bền vững. Người dân có thu nhập cao, cuộc sống thịnh vượng, hạnh phúc. Quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc. Các tổ chức Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường. Thủ đô Hà Nộitrở thành thành phố kết nối toàn cầu, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.
Để đạt được mục tiêu trên, Nghị quyết xác định Nghị quyết số 30-NQ/TWxác định rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, cụ thể: tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; phát triển kinh tế vùng; phát triển hệ thống đô thị bền vững và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển văn hoá - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
- ·Ngư dân bắt được cá hố khổng lồ nặng gần 1 tạ, 4 người nâng mới xuể
- ·68 học sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh
- ·Đảng bộ phường An Thạnh: Vượt khó, lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế
- ·Vững tin trong mùa xuân mới
- ·Công ty nước sạch sông Đà xả gần 3.000m3 nước súc rửa bể ra suối
- ·Bù Đăng: Tình hình kinh tế
- ·Tập huấn phát triển sản phẩm OCOP cho nông dân
- ·Thực hiện tốt các chế độ cho gia đình chính sách, người có công
- ·Chính phủ đồng ý miễn học phí đối với học sinh trung học cơ sở
- ·Nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo vệ tài nguyên
- ·Hiệp định EVFTA: Cơ hội 'vàng' cho ngành da giày Việt Nam
- ·Xã An Tây: Làm tốt công tác chăm lo cho gia đình chính sách
- ·Chủ tịch nước Tô Lâm đến Phnom Penh, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Campuchia
- ·Phường Bình Nhâm: Chú trọng phòng, chống đuối nước cho trẻ em
- ·Tướng Nguyễn Thanh Hóa chưa biết thông tin bị khởi tố
- ·Xã Lai Hưng: Điển hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- ·Đội Cảnh sát kinh tế Công an huyện Dầu Tiếng: Phát hiện nhiều vụ vận chuyển hàng lậu
- ·Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp hứa hẹn khởi sắc
- ·Báo chí phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội
- ·Xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật nhờ công tác tuần tra