【lịch thi đấu bóng đá cúp ý】Nem chua, nem chạo có nguy cơ gây liên cầu lợn
Nem chua, nem chạo được làm từ thịt sống có nguy cơ gây bệnh liên cầu lợn rất cao
60% lợn lành mang mầm bệnh
Tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, chỉ trong vòng 2 tháng qua đã ghi nhận số ca mắc bệnh liên cầu lợn tăng đột biến. Các trường hợp này chỉ nhập viện trong tình trạng khẩn cấp, liên màng não mủ, sốc nhiễm trùng, hôn mê và sau khi xét nghiệm đều xác nhận dương tính với bệnh liên cầu lợn. Bệnh nhân nếu không nhập viện kịp thời dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn huyết thì hay bị nổi ban hoại tử toàn thân, tập trung nhiều ở mặt, ngực, chân – tay, tụt huyết áp và hôn mê, rất dễ dẫn đến tử vong.
Bệnh liên cầu thường là hệ lụy kéo theo của dịch lợn tai xanh. Nền nhiệt độ cao, chênh lệch lớn giữa ngày và đêm như mùa hè là điều kiện lý tưởng để khuẩn liên cầu phát triển trên vật chủ. Ngay cả khi chưa mắc tai xanh hay liên cầu, 60% lợn lành vẫn mang trong mình mầm bệnh.
Tiết canh, nem chua, chạo đều có nguy cơ
Khi con người tiếp xúc với mầm bệnh này thông qua các con đường khác nhau, từ chế biến thịt lợn tươi sống, ăn tiết canh và các sản phẩm chưa chín có nguy cơ rất lớn mắc bệnh liên cầu lợn. Trường hợp bệnh nhân nam (36 tuổi, huyện Mỹ Đức, Hà Nội), làm nghề bán thịt lợn, hay ăn tiết canh đang được điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương là một ví dụ.
Vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn có nhiều nhất ở các nơi như khoang mũi, đường sinh dục, tiêu hóa và phân của lợn, có thể sống 10 phút ở nhiệt độ 60 độ C; 24 giờ ở 25 độ C và 8 ngày trong phân. Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh liên cầu lợn. Do vậy, người tiêu dùng cần phòng tránh cho mình bằng việc chỉ nên sử dụng các sản phẩm từ lợn đã chín.
Cục y tế dự phòng khuyến cáo nên thận trọng với thực phẩm từ thịt lợn sống
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo mỗi người dân và cộng đồng trước hết cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không ăn tiết canh, nội tạng lợn, và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín (lòng, tim, gan, thận chần tái, thịt tái, nem chua, nem chạo…). Không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
Hậu quả khôn lường
Người có triệu chứng như sốt cao đột ngột, hôn mê sâu, xuất hiện các nốt mẩn trên người, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và có tiền sử chăn nuôi, giết mổ hay buôn bán lợn, người từng sử dụng các sản phẩm chưa chín từ lợn cần đi đến các địa chỉ y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Bệnh nhân nhiễm khuẩn liên cầu lợn có thể hứng chịu những biến chứng khôn lường, hoại tử phải cắt bỏ các bộ phận cơ thể, trường hợp nặng là vô phương cứu chữa. Mặt khác, quá trình điều trị bệnh liên cầu lợn cũng vô cùng tốn kém. Để điều trị khuẩn huyết viêm màng não do khuẩn liên cầu, bệnh nhân có thể phải chi trả khoảng 400 triệu đồng. Tỷ lệ điều trị thành công liên cầu lợn cũng chỉ ở mức 30 - 50%, tức chưa đến một nửa sự sống.
Chưa hết, khuẩn liên cầu không chỉ phát triển trên vật chủ là lợn mà ngay cả các vật nuôi khác, ví dụ như vịt cũng có thể. Do vậy, ngoài các món tiết canh lợn, nem chua, nem chạo, thực phẩm sống, tái từ lợn thì người tiêu dùng cũng cần đề phòng với các món ăn chưa nấu chín từ vịt, đặc biệt là tiết canh vịt.
Ths - Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Phó khoa Cấp cứu, BV bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo: Không nên mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Thịt lợn phải nấu chín. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống. Đặc biệt người tiêu dùng nên thận trọng với những món ăn được chế biến từ thịt lợn sống như nem chua, nem chạo bởi đây cũng là nơi tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh liên cầu lợn. |
Giò chả, patê, nem chua... kém chất lượng tràn lan
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Trải nghiệm mua sắm Tết mới mẻ tại Sun Plaza Ancora
- ·Q&A:Chóng mặt, triệu chứng thần kinh phổ biến người ngoài tuổi 40 hay gặp phải
- ·Bác sĩ trải thảm cạnh bờ ao cấp cứu người đàn ông bị điện giật
- ·Nên quy định sàn giao dịch bất động sản trở thành hoạt động có điều kiện
- ·Dòng xe ô tô này bán 'siêu' chạy, gần 100 nghìn người Việt bỏ tiền mua
- ·Thêm 2 người tử vong do thực phẩm chức năng của Nhật Kobayashi, hãng lên tiếng
- ·Hoàn Mỹ và Frankfurt School hợp tác đào tạo chuyên sâu về quản lý bệnh viện
- ·Hành động quyết liệt của nữ điều dưỡng cấp cứu bé trai bị đuối nước thoát chết
- ·Dính hàng loạt vi phạm, Tập đoàn Tiến Bộ bị xử phạt 255 triệu đồng
- ·3 nhóm nguy cơ gây hại cho sức khỏe có trong thuốc lá điện tử
- ·Mận tím ‘khủng’ bán đầy đường giá rẻ: Nguồn gốc Sapa hay Trung Quốc?
- ·Nam sinh lớp 8 ở Hà Nội bị đánh chấn thương sọ não đã tử vong
- ·Bé gái Hàn Quốc rơi xuống mương tử vong vì 9 bệnh viện từ chối cấp cứu
- ·Bệnh thận là căn bệnh có số người mắc cao gấp 20 lần ung thư
- ·Xổ số Vietlott: Giải độc đắc hơn 98 tỷ đồng ngày hôm qua vẫn 'im hơi lặng tiếng'?
- ·Xuất nhập khẩu đạt 1,5 tỷ USD/ngày trong nửa cuối tháng 6
- ·Video điều dưỡng cấp cứu cho du khách đột ngột ngã gục trong nhà hàng
- ·Giá ngô Trung Quốc tăng, sắn Việt thêm cơ hội xuất khẩu
- ·Tìm hiểu về dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi
- ·Giá vàng SJC rời mốc 58 triệu đồng/lượng sau chuỗi ngày tăng nóng