【nhà cái 11bet】Giúp nhau khởi nghiệp, cùng nhau làm giàu
(CMO) Nhờ cần cù, chịu thương chịu khó, cộng với sự hỗ trợ của các cấp Hội LHPN cơ sở, thời gian qua nhiều phụ nữ vùng nông thôn đã mạnh dạn tham gia khởi nghiệp. Từ những mô hình nhỏ, các chị đã giúp nhau khởi nghiệp và nhiều chị vươn lên làm giàu.
Từ nghề sơ chế thịt cua mà nhiều chị em phụ nữ ở ấp Bùng Binh 2, xã Hoà Tân, TP Cà Mau có cuộc sống ngày càng phát triển. Mô hình này không chỉ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều chị em nhàn rỗi ở nông thôn.
Gắn bó với nghề sơ chế thịt cua hơn 7 năm qua, hiện nay cơ sở của chị Trần Thị Nương đã giải quyết việc làm cho hàng chục chị em trong xóm với thu nhập từ 100-120 ngàn đồng/người/ngày. Theo chị Trần Thị Nương, trước đây chị chỉ thu mua cua xô của bà con trong xóm để sơ chế thịt, đông lạnh và đưa đi tiêu thụ. Sau thời gian nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh biết và ưa chuộng thịt cua sơ chế sẵn nên gia đình chị đặt cua các thương lái với số lượng lớn hơn mới đủ cung cấp cho thị trường.
Chị Trần Thị Ngộ (em gái của chị Nương) cũng bắt đầu chuyển sang làm nghề sơ chế thịt cua khoảng 3 năm nay. Mỗi ngày chị Ngộ sơ chế khoảng 10 kg cua thịt cho các mối trong và ngoài tỉnh. Để đủ nguồn hàng cung cấp cho khách, chị Ngộ phải mướn thêm nhân công phụ giúp trong các công đoạn.
Hàng ngày, sau khi làm xong việc nhà, chị Hồ Thị Hồng đến phụ tách thịt cua tại gia đình chị Ngộ. Theo chị Hồng, công việc này ít vất vả, cua sau khi rửa sạch, luộc chín sẽ được tách từng bộ phận ra để riêng, trong quá trình tách thịt phải thật khéo léo để không mất thịt cua. “Sáng sau khi làm công việc nhà thì đến tách thịt cua, cơm chủ nhà bao, mỗi ngày kiếm hơn 100 ngàn để trang trải chi phí trong gia đình”, chị Hồng cho biết thêm. “Nhờ có nghề làm cua mà gia đình tôi mới có cuộc sống khấm khá như bây giờ. Trước thì đi cân cua về giao cho vựa, hiện nay thì tách thịt cua cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn. Công việc không vất vả, đầu ra ổn định và thu nhập khá nên chị em trong xóm ai cũng làm”, chị Lê Thị Nan chia sẻ.
Chị em tách thịt cua tại cơ sở của chị Trần Thị Ngộ (ấp Bùng Binh 2, xã Hoà Tân, TP Cà Mau). |
Để chế biến cua thịt, các hộ thu mua chỉ cần mua cua xô với giá vài chục ngàn đồng/kg, sau đó luộc chín, chờ nguội hẳn sẽ tách thịt ra từng phần để riêng, đông lạnh đưa đi tiêu thụ. Thịt cua ở mỗi phần sẽ bán với giá khác nhau, giá đắt nhất là thịt càng, càng cua to, chắc thịt có giá từ 700-820 ngàn đồng/kg, rẻ hơn thịt ở ngoe cua. “Trước tôi cũng chỉ cân cua rồi giao cho thương lái, nhưng hay bị cảnh đụng hàng dội chợ, giờ làm cua thịt thì khoẻ hơn nhiều. Ngoài bán thịt cua, mình tận dụng nước luộc cua để nuôi heo, mai cua thì bán với giá 1.000 đồng/cái”, chị Ngộ cho biết thêm.
Theo chị Nguyễn Tố Uyên, Phó chủ tịch Hội LHPN xã Hoà Tân, tuy các mô hình phụ nữ khởi nghiệp trên địa bàn xã bước đầu triển khai, nhưng nhận thức của chị em phụ nữ về phát triển kinh tế gia đình được nâng lên khá toàn diện. Vì vậy, trong thời gian tới chúng tôi sẽ đẩy mạnh phong trào giúp phụ nữ khởi nghiệp bằng nhiều hình thức, như giúp tiếp cận vốn, hướng dẫn cách lập đề án phát triển sản xuất kinh doanh; Phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, nâng cao kiến thức và kỹ năng trong phát triển sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt… để chị em nắm vững, làm chủ quy trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài thời gian dạy học ở Trường Mầm non Hoạ Mi (Phường 1, TP Cà Mau), tranh thủ ban đêm chị Nguyễn Thuỳ Dương (Khóm 3, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau) trồng cải mầm và bắt tay vào khởi nghiệp với mô hình này. Chị Dương chia sẻ, kỹ thuật trồng rau mầm không quá khó nhưng khá cầu kỳ, kỹ lưỡng, trồng hoàn toàn bằng hữu cơ nên các quy trình phải sạch, từ giống, xơ dừa đến nước tưới rau hàng ngày phải là nước sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không chất kích thích, khu vực trồng rau cần thoáng mát, ánh sáng vừa phải... Nhờ kiên trì, chịu khó, cùng với niềm đam mê, chị Dương đã tích luỹ được nhiều kiến thức cho bản thân, nắm vững quy trình cũng như kỹ thuật sản xuất các loại rau mầm như rau muống, củ cải trắng, cải đỏ, cải ngọt...
Hiện nay, chị thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm trồng cải mầm cho chị em tại các lớp tập huấn do Hội LHPN TP Cà Mau tổ chức. Chỉ hơn 5 tháng thực hiện mô hình này, chị Dương đã hoàn vốn (3,4 triệu đồng) và có lãi gần 10 triệu đồng. Theo chị Dương, do rau sạch, không phân, thuốc bảo vệ thực vật nên được chị em ưa chuộng.
Phó chủ tịch Hội LHPN TP Cà Mau Lê Trúc Hương chia sẻ, phong trào phụ nữ thi đua sản xuất, cải thiện kinh tế gia đình ngày càng phát triển. Từ kinh nghiệm sẵn có, cộng thêm sự tìm tòi, chịu khó, nhiều phụ nữ đã mạnh dạn thử nghiệm và thành công với nhiều mô hình khởi nghiệp mới. Đây là tín hiệu đáng mừng trong quá trình thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025./.
Thanh Phương
(责任编辑:Thể thao)
- ·Xe tải đông lạnh chở 15 người để thông chốt: TP. HCM thu hồi giấy nhận diện có mã QR
- ·Làm giàu từ ca cao
- ·Nguyên tắc bảo hiểm bắt buộc trong đầu tư xây dựng
- ·Quà của chiến sĩ miền Tây kính dâng Bác Hồ
- ·ĐẠI HỘI XIII: Định hướng tầm nhìn và chiến lược cho tương lai
- ·Những kỹ sư trẻ năng động
- ·Giáo sư Angus Deaton được trao giải Nobel kinh tế
- ·Cách làm kinh tế của thanh niên cơ sở
- ·Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng
- ·Tuổi cao gương sáng
- ·Siết chặt hơn nữa công tác quản lý trong thi sát hạch và cấp giấy phép lái xe
- ·U Minh mưa lớn, gió mạnh sập và tốc mái 65 căn nhà
- ·Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Nút thắt đã được tháo gỡ
- ·Độc đáo mô hình kinh tế 5 tầng
- ·Thử nghiệm thuốc mới kháng virus molnupiravir cho bệnh nhân Covid
- ·Bình Phước có 2 công ty cao su nhận giải thưởng Sao vàng đất Việt 2015
- ·Ngày Dân số thế giới (11
- ·Trao Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2015
- ·Cuộc họp lần thứ 56 của Ủy ban Đo lường Pháp định quốc tế
- ·Sau một năm thực hiện Luật Hải quan: Nhiều thuận lợi trong xuất, nhập khẩu