【nhận định na uy】Chàng kỹ sư đi hát cải lương Thái Vinh trở thành 'cặp sóng thần mới' với Bình Tinh
Kỹ sư nhờ sếp giám sát công trình để đi hát
Nghệ sĩ Thái Vinh tên thật là Thái Quang Vinh,àngkỹsưđihátcảilươngTháiVinhtrởthànhcặpsóngthầnmớivớiBìnhận định na uy sinh ra trong gia đình có truyền thống hát Bội. Thập niên 1980, ba mẹ anh mở đoàn tuồng cổ, lấy tên con trai Thái Vinh đặt cho đoàn. Là con nhà nòi nhưng Thái Vinh không nối nghiệp ba mẹ. Năm 2007, anh tốt nghiệp ĐH Mở TP.HCM chuyên ngành xây dựng rồi đi làm kỹ sư.
“Yên phận” làm kỹ sư xây dựng 8 năm trời, Thái Vinh vẫn không dứt duyên nợ với ca hát. Thời đi học, anh hầu như có mặt trong hoạt động văn nghệ của Đoàn, trường cũng như tham gia các cuộc thi nhỏ. Khi ấy, anh chủ yếu hát nhạc nhẹ, nhạc Đỏ chứ không nghĩ sẽ hát cải lương. Đến khi đi làm, Thái Vinh vẫn thỉnh thoảng hát phụ gánh hát của ba mẹ.
Giống như Bình Tinh, ba mẹ Thái Vinh đều là nghệ sĩ nhưng thường khó chỉ dạy nghề cho con nên gửi anh theo NSƯT Xuân Quang học vũ bộ. Mỗi tháng, anh học 2 buổi, mỗi buổi vỏn vẹn 2 tiếng tranh thủ giờ nghỉ trưa của công ty.
Khoảng 2013, Thái Vinh bắt đầu lân la đi hát nghiệp dư, cứ tan sở là anh chạy đi hát chầu dù cát-xê chẳng bõ công đi lại. Thái Vinh mê hát tới nỗi có hôm đang đi công trình gọi cho sếp, nhờ thay anh quản lý, giám sát công trình rồi xin nghỉ 3 ngày… đi hát. Sếp đồng ý, anh chất đồ lên xe máy rồi chạy đi diễn tỉnh, đúng 3 hôm sau quay lại đi công trình.
“Nghề kỹ sư khô khan lắm, mỗi ngày tôi chỉ biết sắt thép, bê tông, quanh quẩn với đội thợ, đội thầu. Kỹ sư ra công trình dầm mưa dãi nắng còn nghệ sĩ lên sân khấu ăn mặc lộng lẫy, hai công việc đối lập nhau nhưng tôi đều thích nghi nhanh. Hồi xưa, ai cũng kêu sao tôi làm kỹ sư đi công trình mà trắng quá. Tôi xưa giờ thế rồi, có dãi nắng mấy cũng không đen”, Thái Vinh tếu táo.
Tay ngang hát thành đôi với đào nổi tiếng
Hát nghiệp dư không lâu, một hôm, Thái Vinh gặp Bình Tinh. Bà bầu nói với Bình Tinh: “Hôm nay, con hát với kép trẻ nghe” thì đào chánh vui vẻ nhận lời ngay. Thái Vinh rất lo sợ, áp lực vì anh vốn nghe tiếng Bình Tinh, nhất là chuyên môn rất “dữ dằn” trong khi cô chẳng biết anh là ai vậy mà lần diễn cùng đầu tiên vẫn khá ăn ý, hòa hợp.
Cả hai bắt đầu nảy ra ý định ghép đôi hát vì trong lịch sử cải lương, không mấy đào, kép đi một mình mà thành danh. Năm 2015 Thái Vinh về đoàn Huỳnh Long, ghép đôi với Bình Tinh và nhanh chóng tạo tiếng vang.
“So thâm niên, Bình Tinh là đàn chị, vai vế cao hơn tôi nhiều. Cô ấy từng hát toàn kép “xịn” như ba Vũ Linh, chú Kim Tử Long, anh Vũ Luân,… vậy mà hát với tôi mới thành đôi. Chúng tôi ra sân khấu, khán giả rần rần bên dưới: “Thái Vinh là ai mà hát với Bình Tinh?”, anh kể.
Dĩ nhiên là tay ngang đi hát, Thái Vinh phải nỗ lực gấp nhiều lần nghệ sĩ thông thường. Về đoàn Huỳnh Long, anh được soạn giả Bạch Mai nhận làm con nuôi, truyền thụ kinh nghiệm. Tự thân anh đi học bài bản các lớp cải lương, tập ráo riết với Bình Tinh.
“Là con nhà nòi, tôi lớn lên trong môi trường gánh hát tuồng cổ nên khi theo nghề, tôi bắt nhịp mọi thứ rất nhanh. Tôi thần tượng ba Vũ Linh và anh Vũ Luân, xem hầu hết các video trình diễn của họ và học theo. Tôi cũng học từ Bình Tinh rất nhiều. Trên sân khấu chúng tôi tập từng bước đi, điệu bộ, ca diễn; về đến nhà tiếp tục gọi video luyện hát, thảo luận tâm lý nhân vật.
Tôi không tập cố định mỗi ngày bao lâu nhưng nếu rảnh, tôi có thể tập hát cả ngày. Tôi đầu tư dàn máy, tự thu âm và nghe lại để biết mình hát chỗ nào chưa được. Tôi theo nghề rất muộn, 7 năm chưa là gì so với một nghệ sĩ sân khấu. Nhưng tôi đã nỗ lực nhiều như thế mới theo kịp Bình Tinh”, Thái Vinh kể.
Thái Vinh thừa nhận, lương kỹ sư cao hơn nhiều đi hát nhưng anh làm trong tâm thế kiếm tiền chứ không đam mê như bây giờ. Nhớ thời đi hát chầu, Thái Vinh tự bỏ tiền túi lo trang phục, đi lại, ăn ở trong khi cát-xê không đáng kể mà vẫn cứ mê hát. Hiện tại khi đã nghệ sĩ, Thái Vinh không bỏ hẳn nghề cũ. Anh hạn chế đi công trình, chuyển sang nhận thiết kế nhà.
Thái Vinh và Bình Tinh là cặp đào, kép ăn ý. |
Đưa cải lương vào học đường
Thái Vinh và Hoàng Đăng Khoa được soạn giả Bạch Mai nhận làm con nuôi, cả hai hỗ trợ trưởng đoàn Bình Tinh gây dựng lại đoàn Huỳnh Long. Thời gian đầu, đoàn quá khó khăn, 3 người thường xuyên bỏ tiền túi trang trải hoạt động.
Là đoàn trưởng, đoàn phó nhưng bộ ba đều tự mình bán vé mỗi suất diễn. Thái Vinh bộc bạch: “Chúng tôi chỉ cầu lỗ ít nhất có thể, hòa vốn đã mừng chứ kiếm lời thì không. Một vở đầu tư chỉn chu trung bình hơn 100 triệu đồng, không bao gồm chi phí trang phục. Chúng tôi tự bỏ tiền túi, có khi phải trả góp, để may đồ diễn chứ không bao giờ mặc lại đồ cũ lên sân khấu diễn. Chúng tôi có bán hết vé cũng chỉ bù lại 2/3 chi phí, phần còn lại phải nhờ nhà tài trợ, nhà hảo tâm”.
Theo nghề muộn nhưng 7 năm đã nổi tiếng, Thái Vinh biết ơn Tổ và nguyện cống hiến nhiều hơn cho nghề. |
Dĩ nhiên, đoàn Huỳnh Long có lợi thế từ tên tuổi sẵn có và không bị áp lực khoản chi cho kịch bản. Hiện nay, tuồng cải lương Hồ Quảng hầu như thuộc về đoàn Huỳnh Long (soạn giả Bạch Mai) và đoàn Minh Tơ (cố NSND Thanh Tòng), ai muốn hát phải thông qua hai đoàn này.
“Bình Tinh đang thay mẹ Mai quản lý gia tài tác phẩm đồ sộ và thu tiền bản quyền. Mẹ có cả trăm tuồng, hát cả đời không hết. Mẹ Mai nói: “Mẹ không có gì cho mấy đứa, chỉ có tuồng thôi. Khi mẹ mất, mẹ sẽ để tuồng cho mấy đứa dùng, hãy cố gắng phát huy chúng”.
Thời quá nghèo khó, đoàn Huỳnh Long từng phải bán bản quyền các video tác phẩm. Sau một thời gian, Thái Vinh quyết không bán nữa. Anh lập kênh riêng cho đoàn, thu hình rồi tự dựng để đăng video các buổi diễn của đoàn lên.
Bình Tinh, Thái Vinh và Hoàng Đăng Khoa vừa gầy dựng lại đoàn Huỳnh Long, vừa lên kế hoạch đưa cải lương vào học đường. Bộ ba kết nối với đạo diễn Thanh Hiệp để dựng rạp, diễn tuồng ngay tại trường hoặc đề xuất cho HSSV xem cải lương Hồ Quảng như hoạt động ngoại khóa.
“Chúng tôi không diễn nguyên tác mà xây dựng lại tuồng cho dễ xem, dễ hiểu hơn, bớt ước lệ và tăng tình tiết. Chữ “tân” trong tên các vở Tân Lưu Kim Đính, Tân Về đất Kinh châu,… nghĩa là như vậy. Chúng tôi không đặt nặng các em HSSV phải yêu thích cải lương Hồ Quảng, các em chỉ cần xem để biết là được”, Thái Vinh nói.
Ngoài hoạt động nghệ thuật, Thái Vinh từng lập gia đình nhưng đã chia tay, hiện anh đang "gà trống nuôi con". Trong công việc, anh được nhiều cô gái tìm đến nhưng chưa chính thức mở lòng với ai. Nghệ sĩ nói, anh vẫn chờ duyên vì cần một người hiểu cho tính chất công việc của mình.
Xem Thái Vinh và Bình Tinh hát "Loạn chiến Phụng hoàng cung":
Gia Bảo
Bình Tinh: Tôi sống với cải lương thì sẽ chết với cải lương!
Ba và anh mất, lăn lộn kiếm sống những ngày tủi nhục,... đời nghệ sĩ cải lương Bình Tinh bước sang trang mới sau các biến cố.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Mặc cảm cả đời vì một phút lỡ lầm
- ·Sẽ đào kênh để dồn đất vào chân đê biển Tây
- ·Bảo đảm Tết Canh Tý vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm
- ·Nhiều người già vẫn bị sập bẫy lừa đảo qua mạng xã hội
- ·Đã xóa quảng cáo cờ bạc trên ghế đá trong công viên
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi điện mừng Ngày Độc lập của Myanmar
- ·Mâu thuẫn từ va quẹt xe, dẫn đến án mạng
- ·Cần sớm giặm vá tuyến đườngdân sinh cầu Hưng Lợi
- ·Yêu theo cách của nhà khoa học
- ·Nỗ lực đảm bảo trật tự an toàn giao thông
- ·Nguyên Chủ tịch nước
- ·44 học viên hoàn thành lớp bồi dưỡng đảng viên mới
- ·Khởi tố 12 bị can làm giả phiếu xét nghiệm SARS
- ·Lãnh đạo tỉnh viếng, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ
- ·Trao hơn 6 triệu đồng đến bé Nguyễn Thị Hồng Nhung
- ·Không chủ quan, sơ hở để dịch bệnh lây lan
- ·Họp mặt tết Chôl Chnăm Thmây vào ngày 10/4
- ·Xứng danh “Đơn vị Quyết thắng”
- ·Giá vàng hôm nay 11/9/2024: Vàng tăng giá chờ tin lãi suất giảm
- ·Phòng chống dịch tả heo châu Phi: phải kiểm soát tốt địa bàn giáp ranh