【bóng đá trực tuyến ngoại hạng anh】Phanh ô tô đột ngột mất tác dụng, xử lý thế nào cho an toàn?
Phanh ô tô (thắng) là bộ phận cực kỳ quan trọng liên quan đến đảm bảo tốc độ và an toàn khi lái xe. Xe ô tô bị mất phanh hoặc phanh hầu như không có tác dụng là một tình huống rất nguy hiểm bởi lúc này,ôtôđộtngộtmấttácdụngxửlýthếnàochoantoàbóng đá trực tuyến ngoại hạng anh chiếc xe không thể dừng ngay lại được mà trôi theo quán tính.
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xe ô tô bị mất phanh, có thể từ việc mất áp suất dầu, cháy bố phanh, lỗi ABS,... hoặc do thói quen rà phanh liên tục khi xuống dốc của lái xe.
(Tình huống một xe tải bị mất phanh trên đèo Lò Xo - Quảng Nam xảy ra mới đây. Nguồn video: Otofun)
Theo các chuyên gia lái xe an toàn, khi đang điều khiển xe trên đường mà đột nhiên phát hiện xe bị mất phanh, cần hết sức giữ bình tình, đồng thời lưu ý một số cách xử lý như sau:
Bỏ chân ga, về số thấp
Khi xe mất phanh, việc đầu tiên là bỏ chân ga để không làm cho chiếc xe đi nhanh thêm nữa, đồng thời chuyển dần về số thấp để sử dụng lực hãm của động cơ giúp chiếc xe đi chậm lại.
Với xe số sàn, việc chuyển số tương đối đơn giản. Còn với xe hộp số tự động, người lái có thể chuyển sang chế độ bán tự động, chế độ số thấp hoặc sử dụng lẫy chuyển số trên vô lăng.
Một lưu ý là tránh chuyển số kiểu "nhảy cóc", ví dụ như từ số 5 về thẳng số 2 hoặc số 1 vì sự chênh lệch vòng tua quá lớn có thể khiến hộp số bị hỏng. Nếu đang sử dụng chế độ ga tự động Cruise Control, người lái nên tắt ngay chế độ này.
Nhấp nhả phanh liên tục
Xe mất phanh có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân khiến xe bị mất phanh tạm thời. Nếu đạp phanh thấy cứng, nặng thì có thể xe bị mất áp suất dầu phanh tạm thời.
Còn khi nhấn bàn đạp phanh cho cảm giác mềm, thiếu lực thì rất có thể xe bị mất phanh do sự cố đường ống dẫn dầu. Lúc này, bạn nên đạp phanh nhiều lần. Cả hai trường hợp này, việc đạp nhồi phanh liên tục có thể giúp lấy lại được áp suất này.
Bật đèn báo khẩn cấp
Để tránh gây va chạm với các phương tiện xung quanh, ngay khi phát hiện xe bị mất phanh, lái xe nên bật đèn báo khẩn cấp (đèn hazard). Đồng thời, có thể nháy đèn pha và dùng cói báo liên tục để các phương tiện đang cùng lưu thông nhường đường.
Tuyệt đối không tắt máy xe
Một lưu ý khi xe ô tô mất phanh tuyệt đối không tắt máy xe, bởi tắt máy, chiếc xe sẽ hoàn toàn trôi theo quán tính, đặc biệt nguy hiểm khi xe đang xuống đèo dốc. Ngoài ra, việc tắt máy khiến hệ thống trợ lực lái mất tác dụng, lúc này tài xế rất khó điều hướng xe theo ý muốn.
Sử dụng phanh tay
Trong những trường hợp khẩn cấp hơn, cần dừng xe lại nhanh chóng, có thể sử dụng cách kéo phanh tay. Cho dù loại phanh này không "ăn" và sử dụng chủ yếu khi xe đã dừng hẳn, nhưng lực hãm từ phanh tay có thể giúp chiếc xe giảm tốc độ đáng kể.
Các chuyên gia cũng lưu ý, chỉ nên sử dụng phanh tay khi xe đang đi với tốc độ thấp và muốn dừng ngay, bởi khi sử dụng phanh tay khi xe đang chạy tốc độ cao có thể khiến xe bị khoá bánh, dẫn đến các tình huống nguy hiểm như xe bị trượt, mất lái,...
Dựa vào địa hình, địa vật để giảm thiểu rủi ro
Trường hợp đang đi đường đèo dốc mà xe bị mất phanh là cực kỳ nguy hiểm. Nếu không thể hãm được ô tô, người lái nên cố gắng đưa xe vào các con đường vắng, đường gồ ghề, nhiều sỏi đá, lái xe đánh võng,… để xe lợi dụng lực ma sát giúp giảm tốc.
Ở một số đường đèo có sẵn hốc cứu nạn, đây là đoạn đường được thiết kế cùng chiều xe xuống dốc, rải sỏi dày để nếu ô tô không may mất phanh đi vào sẽ nhanh chóng giảm tốc độ. Khi đi đường, hãy chú ý đến những đoạn đường có hốc cứu nạn như vậy.
Trong trường hợp bất khả kháng buộc phải dừng xe, tài xế nên chọn cách xử lý sao cho thiệt hại là nhẹ nhàng nhất, ví dụ như lao chéo xe vào vật cản trên đường như ta-luy dương, đống cát, bụi cỏ, ruộng lúa,... Bởi nếu cố xuống dốc dài trong tình trạng đã mất phanh có thể nguy hiểm đến tính mạng của những người trên xe.
Để hạn chế việc xe bị mất phanh đột ngột trên đường, các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên như sau:
- Khi xuống dốc nên lợi dụng lực hãm từ động cơ (hộp số), không nên rà phanh liên tục làm cháy phanh dẫn đến mất phanh rất nguy hiểm.
- Trường hợp đi đường dài, nếu thấy mùi khét từ việc má phanh bị cháy, nên dừng xe lại ngay đợi khoảng 10-15 phút cho hệ thống phanh nguội bớt rồi mới di chuyển tiếp để đảm bảo an toàn.
- Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì hệ thống phanh để đảm bảo phanh hoạt động trơn tru, an toàn nhất. Thay má phanh thường xuyên, trung bình là khoảng 30.000-40.000 km hoặc 2-3 năm sử dụng.
Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Phanh xe "bên nổ bên xịt" và hệ luỵ không ngờKhi tháo má phanh để bảo dưỡng, sửa chữa, chủ xe có thể thấy hai bên có độ mòn rất khác nhau. Điều này khiến chiếc xe vận hành thiếu ổn định, kém an toàn và có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của xe.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- ·Tuyển Việt Nam sắp đấu Palestine, HLV Troussier tính bài World Cup
- ·Phát huy vai trò nòng cốt, mở rộng dân chủ
- ·Chứng khoán hôm nay (16/8): Hiệu ứng từ VinFast, nhóm họ “Vin” và ngân hàng giúp VN
- ·Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
- ·Dấu ấn từ công tác an sinh xã hội
- ·Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế
- ·Tiếp thu, chính lý nhiều ý kiến của DN về sửa đổi, bổ sung Thông tư 38
- ·Ông Mikheil Kavelashvili nhậm chức Tổng thống Gruzia
- ·Vụ "chuyến bay giải cứu": 54 bị cáo nói lời sau cùng trước tòa
- ·Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- ·Thanh khoản thị trường phái sinh tăng khá mạnh trong quý III/2023
- ·Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách có tín hiệu khả quan
- ·15 năm Nối nhịp nghĩa tình
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Giới thiệu định hướng phát triển Thừa Thiên Huế đến bạn bè quốc tế
- ·Chứng khoán hôm nay (23/8): Thanh khoản suy yếu, VN
- ·Tạo chuyển biến mới ở cơ sở
- ·Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- ·Cuối năm, nên ưu tiên tiêu chí nào để chọn cổ phiếu ngân hàng?