【lich thi đau bong đa】Dự án y tế TP.HCM hấp dẫn nhà đầu tư
Nhiều nhà đầu tưđang muốn tham gia các dự ány tế theo hình thức PPP,ựánytếTPHCMhấpdẫnnhàđầutưlich thi đau bong đa song chính sách đầu tư theo hình thức PPP cũng như cơ chế hoạt động chưa rõ ràng, khiến nhiều nhà đầu tư chưa yên tâm rót vốn. |
Hấp lực lớn
Ông Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhìn nhận, lĩnh vực y tế đang có sự phát triển mạnh cả về bề rộng và chiều sâu. Đó cũng là lý do mà thời gian qua, Sở đã tiếp nhiều đoàn khách, các nhà đầu tư quốc tế đến tìm hiểu, đặt vấn đề kết nối đầu tư vào lĩnh vực này.
Cụ thể hơn, trong lĩnh vực dược phẩm, trong khoảng 4 năm trở lại đây đã có nhiều thương vụ mua bán - sáp nhập có giá trị lớn được công bố. Mới nhất là việc Tập đoàn Taisho (Nhật Bản) có kế hoạch chi khoảng 3.400 tỷ đồng để mua thêm 21,7% cổ phần của Dược Hậu Giang, đưa tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệpnày lên 56,69%.
Tính riêng tại TP.HCM, hiện có 28 nhà máy sản xuất thuốc, 1.200 công ty kinh doanh dược cùng 8.200 nhà thuốc với doanh số mua bán thuốc chiếm gần 2/3 tổng doanh số của cả nước, là đầu mối phân phối thuốc của cả nước.
Trong lĩnh vực khám chữa bệnh, TP.HCM có mạng lưới y tế cơ sở dày đặc, với 115 bệnh viện, 12 trung tâm chuyên ngành, 24 trung tâm y tế quận/huyện, 319 trạm y tế và 5.302 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân.
Cũng theo đại diện ngành y tế, TP.HCM hiện có rất nhiều dự án y tế cần được đầu tư, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, trong khi ngân sách không thể đáp ứng. Do đó, Thành phố chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa, liên kết hợp tác để thu hút đầu tư vào ngành này.
Trao đổi thêm về vấn đề trên, ông Dilshaad Ali, cố vấn chuyên môn của DG Medical nhận định, nền kinh tếcủa Việt Nam đang phát triển nhanh và với thu nhập người dân tăng cao, nhu cầu đối với các dịch vụ y tế cao cấp của các gia đình sẽ ngày càng tăng. Cùng với đó, thời gian qua, Việt Nam đã cho phép đầu tư vào hệ thống y tế để phát triển mạnh các chuyên khoa lâm sàng, cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân. Do đó, nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu có được lợi nhuận nhờ đầu tư vào hệ thống khám chữa bệnh, trong khi tiềm năng của lĩnh vực này sẽ là hấp lực không thể bỏ qua của các nhà đầu tư khác.
Tháo gỡ nút thắt
Tại một hội nghị về thu hút đầu tư được tổ chức gần đây tại TP.HCM, nhiều ý kiến cho biết, rất nhiều nhà đầu tư đang muốn tham gia các dự án y tế theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
Chẳng hạn, Dự án Đầu tư xây dựng mới khu điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức có tổng vốn đầu tư hơn 571 tỷ đồng, được mời gọi đầu tư theo hình thức PPP. Dự án này có chiều cao 17 tầng và 2 tầng hầm, tổng diện tích hơn 16.000 m2, với quy mô 280 giường.
Hay Dự án Khu khám và điều trị dịch vụ Bệnh viện Nhi đồng I được Công ty Đầu tư tài chínhnhà nước TP.HCM (HFIC) đề xuất đầu tư theo hình thức PPP. Theo đó, Dự án có quy mô 50 phòng khám, 150 giường lưu bệnh, 10 giường hồi sức tích cực (ICU), 5 giường hậu phẫu…, với tổng mức đầu tư hơn 721 tỷ đồng.
“Hiện nay, nhu cầu đầu tư vào Thành phố là rất lớn, trong đó, lĩnh vực y tế chiếm tỷ trọng không nhỏ. Với nhu cầu đầu tư lớn, trong khi ngân sách Thành phố ngày càng hạn hẹp, nên việc kêu gọi xã hội hóa và đầu tư theo hình thức PPP là cần thiết”, báo cáo của HFIC nêu rõ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia và nhà quản lý, chính sách đầu tư theo hình thức PPP cũng như cơ chế hoạt động chưa rõ ràng, khiến nhiều nhà đầu tư chưa yên tâm rót vốn.
Đại diện một bệnh viện tại TP.HCM nhìn nhận, mặc dù đã có nghị định về PPP, nhưng vẫn thiếu một hệ thống cơ chế, chính sách toàn diện về đất đai, thuế, nguồn lực, loại hình đầu tư, thủ tục cũng như cơ chế sử dụng vốn ngân sách… Trong khi đó, nguồn nhân lực để thực hiện các dự án PPP trong các đơn vị y tế còn thiếu và chưa có năng lực, kinh nghiệm trong việc đề xuất dự án, đàm phán hợp đồng…
Chia sẻ vấn đề này, ông Phan Thanh Hải, Chủ tịch Hội Hành nghề y tế tư nhân TP.HCM cho rằng, để thu hút các nguồn lực bên ngoài đầu tư vào ngành y tế hoặc sự phối hợp đối tác công - tư, Nhà nước cần mở rộng mức chi trả bảo hiểm y tế, đặc biệt đối với các cơ sở y tế tư nhân, phòng khám tư nhân, bởi đây là mạng lưới y tế giải quyết rất hiệu quả nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.
Ở góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài, ông Dilshaad Ali mong muốn đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tạo thuận tiện cho nhà đầu tư.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Vợ lẽ không được quyền thừa kế?
- ·Kỳ vọng lớn vào buổi tọa đàm giữa USABC và các Bộ trưởng Tài chính ASEAN
- ·BTC Miss World Vietnam lên tiếng sau khi bị thí sinh tố không công bằng
- ·Thúc đẩy tự do lưu thông hàng hóa tại 5 nước ASEAN và Việt Nam
- ·Thế nào là con cái giam, nhốt cha mẹ?
- ·Ngày 27/5: Dầu thô hồi phục nhẹ, giá gas tiếp tục giảm nhẹ
- ·Dự án Times City được bảo hiểm lên tới 7.000 tỷ đồng
- ·Cộng đồng Kinh tế ASEAN tập trung hiện thực hóa 5 mục tiêu đến năm 2025
- ·Cười với chữ và nghĩa
- ·Khán giả mất kiên nhẫn vì phim giờ vàng VTV làm quá lố
- ·Chồng không có 'khả năng', hủy hôn được không?
- ·Giá lương thực, thực phẩm thế giới tăng lần đầu tiên trong 1 năm
- ·Ngày 27/5: Thép trong nước tiếp đà giảm
- ·Apple quyết định "nhảy" vào cuộc đua mới
- ·Xây dựng thương hiệu quốc gia, tăng cường tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh
- ·Ngày 10/6: Giá dầu thô ổn định, gas giảm
- ·The Idol mất 100.000 khán giả vì tập phim chứa cảnh táo bạo
- ·Sao phim 'Wednesday' bị tố xâm hại tình dục trẻ vị thành niên
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đưa đất nước ngày càng phát triển, hùng cường, thịnh vượng
- ·Tình trạng nam diễn viên sau khi bị rắn độc cắn