会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả cúp】Địa phương sớm chủ động vào cuộc bình ổn giá!

【kết quả cúp】Địa phương sớm chủ động vào cuộc bình ổn giá

时间:2024-12-23 22:08:39 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:884次

Đảm bảo cung ứng,Địaphươngsớmchủđộngvàocuộcbìnhổngiákết quả cúp lưu thông hàng hóa

Để tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường trong dịp Tết Nguyên đán, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Địa phương sớm chủ động vào cuộc bình ổn giá
Các địa phương chủ động vào cuộc để bình ổn giá cả thị trường trước, trong, sau tết.

Trong tháng 1/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, đã họp để đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024. Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp về bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, chiến lược.

Đồng thời, các bộ, ngành triển khai các giải pháp về tài khóa, tiền tệ, điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường cùng với các chính sách vĩ mô khác giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, bảo đảm kiểm soát lạm phát năm 2024 theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra.

Triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-BTC về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị thuộc bộ, sở tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ về quản lý, điều hành, bình ổn giá cả thị trường trước, trong và sau tết, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn; đồng thời, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo trong dịp Tết Nguyên đán nhằm kịp thời nắm bắt tình hình thị trường và có các biện pháp kịp thời, phù hợp nhằm bình ổn thị trường khi cần thiết.

Bộ Tài chính qua nắm bắt tình hình triển khai tại một số địa phương cho thấy các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai công tác quản lý, điều hành, bình ổn thị trường giá cả dịp Tết Nguyên đán.

Các địa phương đã sớm chủ động công tác chuẩn bị nguồn hàng dự trữ với giá cả hợp lý, kết nối cung cầu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường giá cả, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.

Công tác quản lý, điều hành giá đã được các địa phương chú trọng triển khai quyết liệt. UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành chủ động trong công tác bình ổn giá cả thị trường, chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, giá cả hợp lý. Theo đó, các đơn vị đã đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân, nhất là đối với vùng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt kể cả trong các vùng dịch; không để xảy ra mất cân đối cung cầu, găm hàng, tăng giá làm mất ổn định thị trường giá cả hàng hóa và dịch vụ.

Các doanh nghiệp lớn, hệ thống siêu thị, doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường đã chủ động nhập hàng dự trữ phục vụ Tết Nguyên đán và có kế hoạch tổ chức các hoạt động phục vụ tết như bán hàng lưu động, đưa hàng tết đến các vùng sâu vùng xa, tổ chức các hội chợ xuân, các chương trình khuyến mại, giảm giá…

Công tác kiểm tra chấp hành pháp luật về giá và các pháp luật khác đều được chú trọng tăng cường trong dịp tết để đảm bảo bình ổn thị trường. Các địa phương cũng triển khai công tác về quản lý thị trường, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về giá; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các yếu tố hình thành giá của các hàng hoá, dịch vụ độc quyền, thực hiện các đoàn kiểm tra chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trên địa bàn quản lý.

Đồng thời, lực lượng chức năng kiểm soát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; kiểm tra các mặt hàng thiết yếu có tác động lớn đến tâm lý người tiêu dùng như: giá cước vận tải, giá giữ xe, giá dịch vụ lưu trú du lịch và các dịch vụ khác trong các dịp lễ, tết... phát hiện và xử lý kịp thời theo quy định của Luật Giá và pháp luật liên quan.

Chuẩn bị đầy đủ hàng hóa phục vụ tết

Theo Bộ Tài chính, sở tài chính các tỉnh, thành phố đã chủ động tham mưu cho chủ tịch UBND chỉ đạo các sở, ban, ngành theo dõi sát diễn biến cung, cầu hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng trước, trong và sau tết. Các địa phương chủ động chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, giá cả hợp lý đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, không để xảy ra mất cân đối cung cầu, găm hàng, tăng giá, làm mất ổn định thị trường giá cả hàng hóa và dịch vụ. Đặc biệt, đã dự kiến cho tình huống các địa bàn xảy ra dịch bệnh trong dịp lễ, Tết Nguyên đán.

Địa phương sớm chủ động vào cuộc bình ổn giá
Địa phương đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện tham gia chương trình bình ổn giá.

“Các tỉnh đã rất linh hoạt, chủ động trong tổ chức triển khai các giải pháp bình ổn giá cả thị trường. Tùy điều kiện thực tế tại địa phương về cung cầu hàng hóa, đẩy mạnh xã hội hóa chương trình bình ổn thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện tham gia” - trong báo cáo gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính nêu rõ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn, hệ thống siêu thị, doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn đã chủ động nhập hàng dự trữ phục vụ Tết Nguyên đán và có kế hoạch tổ chức các hoạt động phục vụ tết như bán hàng lưu động, các chương trình khuyến mại, giảm giá, tổ chức bán hàng đến cận tết và bán sớm sau tết để đảm bảo tình trạng khan hiếm hàng hóa không xảy ra, ổn định giá cả thị trường.

Theo đó, đã khuyến khích, động viên, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sản xuất, kinh doanh hàng hóa Việt Nam có chất lượng và giá cả hợp lý cung ứng, phân phối hàng hóa, dịch vụ, góp phần hưởng ứng mạnh mẽ cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong việc chủ động dự trữ hàng hóa tham gia thị trường, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Các địa phương đều đã triển khai rất quyết liệt công tác về quản lý thị trường, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về giá. Sở tài chính cùng với các sở, ngành liên quan đã tham mưu trình UBND tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra chấp hành pháp luật về giá như kiểm tra yếu tố hình thành giá, kê khai giá, niêm yết giá.

Đồng thời, sở tài chính tham gia tích cực đoàn liên ngành phối hợp với cục quản lý trường tại địa phương trong các đoàn kiểm tra chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại kết hợp kiểm tra về giá trên địa bàn quản lý.

Dịp đi lại Tết Nguyên đán được đặc biệt lưu ý. Nhằm chuẩn bị cho thời gian cao điểm đi lại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn, bù đắp chi phí chiều rỗng cũng như các chi phí để tăng chuyến, đảm bảo nhu cầu đi lại cho người dân, tương tự như các năm, một số địa phương đã nhận được công văn đề nghị cho phụ thu giá cước vận tải trong thời gian tết với mức phụ thu không quá từ 20 – 60%.

Sở giao thông các tỉnh, thành phố cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp rà soát, giải trình lý do, mức phụ thu phù hợp để đảm bảo quyền lợi của người dân đi lại trong dịp tết./.

Ban Chỉ đạo 389 các địa phương tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại

Ban Chỉ đạo 389 các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với chi cục hải quan, chi cục quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các cửa khẩu đường bộ, đường biển, tuyến đường bộ, đường sắt, cảng hàng không nội địa... Bên cạnh đó, các địa phương xây dựng, triển khai các phương án tăng cường lực lượng, phương tiện tuần tra, kiểm soát chặt chẽ, kịp thời phát hiện các hành vi lợi dụng để kinh doanh, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ…

Hoạt động kiểm soát tập trung vào hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, hàng hóa có thuế suất cao, hàng cấm, hàng giả, hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán như pháo nổ, thuốc lá, xăng dầu, khoáng sản, kim khí quý, ngoại tệ, hàng điện tử, điện thoại, thời trang cao cấp, thực phẩm, rượu, bia, bánh kẹo, hoa quả, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, gia súc, gia cầm...

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Thủ tướng: Thổi luồng gió mới, quyết tâm mới khắc phục khó khăn, vươn lên mạnh mẽ
  • Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tiếp Chủ tịch Tập đoàn Qualcomm
  • Trung ương thông qua nhiều nội dung quan trọng tại hội nghị lần thứ 5
  • Bịt chặt những “lỗ hổng”
  • Tìm ra nguyên nhân khiến hàng 100 tấn ngao chết ở Thanh Hóa
  • Xử lý nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu tự ý ngừng bán hàng
  • Đánh thức di sản
  • Ngăn chặn việc tẩu tán tài sản trốn tránh việc thi hành án
推荐内容
  • S&P giữ nguyên định mức và triển vọng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam
  • Ra mắt nền tảng Sách, báo quốc gia để giảm nghèo về thông tin
  • Việt Nam luôn có trách nhiệm lớn với nhiệm vụ nhân đạo quốc tế
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla
  • Vụ lật tàu tại Thanh Hóa: Vợ lái tàu kể về chuyến tàu định mệnh
  • Xử lý kịp thời vướng mắc trong triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia