【soi kèo bayern munich vs freiburg】Còn nhiều sự cố liên quan tới chất lượng công trình giao thông
Công trường thi công tại nút giao giữa dự án cầu Thanh Trì với Quốc lộ 5.
Tuy nhiên không thể phủ nhận vẫn còn một số công trình ngay sau khi đưa vào khai thác đã bị hư hỏng, gây bức xúc trong nhân dân.
Đây có thể là lý do mà từ năm 2012 đến nay, Bộ Giao thông Vận tải luôn lấy là "Năm chất lượng công trình" để nhắc nhở cán bộ công nhân viên trong ngành tiếp tục phấn đấu để tạo dựng lại hình ảnh của ngành giao thông.
Thay đổi diện mạo
Theo Bộ Giao thông vận tải, thời gian qua, đặc biệt sau khi có Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 về “Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020,” hạ tầng giao thông đã được ưu tiên đầu tư với số vốn giải ngân hàng năm chuyển biến rõ rệt.
Nhiều công trình trọng điểm hoàn thành vượt tiến độ, nhanh chóng phát huy hiệu quả kết nối giữa các vùng miền trong cả nước và quốc tế làm thay đổi diện mạo của hệ thống hạ tầng giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án trọng điểm Quốc gia như dự án mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên; bảo đảm hoàn thành đoạn tuyến Quốc lộ 1 từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh trong năm 2014, hoàn thành toàn bộ các dự án vào cuối năm 2015, rút ngắn thời gian thi công khoảng 1 năm so với kế hoạch.
Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải đã tập trung hoàn tất các thủ tục cần thiết để khởi công, triển khai thi công mới 54 công trình, dự án; trong đó có nhiều công trình, dự án trọng điểm như đường cao tốc Hạ Long-Hải Phòng; Hà Nội-Bắc Giang; đường Hòa Lạc-Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai-Hòa Bình...
Theo ông Dương Viết Roãn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông vận tải), với việc triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, trong 3 năm qua, Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành đầu tư đưa vào khai thác 112 công trình, dự án, tăng 2,4 lần so với năm 2011. Riêng trong năm 2014, Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành đưa vào khai thác trên 50 công trình, dự án.
Nhiều công trình trọng điểm đã được triển khai và hoàn thành vượt tiến độ từ 3 đến 6 tháng, đảm bảo chất lượng, sớm phát huy hiệu quả khai thác, sử dụng như dự án Vành đai III Hà Nội, cảng hàng không Phú Quốc, cảng Cái Mép-Thị Vải, cầu Vĩnh Thịnh, dự án mở rộng Quốc lộ 1A, nút giao vành đai II dự án Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, dự án đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Nam cầu Bến Thủy - tuyến tránh thành phố Hà Tĩnh...
Nói về hiệu quả của các dự án khi được đưa vào khai thác trước thời hạn, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường khẳng định, các dự án trên có tác động tích cực đến đời sống kinh tế-xã hội như giảm được ùn tắc giao thông tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua; góp phần phát triển kinh tế-xã hội khu vực dự án đi qua, rút ngắn khoảng cách về không gian, thời gian giữa các vùng miền trong cả nước và quốc tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở các vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh...
Vẫn còn những sự cố
Để nỗ lực quản lý chất lượng các công trình, từ năm 2012 đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã liên tục triển khai “Năm chất lượng công trình” với các chủ đề “kỷ cương, chất lượng, tiến độ, hiệu quả, “siết chặt quản lý các Ban Quản lý dự án, Tư vấn giám sát…”
Chính vì vậy, hầu hết các công trình giao thông sau khi hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đều đảm bảo yêu cầu chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
Tuy nhiên, tại một vài công trình vẫn còn những sự cố liên quan đến chất lượng như lún nứt trên đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai; hiện tượng “hằn lún vệt bánh xe” trên Quốc lộ 5, Quốc lộ 18... mà Bộ Giao thông vận tải đã phải xác định nguyên nhân để có giải pháp khắc phục kịp thời.
Tại phiên trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIII vừa diễn ra, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng khẳng định việc bảo đảm chất lượng và tiến độ xây dựng công trình giao thông là nhiệm vụ được Bộ Giao thông vận tải luôn quan tâm hàng đầu.
“Chúng tôi thường xuyên rà soát, đưa ra giải pháp để đẩy nhanh tiến độ công trình nhưng phải đảm bảo chất lượng cũng như giảm giá thành. Chúng tôi tăng thời hạn bảo hành lên gấp đôi, từ 2 năm nâng lên 4 năm. Còn ít dự án có thể bị hư hỏng thì đã có thời hạn bảo hành 4-5 năm và trước khi hết hạn bảo hành 3 tháng, chúng tôi sẽ lập đoàn kiểm tra, nếu có hiện tượng sẽ yêu cầu sửa chữa ngay, chi phí hoàn toàn do nhà thầu chịu,” Bộ trưởng Đinh La Thăng chia sẻ.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã chỉ ra các nguyên nhân chính dẫn tới một số công trình vẫn tồn tại về chất lượng như có đặc thù trải dài qua nhiều địa hình, địa chất, thủy văn phức tạp; công tác khảo sát, thiết kế có khi chưa lường trước được sự biến đổi bất thường, cục bộ về địa chất giữa các lỗ khoan với nhau (ví dụ tại cao tốc Nội Bài-Lào Cai). Vì vậy có khi nền đường đặt trên nền địa chất không ổn định mà không biết, dẫn đến hư hỏng sau khi khai thác.
“Bên cạnh nguyên nhân khách quan, có nguyên nhân chủ quan như do các chủ thể tham gia dự án không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định: Nhà thầu chưa tuân thủ đầy đủ quy trình thi công, Tư vấn giám sát thiếu trách nhiệm, chủ đầu tư - Ban Quản lý dự án thiếu kiểm tra, không kiên quyết chấn chỉnh vi phạm chất lượng. Cùng với đó, tại một số gói thầu, công tác quản lý chất lượng vật liệu đầu vào chưa tốt; sản xuất và thi công bêtông nhựa chưa tuân thủ chặt chẽ tiêu chuẩn, quy trình công nghệ, thiết bị lạc hậu...,” Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nhận định.
Ngoài ra, Phó Cục trưởng Dương Viết Roãn chỉ ra rằng một số dự án BOT xảy ra sự cố về chất lượng công trình xuất phát từ công tác quản lý chất lượng các dự án theo hình thức này còn nhiều bất cập, đặc biệt chưa có chế tài quản lý chặt chẽ.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, Bộ Giao thông vận tải đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng và tiến độ các dự án giao thông; trong đó Bộ đã xác định con người là yếu tố then chốt quyết định chất lượng công trình.
Bên cạnh việc rà soát hoàn thiện tổng thể hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, Bộ Giao thông vận tải đã chấn chỉnh hoạt động của các chủ thể tham gia dự án bằng chế tài siết chặt quản lý các Ban Quản lý dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng như: tiến hành xếp hạng Ban Quản lý dự án, tư vấn và nhà thầu xây lắp; quy định những điều Ban Quản lý dự án không được làm.
Bên cạnh việc kịp thời xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể, không nhân nhượng với bất kỳ trường hợp vi phạm nào có liên quan khi để công trình không đảm bảo chất lượng, chậm tiến độ, Bộ còn dùng biện pháp đánh vào kinh tế của đối tượng vi phạm, cương quyết dỡ bỏ phần công trình vi phạm về chất lượng công trình, yêu cầu phải tự bỏ kinh phí của mình để hoàn thành sản phẩm đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật dự án.
“Đồng thời tùy theo mức độ vi phạm của các chủ thể để có các mức độ xử phạt như cảnh cáo, hạ mức đánh giá, xếp hạng, cấm tham gia đấu thầu các công trình của ngành Giao thông vận tải... Trên cơ sở đó, từ đầu năm 2014 đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã nghiêm khắc xử lý 14 nhà thầu thi công, 5 nhà thầu tư vấn thiết kế, 10 nhà thầu tư vấn giám sát và 4 Ban Quản lý dự án có vi phạm chất lượng, tiến độ,” Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết.
Cùng với đó, Bộ Giao thông vận tải đã tăng cường nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế từ khâu lập dự án để không phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thi công; áp dụng quy định tăng thời hạn bảo hành công trình lên gấp hai lần so với quy định tối thiểu hiện hành.
Đối với dự án BOT, chỉ cho phép thu phí khi sửa chữa, khắc phục xong các khiếm khuyết về chất lượng; kịp thời chỉ đạo thành lập các tổ nghiên cứu, xử lý khắc phục triệt để các khiếm khuyết về chất lượng như: xử lý hiện tượng “hằn lún vệt bánh xe,” lún nứt trên đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai.
Theo TTXVN
Cả làng tỷ phú xây biệt thự, mua xe hơi nhờ làm nghề đồng nát(责任编辑:Thể thao)
- ·Thu hồi 11 loại thuốc chứa hoạt chất Ranitidine có nguy cơ gây ung thư
- ·Hải quan Quảng Ninh tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng dịch
- ·Chợ online 27 Tết, hoa ly đội giá gấp 3
- ·Nhan nhản bãi xe 'lậu', thu giá cao ngất ở Hà Nội
- ·Những biến chứng nguy hiểm khi phẫu thuật mở góc mắt
- ·Hợp tác giữa cơ quan Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng thực chất
- ·Gần 34 nghìn tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp
- ·Giám đốc 9X chọn khởi nghiệp với thị trường ngách ngành công nghệ
- ·Tự bôi thuốc lột da trị nám khiến khuôn mặt phù nề, cháy đen xì
- ·Người dân 'vật vã' mua vé máy bay, khó đặt taxi sau Tết
- ·Nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, cần chú ý những gì?
- ·Hải quan Hà Tĩnh phối hợp bắt vụ vận chuyển hơn 3 vạn viên ma túy
- ·VIETAGOLD ra mắt loạt mẫu vàng Thần Tài độc lạ đón năm Quý Mão
- ·Chính thức đánh giá năng lực lãnh đạo cấp đội trong ngành Hải quan
- ·Điểm danh 10 doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu lớn nhất
- ·Cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với Thuduc House
- ·Sản xuất công nghiệp: Thấy gì từ các địa phương?
- ·Hải quan Đà Nẵng số thu ngân sách tăng hơn 1.600 tỷ đồng trong 5 năm
- ·Bánh mì có thể chứa chất gây ung thư nếu có dấu hiệu này
- ·Công bố quyết định thành lập Đội Nghiệp vụ Hải quan ga Kép