【cá cược trực tuyến】Thoả lòng tín ngưỡng Vua Hùng
(CMO) Nhân dân cả nước nói chung, người dân vùng đất cực Nam Tổ quốc nói riêng có truyền thống thờ Tổ tiên để tỏ lòng biết ơn đối với những bậc tiền nhân khai hoang mở cõi, cũng như sự tôn kính cha mẹ, ông bà… Chính vì thế mà ở Cà Mau, từ thành thị đến vùng nông thôn, trong mỗi gia đình đều có bàn thờ gia tiên, thờ Tổ của dòng họ, thờ Thành hoàng làng ở đình, miếu trong từng xóm, ấp và ở cấp độ rộng hơn đó là thờ chung một ông Tổ - Vua Hùng.
Tín ngưỡng thờ Vua Hùng ở Cà Mau. |
Trăm năm “Miếu Ông Vua”
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, trong tâm thức của nhân dân ta, Vua Hùng là vị vua Thuỷ Tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng linh thiêng và lan tỏa sâu rộng ra mọi miền đất nước. Trong huyết mạch chung hướng về nguồn cội, tại Cà Mau - mảnh đất cuối trời Nam, Đền thờ Vua Hùng (toạ lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) đã hình thành hơn 1 thế kỷ.
Theo ông Phan Văn Thông, Ban quản lý Đền thờ Vua Hùng, cho biết, Đền thờ Vua Hùng ban đầu chỉ là một cái miếu nhỏ, được cất bằng cây lá địa phương, người dân quanh vùng gọi là “Miếu Ông Vua” nhưng không biết chính xác đây là nơi thờ vị Vua Hùng thứ mấy.
Từ hồi khai khẩn vùng đất Đầu Nai và mở con kênh đào Bạch Ngưu để thông thương vận chuyển hàng hoá thì miếu Ông Vua đã có ngay tại chốn rừng thiêng nước độc này. Miếu do ông Hội đồng Giảng từ miền ngoài vào đây khai hoang lập nghiệp xây cất. Vào Nam, xa quê cha đất tổ nên ông cho tá điền đốn cây lá địa phương cất miếu thờ Vua Hùng ngay tại bờ kênh Bạch Ngưu. Đến ngày giỗ Tổ, Hội đồng Giảng mở hội cúng tế, hát bội, múa lân linh đình. Sau khi Hội đồng Giảng qua đời, ngôi miếu do ông Sáu Sạn trông coi. Đến thời Mỹ - Diệm thì đất đai nơi đây thuộc về đất của Nhà thờ Công giáo. Thấy vậy nên ông Ba Cống dời đền thờ Vua Hùng về phần đất ông xây cất cho đến ngày nay.
Cách đây hơn 20 năm, bà Tô Thị Á (pháp danh Diệu Nghĩa) ở TP Cà Mau cảm động khi thấy có một cái miếu thờ Ông Vua tồn tại hơn trăm năm, nên bà đã ủng hộ hơn 12.000 đô-la Úc cùng với bà con quanh vùng đóng góp xây dựng ngôi đền. Ni cô Thích nữ Diệu Huê và Thích nữ Quảng Tiến lấy mẫu từ Đền thờ Vua Hùng tại TP Hồ Chí Minh về đây xây dựng.
Năm 2006, Đền thờ Vua Hùng hoàn thành và tổ chức Giỗ Tổ rất đông vui. Đền có hình khối vuông, hai cấp mái lượn cong. Bốn mặt đền giống nhau. Mặt chính của đền hướng ra Quốc lộ 63, bên trong đền thờ Tượng Vua Hùng có đôi câu đối: “Thập bát đại khai cơ sáng nghiệp/ Tứ thiên niên kiến thiết bảo tồn”.
Long trọng lễ Giỗ Tổ năm 2021 tại Đền thờ Vua Hùng (ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình). |
Khang trang đền thờ mới
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương xuất phát từ cội nguồn dân tộc, tôn vinh những nhân vật lịch sử có công dựng nước; trở thành một nếp sinh hoạt văn hoá trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam, trong đó có người dân Cà Mau.
Khi Lễ hội Đền Hùng được Nhà nước công nhận là quốc lễ, cũng như Đền thờ Vua Hùng ở xã Tân Phú được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 2011, thì việc trùng tu, tôn tạo di tích được ngành Văn hóa tỉnh, các cấp chính quyền cùng nhân dân quan tâm nhiều hơn.
Để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và tưởng nhớ về cội nguồn, huyện Thới Bình đã triển khai dự án tu bổ, chỉnh trang, nâng cấp Đền thờ Vua Hùng. Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình Trần Minh Nhân cho biết, dự án gồm 2 khu: khu đền chính (khu 1) tại vị trí di tích hiện hữu, với tổng diện tích là 2.057 m2; khu 2 tại vị trí phía Đông Quốc lộ 63 (đối diện vị trí hiện hữu) với diện tích là 6.805 m2, với kinh phí đầu tư xây dựng trên 29 tỷ đồng. Hiện công trình đã hoàn thành các hạng mục như: xây mới Đền Hùng, tu bổ Đền Hùng hiện hữu và các công trình phụ…, sẽ được khánh thành nhân dịp lễ Giỗ Tổ (mùng 10 tháng 3 âm lịch) năm nay.
Quần thể công trình Đền thờ Vua Hùng toạ lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, được trùng tu và xây mới với kinh phí trên 29 tỷ đồng. |
Đền thờ Vua Hùng vừa được xây mới nơi khu 2 tại vị trí phía Đông Quốc lộ 63 (đối diện vị trí hiện hữu) với diện tích 6.805 m2. |
Phấn khởi khi Đền thờ Vua Hùng được xây mới khang trang, bà Trần Thị Sang, 72 tuổi, ngụ ấp Giao Khẩu, bày tỏ: “Tôi sống gần Đền thờ Vua Hùng từ nhỏ đến giờ và đã chứng kiến nhiều thay đổi từ việc cất lại Miếu Ông Vua thành Đền thờ Vua Hùng, rồi trùng tu, sửa chữa. Và giờ là xây mới đền thờ khang trang hơn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tín ngưỡng của bà con, nhất là trong dịp lễ Giỗ Tổ. Có thể nói đây là tấm lòng của người dân Cà Mau đối với các Vua Hùng”.
Ông Nguyễn Văn Lý (ngụ xã Tân Phú) là người làm bánh chưng dâng cúng trong mỗi dịp Giỗ Tổ, chia sẻ: "Năm nào vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, gia đình tôi cũng làm bánh chưng dâng lên Vua Hùng. Năm nay, ngoài bánh chưng, bánh dày, tôi cùng với bà con trong vùng còn nấu xôi, làm bánh tét, bánh ít mang đến Giỗ Tổ. Ngoài xôi trắng ra, còn có xôi màu đỏ, vàng, tím từ màu thực phẩm tự nhiên như trái gấc, lá cẩm tại địa phương. Xôi được làm nhiều màu có ý nghĩa nhằm nhắc lại những giống lúa tốt khác nhau đã được trồng từ thời Hùng Vương mà con cháu chúng ta gìn giữ. Đó chính là tín ngưỡng hiến tế bằng những sản phẩm lao động, thể hiện sáng tạo của tổ tiên, cũng là tín ngưỡng phồn thực cầu sinh sôi nảy nở, phát triển của nông nghiệp”.
Mặt sau của Đền thờ Vua Hùng quay về hướng con kênh đào, sông Bạch Ngưu, theo hướng Miếu Ông Vua ngày xưa. |
“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Ngày Giỗ Tổ là dịp để các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam nhắc nhau về lòng yêu nước, tình đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau theo nghĩa đồng bào, tức là như anh em ruột thịt từ một bào thai mà ra. Ngày Giỗ Tổ còn giúp chúng ta hiểu sâu sắc thêm lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước. Ngày nay, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời dạy của Người đã thấm sâu trong trái tim, khối óc của triệu triệu người con nước Việt, từ đó ra sức bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, góp phần làm rạng rỡ thêm lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam anh hùng./.
Huỳnh Lâm
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cảnh báo ô tô bị thủy kích khi gặp mưa lũ và cách phòng tránh đơn giản
- ·Đà Nẵng: Đô thị Hoà Vang cần hướng đến tiêu chí đô thị xanh
- ·Thành phố Đảo Hoàng Gia chính thức niêm yết giá và chính sách trên nền tảng Vinhomes Market
- ·Tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân còn mắc kẹt trong vụ cháy quán Karaoke An Phú
- ·Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6
- ·Vụ cháy quán Karaoke An Phú: Đã có 32 người tử vong
- ·Lãnh án vì làm giả giấy tờ, lừa bán đất
- ·Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động: Đa dạng hình thức, phong phú nội dung
- ·38.000 vụ vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại bị phát hiện trong Quý III/2018
- ·Đà Lạt nêu lý do Dự án Khu dân cư số 5 chậm xác định giá đất
- ·Tai nạn nghiêm trọng khiến 4 công nhân ngành than thương vong
- ·Phú Yên quy hoạch 496 ha xây dựng khu đô thị tại thị xã Đông Hòa
- ·Cơ hội “vàng” sở hữu bất động sản tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue
- ·Văn phòng, thương mại TNR Goldmark City đa tầng giá trị “hút” nhà đầu tư
- ·Hướng dẫn biện pháp tự vệ đối với hàng dệt may trong Hiệp định CPTPP
- ·Nhà đầu tư Vincom Shophouse Diamond Legacy hồ hởi với cam kết tiền thuê tới 90 triệu/tháng
- ·Quảng Nam trình thống nhất đầu tư 12 dự án phát triển nhà ở
- ·TP.HCM dự kiến thu về 152.682 tỷ đồng từ đấu giá đất xung quanh các nhà ga metro
- ·Không lưu trữ thông tin bí mật nhà nước trên thiết bị kết nối mạng Internet
- ·Thị xã Tân Uyên: Tăng cường xử lý phương tiện vi phạm đậu đỗ trên tuyến ĐT.747B