【clermont đấu với lyon】Đại dịch Covid
3,Đạidịclermont đấu với lyon2 triệu hồ sơ thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia | |
Doanh nghiệp tận dụng lợi thế tương đồng trong thị trường ASEAN | |
Việt Nam - Một thành viên không thể thiếu trong "mái nhà" ASEAN |
Ông Hà Duy Tùng. |
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, xin ông cho biết công tác chuẩn bị cho Hội nghị như thế nào để vừa đảm bảo an toàn vừa đạt được kết quả đã đề ra?
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hầu hết các hội nghị trong kênh Hợp tác Tài chính ASEAN+3 đều được tổ chức theo hình thức trực tuyến, bao gồm cả Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc ngân hàng trung ương ASEAN+3.
Để đảm bảo phù hợp với hình thức họp trực tuyến, đồng chủ trì Việt Nam và Nhật Bản đã thống nhất xây dựng chương trình Hội nghị tập trung vào những nội dung quan trọng nhất của Tiến trình Hợp tác và lược bỏ bớt các nội dung có thể trao đổi qua email. Theo đó, thời gian họp của hội nghị sẽ được rút ngắn xuống còn 3 giờ trong buổi sáng ngày 5/8.
Tuy vậy, Hội nghị vẫn đảm bảo thông lệ bao gồm cả phiên họp chính thức thảo luận về các tiến trình hợp tác và phiên họp không chính thức thảo luận về tình hình kinh tế vĩ mô của khu vực.
Tôi xin khẳng định, những khó khăn của đại dịch không thể cản trở nỗ lực hợp tác của các nước ASEAN+3. Hội nghị lần này cũng không phải hội nghị đầu tiên được tổ chức trong bối cảnh đại dịch.
Tại Hội nghị lần này, các Thứ trưởng Tài chính, Phó Thống đốc ngân hàng trung ương các nước ASEAN+3 sẽ tập trung thảo luận về những chủ đề cụ thể nào, thưa ông?
Tại hội nghị lần này, các Thứ trưởng Tài chính, Phó Thống đốc ngân hàng trung ương các nước ASEAN cùng với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ thảo luận về các sáng kiến hợp tác tài chính của khu vực như: đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM), phát triển thị trường trái phiếu châu Á (ABMI), xem xét những sáng kiến mới về hợp tác tài chính trong ASEAN+3 và thông qua các chính sách và kế hoạch hoạt động trung hạn của Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô khu vực ASEAN+3 (AMRO).
Bên cạnh chương trình nghị sự được thảo luận theo thông lệ, tại hội nghị lần này, các bên sẽ có phiên thảo luận đặc biệt về “Chiến lược, triển khai thực hiện và không gian chính sách chống lại đại dịch Covid-19" để chia sẻ về các biện pháp, chính sách ứng phó với các tác động của đại dịch Covid-19, cập nhật tình hình và đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô của các nước trong khu vực.
Thưa ông, một vấn đề đang được quan tâm đó là hợp tác tài chính trong khu vực ASEAN và ASEAN+3. Xin ông cho biết, Hội nghị này có bàn đến giải pháp để thúc đẩy và thực hiện hiệu quả sự hợp tác đó và giải pháp nào được coi là ưu tiên nhất?
Nhằm tăng cường ổn định kinh tế và tài chính khu vực, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương ASEAN+3 đã thông qua “Định hướng chiến lược tiến trình hợp tác tài chính ASEAN+3 vào tháng 5/2019”. Tiếp đó, Kế hoạch thực hiện định hướng chiến lược tiến trình hợp tác tài chính ASEAN+3 cũng đã được phê duyệt vào tháng 12/2019.
Kế hoạch này bao gồm các sáng kiến: thúc đẩy sử dụng đồng nội tệ cho thanh toán thương mại và đầu tư, cũng như kết nối thanh toán; phát triển sáng kiến toàn diện về tài chính cơ sở hạ tầng; thiết kế các công cụ hỗ trợ để giúp các thành viên giải quyết tốt hơn các vấn đề về cấu trúc kinh tế vĩ mô; hài hòa hóa các sáng kiến hợp tác về tài chính chống biến đổi khí hậu; tăng cường phối hợp chính sách để khai thác lợi ích của tiến bộ công nghệ trong việc giảm thiểu các rủi ro tài chính. Các sáng kiến đã được giao cho các nhóm nghiên cứu triển khai xây dựng báo cáo.
Kể từ năm 1997, khi Tiến trình Hợp tác Tài chính ASEAN+3 được hình thành, đến nay, Việt Nam đã 3 lần chủ trì sự kiện vào các năm 2008, 2010 và 2020. Năm 2020, Việt Nam và Nhật Bản cùng đảm nhận vai trò đồng Chủ tịch Tiến trình hợp tác tài chính ASEAN+3. Tính đến thời điểm hiện tại, cơ bản các công tác chuẩn bị về hậu cần và nội dung đã được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Nhật Bản thống nhất, hoàn thiện với chất lượng cao nhất, đảm bảo cho sự thành công của hội nghị. |
Cũng tại Hội nghị lần này, các nhóm nghiên cứu sẽ báo cáo các kết quả nghiên cứu lên các Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc ngân hàng trung ương nhằm đưa ra định hướng phát triển và hợp tác sau này giữa các nước trong khu vực để tìm ra các biện pháp nhằm thúc đẩy sự hợp tác cũng như cùng nhau xây dựng một mạng lưới an ninh tài chính trong khu vực ASEAN+3 ổn định, hiệu quả.
Trong năm 2020, Bộ Tài chính Việt Nam đóng vai trò đồng chủ trì Tiến trình Hợp tác Tài chính ASEAN+3 cùng với Bộ Tài chính Nhật Bản và các đối tác từ Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Bộ Tài chính đã làm gì để thể hiện rõ vai trò này, thưa ông?
Để đảm nhận vai trò đồng chủ trì, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính Việt Nam đã chủ động trao đổi, thống nhất với các đối tác đồng chủ trì về các sáng kiến sẽ được triển khai trong năm, cách thức triển khai nhằm đạt được các kết quả dự kiến.
Cùng với các đối tác Nhật Bản, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ trì điều phối các hoạt động hợp tác trong các sáng kiến quan trọng của Tiến trình Hợp tác tài chính ASEAN+3 như CMIM, ABMI và định hướng các ưu tiên hợp tác trong tương lai.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng sẽ tham gia phiên thảo luận về chính sách kinh tế vĩ mô và chia sẻ những giải pháp mà Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện để đối phó với đại dịch Covid-19, đảm bảo đạt được mục tiêu kép là phòng chống đại dịch thành công và duy trì tăng trưởng kinh tế.
Tại hội nghị lần này, lãnh đạo Bộ Tài chính Việt Nam cùng với các đối tác Nhật Bản đồng chủ trì các phiên thảo luận về các tiến trình hợp tác khu vực, kiểm điểm tiến độ triển khai các sáng kiến hợp tác và chuẩn bị các nội dung sẽ báo cáo lên các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương tại hội nghị tháng 9 tới.
Việc điều hành thảo luận, thống nhất các ý kiến, tạo đồng thuận trong các vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của Hội nghị, đặc biệt trong bối cảnh một số nước vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn trong nước và không dành nhiều ưu tiên cho các hoạt động hợp tác khu vực.
Với kinh nghiệm và quyết tâm, tôi tin rằng, lãnh đạo Bộ Tài chính Việt Nam sẽ chủ trì thành công các nội dung quan trọng này của Hội nghị, đóng góp tích cực vào kết quả thành công của Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc ngân hàng trung ương ASEAN+3 nói riêng và thành công chung của cả Tiến trình Hợp tác Tài chính ASEAN+3 trong năm 2020.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Công ty cổ phần Tập đoàn thép Tiến Lên bị phạt, truy thu hơn 500 triệu đồng vì vi phạm thuế
- ·Hướng dẫn kiểm tra điện thoại 4G hay 2G một cách dễ dàng
- ·Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD trong 1 năm chủ yếu do lừa đảo qua tin nhắn
- ·Cắm sạc pin điện thoại bằng máy tính có giảm tuổi thọ pin?
- ·BHXH Việt Nam thí điểm cấp lại mật khẩu ứng dụng VssID
- ·Lợi dụng AI tạo ra web, app lừa đảo gắn mã độc chỉ trong vài phút
- ·Huawei Watch D2: Mẫu smartwatch đo huyết áp đầu tiên tại Việt Nam
- ·Trung Quốc phóng tàu Thần Châu 19, đưa thế hệ nhà du hành thứ 3 lên không gian
- ·Sáng nay, Đại hội XIII của Đảng bước vào ngày làm việc đầu tiên
- ·Trung Quốc bán vé du hành vũ trụ
- ·Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2023 trực tuyến với địa phương
- ·HMD Global hợp tác xây dựng giải pháp không gây nghiện smartphone cho trẻ em
- ·Mạo danh sàn thương mại Amazon nhằm lừa đảo người dùng Việt Nam
- ·Trình duyệt web ít 'ngốn' pin laptop nhất hiện nay
- ·Bản tin Cảnh báo: Cẩn trọng đông trùng hạ thảo kém chất lượng tràn ngập mạng xã hội
- ·Mạo danh sàn thương mại Amazon nhằm lừa đảo người dùng Việt Nam
- ·Người nghèo sẽ được hỗ trợ điện thoại thông minh miễn phí
- ·Cảnh báo thủ đoạn kinh doanh đa cấp có dấu hiệu lừa đảo của Skyway
- ·Chủ động phương án ứng phó bão số 13 với mức độ cao nhất cả trên biển và đất liền
- ·Vụ nổ vệ tinh Boeing 'đe doạ' các vệ tinh Trung Quốc