【bóng đá quốc gia ý】Kết nối phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Kinh tế toàn vùng tăng trưởng ổn định
Đánh giá tình hình vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,ếtnốipháttriểnvùngkinhtếtrọngđiểmphíbóng đá quốc gia ý Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM Trần Thị Bình Minh cho biết, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong 10 năm qua có mức tăng trưởng kinh tế ổn định, cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước 1,5 lần. Vùng chiếm 8% diện tích và 17% dân số của cả nước nhưng sản xuất chiếm hơn 40% GDP cả nước, chiếm 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 60% ngân sách quốc gia và là vùng thu hút hơn 50% tổng vốn đầu tư nước ngoài cả nước…
Đáng chú ý, giai đoạn 2011- 2014, tăng trưởng của vùng đạt 10,2%, cả nước đạt 5,7%. Cơ cấu kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã có sự chuyển dịch nhanh và đúng hướng theo xu thế giảm dần tỷ trọng GDP khu vực nông nghiệp-lâm nghiệp- ngư nghiệp và khu vực công nghiệp- xây dựng, tăng dần tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ, môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, trong quá trình hình thành và phát triển, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cùng các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước đã và đang phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, không chỉ tạo ra động lực thúc đẩy sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo chiều hướng tích cực mà còn góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của các tỉnh/thành lân cận trong vùng.
Bên cạnh đó, việc liên kết phát triển kinh tế vùng đã tạo ra một hệ thống hạ tầng kinh tế- xã hội cần thiết xung quanh các dự án như: cầu đường, trường học, trạm xá. Các tuyến đường giao thông như cao tốc TP.HCM - Trung Lương; cao tốc TP.HCM - Long Thành- Dầu Giây đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng đã góp phần tăng cường giao thương hàng hóa và hành khách giữa TP.HCM với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tuy nhiên, vẫn chưa có cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành với các địa phương thật sự hiệu quả trong điều hành cơ chế, chính sách cho vùng. Các tỉnh, thành vẫn chưa tìm được cơ chế, giải pháp phù hợp chung với sự ràng buộc trách nhiệm rõ ràng trong phân công nhiệm vụ giữa các địa phương. Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội các tỉnh, thành trong vùng chưa được đầu tư đồng bộ…
Tăng cường kết nối giao thông
Nêu giải pháp cho sự phát triển của vùng, lãnh đạo các địa phương cho rằng cần có những giải pháp thực hiện hiệu quả liên kết vùng đến năm 2020; cho phép các tỉnh, thành trong vùng được xây dựng cơ chế tài chính ngân sách; tạo nguồn thu để xây dựng phát triển vùng đô thị TP.HCM thành trung tâm tài chính của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Hình thành Quỹ đầu tư trong vùng để tập trung đầu tư các dự án cấp vùng. Nghiên cứu trình Quốc hội ban hành Luật Quy hoạch để công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch được thống nhất và khả thi,...
Liên quan đến hạ tầng giao thông vùng, đại diện UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho rằng nên kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung kết nối tuyến đường sắt đô thị (metro) từ TP.HCM không chỉ đến Long Thành – Đồng Nai mà còn kéo dài đến Vũng Tàu để tạo liên kết giao thông vùng. Chủ tịch UBND tỉnh Long An Trần Văn Cần thì cho rằng, cần xây dựng chương trình liên kết vùng cụ thể, chặt chẽ trong triển khai các quy hoạch xây dựng, đô thị, nông nghiệp, nhất là tập trung đầu tư kết nối hạ tầng về giao thông với các địa phương.
Lo lắng về sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng chưa hiệu quả, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Mai Hùng Dũng nêu dẫn chứng như giữa TP.HCM và Bình Dương cùng xử lý việc ô nhiễm kênh Ba Bò trong nhiều năm qua vẫn chưa xong. “Đó là do cơ chế phối hợp vùng khá rời rạc, chưa có tầm nhìn của Vùng. Vì vậy, muốn khắc phục các địa phương phải tăng cường kết nối, cùng quan tâm đến những lĩnh vực chung như giao thông, ô nhiễm môi trường, đào tạo nguồn nhân lực… cần họp định kỳ 6 tháng/lần để xây dựng từng chương trình cụ thể, những việc làm được và không làm được để đề ra tầm nhìn dài hạn” – ông Mai Hùng Dũng đề nghị.
Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Dĩnh cho biết tình trạng ô nhiễm dòng sông Đồng Nai đáng lo ngại. Vì vậy, cần đưa ra những quy định rõ ràng về quy định nếu phát triển công nghiệp phải là công nghiệp sạch. Liên quan đến kết nối thị trường, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cũng cho rằng việc kết nối giữa các địa phương trong vùng vẫn loay hoay, không biết trồng cây gì, nuôi con gì, tiêu thụ ở đâu? Vì vậy phải kết hợp, tăng cường trao đổi thông tin để tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng để phát huy tiềm năng, lợi thế của Vùng, cần phát huy nội lực của từng địa phương là yếu tố quyết định. Việc liên kết giữa các địa phương rất quan trọng để giúp địa phương cùng phát triển, góp phần thực hiện quy hoạch phát triển vùng đã được thủ tướng phê duyệt.
Ông Nguyễn Thành Phong cũng nhận định hiện nay kết nối giao thông vùng chưa chặt chẽ, còn điểm nghẽn nên sắp tới các địa phương sẽ tăng cường bàn giải pháp kết nối giao thông các tỉnh trong vùng. Ông Nguyễn Thành Phong cho biết TP.HCM sẽ đứng ra chủ trì tổ chức một hội nghị giữa các vùng bàn các giải pháp này. Vì hiện nay vấn đề giao thông trong vùng còn tồn tại nhiều vấn đề mạnh ai nấy làm dẫn đến giao thông chưa được đồng bộ, ách tắc ở cửa ngõ.
Về gắn kết với nguồn hàng của các địa phương, ông Nguyễn Thành Phong khẳng định thời gian qua TP.HCM đã làm công tác này rất tốt với các tỉnh miền Tây, nên các địa phương trong vùng cũng cùng ngồi lại để bàn việc hợp tác đạt hiệu quả.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp số liệu của từng địa phương để có thể thấy từng địa phương đang cụ thể hóa thế mạnh như thế nào. Nếu có thể được thì sẽ có sự so sánh với các vùng kinh tế trọng điểm khác trong cả nước. Trên cơ sở số liệu và quy hoạch của Chính phủ sẽ tiến hành triển khai một số dự án trọng điểm của vùng có sự phối hợp các địa phương.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·GDP tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước
- ·Duy trì thực hiện “mục tiêu kép”
- ·Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ hơn 31.930 tỉ đồng
- ·Tổng đàn heo giảm hơn 31%
- ·Xem xét ban hành văn bản 'Sản xuất tại Việt Nam' ở cấp Thông tư
- ·Sức bật từ nông nghiệp
- ·Nhộn nhịp thị trường trái cây mùa nóng
- ·Hiệu quả mô hình kinh tế tập thể
- ·Sửa quy định giá bán lẻ điện với sinh viên, lao động thuê nhà
- ·Huyện Long Mỹ: Quan trắc độ mặn mỗi ngày 2 lần
- ·Đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác
- ·Tín hiệu vui từ mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị
- ·Nỗ lực xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu
- ·Chi phí đầu tư vụ mía mới tăng
- ·Cần Đước bảo đảm tiến độ các công trình, dự án
- ·65 tỉ đồng đầu tư dự án Nhà máy chế biến lương thực, kho thu mua tạm trữ lúa gạo
- ·Giá dưa lê 7.000 đồng/kg
- ·Hiệu quả từ mô hình xây dựng ấp kiểu mẫu
- ·Sân chơi hữu ích cho nhà nông
- ·Đột phá chỉnh trang đô thị