【ty so 2 in 1】Bác sĩ kể chuyện "thắp hương" xin cứu bệnh nhân phải thay tim, gan cùng lúc
Bác sĩ kể chuyện "thắp hương" xin cứu bệnh nhân phải thay tim,ácsĩkểchuyệnquotthắphươngquotxincứubệnhnhânphảithaytimgancùnglúty so 2 in 1 gan cùng lúc
(Dân trí) - Theo TS.BS Dương Đức Hùng, Giám đốc BV Việt Đức, khi quyết định ghép tim, gan cùng lúc cho bệnh nhân, các bác sĩ chỉ dám nghĩ cơ hội 20%. Dù cơ hội là ít ỏi, nhưng có cơ hội là bác sĩ cố gắng.
Cân não cứu ca bệnh chỉ sống một vài ngày
Chiều 9/10, chia sẻ với báo chí về ca ghép đồng thời 2 tạng tim, gan đặc biệt, lần đầu được thực hiện tại Việt Nam, TS.BS Dương Đức Hùng cho biết, sau 9 ngày được ghép tạng, bệnh nhân này đã có cơ hội sống 80%. "Chúng tôi tin tưởng bệnh nhân sẽ tiếp tục tốt lên, ra viện khỏe mạnh, có chất lượng cuộc sống tốt", TS Hùng nói.
Cuối tháng 9, nam bệnh nhân Đ.V.H. (41 tuổi) được đưa đến Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng suy tim mất bù, suy gan. Trước đó 2 năm, anh H. phát hiện suy tim giai đoạn cuối.
"Hoạt động của tim của bệnh nhân phải thay thế bằng máy tim phổi nhân tạo (ECMO), gan người bệnh cũng suy đến mức phải dùng máy lọc gan để duy trì chức năng. Nếu không có phương pháp khác thay thế, trong 1-2 ngày là chúng tôi mất bệnh nhân", TS Hùng cho biết.
Đúng thời điểm căng thẳng khi không thể có phương pháp thay thế (ghép tạng), chiều 30/9, Bệnh viện Việt Đức nhận được thông tin một người đàn ông 36 tuổi, sống tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An không may bị tai nạn giao thông nghiêm trọng do tự ngã, chết não gia đình đồng ý hiến tạng.
Sau khi ekip của Bệnh viện Việt Đức vào hỗ trợ hồi sức, trưa 1/10, sau nhiều lần đánh giá bệnh nhân chết não, các bác sĩ đã thực hiện lấy tạng, hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Nghệ An ghép 2 thận cho bệnh nhân, một ekip khác mang quả tim, gan của người hiến về Hà Nội.
Có tạng rồi, quyết định ghép như thế nào cũng là một cuộc chiến "cân não".
PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc Bệnh viện chia sẻ, các bác sĩ khi hội chẩn cũng chia "nhiều phe" trước ca bệnh quá khó khăn này.
"Bệnh nhân suy tim, ghép tim là đương nhiên. Nhưng bệnh nhân này cũng suy gan trầm trọng, nếu chỉ ghép tim, bệnh nhân khó có cơ hội sống tiếp vì gan suy.
Vì thế, khi tranh luận để đưa ra quyết định cuối cùng, có bác sĩ ủng hộ ghép, nhưng có người không ủng hộ vì tình trạng người bệnh quá nặng, nếu không thành công, sẽ hỏng 2 tạng có thể cứu được 2 người bệnh khác", PGS Quyết thông tin.
Kết quả sinh thiết gan của bệnh nhân sau đó cho thấy hoại tử 50%, không có cơ hội bình phục, buộc phải ghép gan. Vì thế, chỉ định ghép gan, tim là hợp lý. Nếu chỉ ghép tim, gan hỏng, bệnh nhân cũng không có cơ hội qua khỏi.
"Với một ca bệnh quá nặng, ghép 2 tạng lớn là tim, gan, chúng tôi chỉ dám đưa ra tiên lượng dè dặt, 20%, nhưng bệnh nhân có cơ hội dù ít, bác sĩ vẫn phải cố. Vì thế, Hội đồng khoa học quyết định thực hiện ghép 2 tạng cho người bệnh", TS Hùng chia sẻ.
9 ngày không dám thở mạnh của các y bác sĩ
Tối 1/10, các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức thực hiện ca ghép 2 tạng tim, gan cho nam bệnh nhân.
Sau ca mổ kéo dài 8 giờ đồng hồ, ekip ngoại khoa được "thở" vì đánh giá ngay sau đó cho thấy tim tưới máu, chỉ số ghép gan ổn. Nhưng ngay sau đó, ekip gây mê, hồi sức bước vào cuộc chiến mà các bác sĩ chia sẻ, không dám thở mạnh vì lo lắng.
"Ekip nào cũng có áp lực, nhưng khối ngoại căng thẳng 7-8 tiếng, còn ekip gây mê hồi sức, đến hôm nay, khi bệnh nhân đi được 80% chặng đường rồi họ vẫn rất căng thẳng", Giám đốc Bệnh viện Việt Đức nói.
PGS.TS Lưu Quang Thùy, Giám đốc Trung tâm Gây mê - Hồi sức cho biết, dù ghép tạng đã trở thành kỹ thuật thường quy tại Bệnh viện Việt Đức, nhưng với ca đầu tiên, cùng lúc ghép 2 tạng lớn tim, gan trên một bệnh nhân rất nặng, việc gây mê, hồi sức nhiều rủi ro, áp lực.
"Chúng tôi huy động toàn bộ chuyên gia nhiều kinh nghiệm nhất, mời GS.TS Nguyễn Quốc Kính, chuyên gia đầu ngành chỉ huy chuyên môn về hồi sức. Bệnh nhân được kiểm soát hoàn toàn chức năng tạng ghép trong và sau mổ.
Chúng tôi cũng rất may mắn, khi lãnh đạo Bệnh viện cử ekip vào Nghệ An hỗ trợ hồi sức bệnh nhân trước hiến tạng. Bởi việc hồi sức người cho tạng giúp tạng lấy được tốt nhất, tối ưu cho cuộc ghép", PGS Thùy chia sẻ.
Nói về bệnh nhân may mắn khi được cùng lúc ghép 2 tạng lớn, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, người hiến tạng, người nhận tạng, đó là một nhân duyên.
Người được nhận tạng vốn bệnh nặng, gia đình rất khó khăn. Tài sản anh chị mang đi viện tổng 400 triệu, nhưng không thể vì không đủ tiền, khi mà bệnh nhân có cơ hội sống, bác sĩ lại bỏ qua cuộc mổ.
Theo chuyên gia này, với người khỏe mạnh, có thể nhìn nhận đó là cuộc phẫu thuật quá rủi ro, nhưng với người bệnh, gia đình người bệnh, sự sống với họ dù thêm một ngày cũng là quý giá. Đằng sau mỗi bệnh nhân còn có cả một gia đình. Nam bệnh nhân này, anh mới 41 tuổi, có 2 con nhỏ.
"Vì thế, dù còn một tia hi vọng nhỏ cho bệnh nhân, chúng tôi cũng cố. Trong suốt từ thời điểm đưa ra quyết định, tôi chưa một lần nghĩ các bác sĩ thất bại. Bởi cả Hội đồng chuyên môn của Bệnh viện đã nhấc lên đặt xuống cả 100 lần, tính toán tất cả phương án, và chúng tôi tự tin vào quyết định, vào tay nghề của các bác sĩ.
Chúng tôi cũng thắp hương cầu các giáo sư tổ nghề y phù hộ trước cuộc mổ, sau cuộc mổ. Các bác sĩ tự tin vào tay nghề, vào chẩn đoán, lại có thêm sự phù hộ, chúng tôi càng tin bệnh nhân sẽ có cơ hội sống tiếp cùng vợ con", Giám đốc Bệnh viện Việt Đức chia sẻ.
Đến nay, sau 9 ngày ghép đa tạng, những ngày nguy kịch nhất đã qua, bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục. Hy vọng thời gian ngắn nữa, bệnh nhân tập đi, dần khỏe mạnh.
Theo PGS Quyết, đây là ca ghép đa tạng đồng thời tim gan đầu tiên tại Việt Nam. Trên thế giới, ca đầu tiên được thực hiện vào năm 1984, các bác sĩ mất 11-12 tiếng, đến nay vẫn chưa nhiều ca ghép đa tạng khó như bệnh nhân này có thể được thực hiện.
Cũng theo PGS Quyết, ghép tạng là cơ hội mang lại chất lượng cuộc sống tốt nhất cho bệnh nhân suy tạng.
Mới đây, một bệnh nhân được ghép gan 14 năm, ở Điện Biên và làm nghề phụ hồ xuống Hà Nội thăm các bác sĩ.
"Cuộc sống lao động vất vả, nhưng nhìn vào, không ai biết bệnh nhân từng được ghép gan. Mỗi tháng, bệnh nhân chỉ mất thêm 300 nghìn tiền thuốc ngoài bảo hiểm y tế", PGS Quyết nói.
Ông cũng đánh giá, tay nghề bác sĩ Việt Nam trong ghép tạng là điều không phải bàn cãi. Nhưng cái tuyệt hơn nữa, là khâu tổ chức, thực hiện các cuộc ghép tạng của các bệnh viện ngày càng chuyên nghiệp.
Theo Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, sự thành công của ca ghép đồng thời tim, gan cho cùng một bệnh nhân đầu tiên không chỉ là niềm tự hào của riêng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, mà còn khẳng định cho sự tiến bộ vượt trội của ngành y tế nước nhà.
Sáng 9/10, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cũng đã vào thăm bệnh nhân được ghép đa tạng. Bộ trưởng chúc mừng gia đình người bệnh, đặc biệt chúc mừng, khen ngợi các bác sĩ vượt qua cuộc chiến cân não, quyết định đúng đắn cứu sống người bệnh.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Mời bạn đọc góp ý cho VietNamNet
- ·Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập
- ·Phát hiện và thu giữ 198 kg thực phẩm thối
- ·Mỹ bỏ khẩu trang, Anh ngừng cách ly với người nhiễm Covid
- ·Anh cưới tôi chỉ vì bố tôi là sếp
- ·Trực thăng 'bí ẩn' của Mỹ hạ cánh ở biên giới Ukraine
- ·Quản lý chặt hoạt động thu mua và tiêu thụ sầu riêng ở tỉnh Đắk Lắk
- ·'Mỏ vàng' du lịch từ chợ Giáng sinh Brussels
- ·Giá xăng dầu hôm nay 02/12: Tăng do căng thẳng Trung Đông chưa hạ nhiệt
- ·Lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình
- ·Con đường đau khổ bốn mùa ngập nước
- ·“Cùng hành động để người khuyết tật tiếp cận và sống độc lập”
- ·Bảo lưu thời gian đóng thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần
- ·Đề xuất tăng mức hỗ trợ từ ngân sách cho người nghèo tham gia bảo hiểm y tế
- ·Sở Tư pháp thực hiện hiệu quả công tác cải cách tư pháp
- ·TP.HCM: Gần 500 vụ vi phạm trong kinh doanh mỹ phẩm, dược liệu, thực phẩm chức năng
- ·Bắt đối tượng vận chuyển 431 viên ma túy từ Lào về Việt Nam
- ·Quy định biển số định danh có hiệu lực: Thị trường xe cũ đìu hiu
- ·Muốn giúp tình cũ nhưng tôi sợ vợ
- ·Chiều ở Phước Tích