【soi kèo stoke city】Bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch
Từng được ví như một "Tiểu Tràng An" của Việt Nam,ảotồnpháthuygiátrịditíchgắnvớipháttriểndulịsoi kèo stoke city Hưng Yên có hệ thống di sản văn hóa phong phú, đa dạng, đây là một trong những yếu tố để tạo nên vùng đất có bản sắc văn hóa riêng biệt, trường tồn theo thời gian. Các cấp chính quyền tỉnh Hưng Yên luôn quan tâm đầu tư, trùng tu, tôn tạo các di tích để đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng, phát triển du lịch.
Đền Mẫu là một trong những di tích nằm trong Khu di tích Quốc gia đặc biệt Phố Hiến.
Bảo tồn các di tích văn hóa
Tỉnh Hưng Yên hiện có 1.802 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 3 di tích, khu di tích được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt; 175 di tích, cụm di tích được xếp hạng cấp quốc gia; 7 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia, cùng hàng ngàn tài liệu, hiện vật, cổ vật có giá trị.
Hưng Yên là nơi lưu giữ hơn 500 lễ hội truyền thống mang đậm văn hóa, phong tục Việt, như: Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến (thành phố Hưng Yên), Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung (Khoái Châu), Lễ hội cầu mưa ở Lạc Hồng (Văn Lâm), Lễ hội đền Đậu An (Tiên Lữ)..., cùng hàng trăm làng nghề truyền thống, như: Hương xạ thôn Cao, đan đó Thủ Sỹ, hoa - cây cảnh Văn Giang, đúc đồng Lộng Thượng. Tỉnh có nhiều đặc sản nổi tiếng hấp dẫn du khách, như: nhãn lồng, gà Đông Tảo, bún thang lươn, chè sen long nhãn...
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), điểm nổi bật của hệ thống di tích lịch sử ở Hưng Yên là mật độ di tích dầy đặc, bao gồm nhiều loại hình di tích phong phú, đa dạng, được phân bố đều ở các địa phương, thể hiện sự tri ân, tôn thờ các vị anh hùng đã có công dựng nước, giữ nước (Ngũ vị sơn thần thời Hùng Vương, Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuận...); thờ các nhân vật huyện thoại chứa đựng khát vọng tình yêu, sự chung thủy (Chử Đồng Tử - Tiên Dung, Tống Trân - Cúc Hoa). Bên cạnh đó, Hưng Yên còn được biết đến là nơi có những dòng sông cổ, ngôi làng cổ đã tạo nên nét độc đáo riêng có.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, ngày 8/10/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU về Chương trình bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Nghị quyết số 13-NQ/TU). Đến nay, việc thực hiện Nghị quyết đã đạt kết quả khả quan.
Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành 11 văn bản, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các ban, sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành 44 chương trình, kế hoạch, văn bản triển khai thực hiện. UBND cấp huyện thường xuyên rà soát, kiểm tra thực trạng các di tích bị xuống cấp để có các biện pháp khắc phục kịp thời; ưu tiên các di tích xuống cấp đưa vào Đề án “Tu bổ, chống xuống cấp di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025”. Từ tháng 10/2021 đến nay, tỉnh đã đầu tư tu bổ, chống xuống cấp cho 41 di tích xếp hạng cấp quốc gia, với tổng kinh phí gần 222 tỷ đồng, 37 di tích xếp hạng cấp tỉnh với kinh phí đầu tư tu bổ gần 150 tỷ đồng và 25 di tích khác với kinh phí trên 70 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Duy Hưng nêu rõ, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025 tôn tạo, chống xuống cấp trên 100 di tích xếp hạng quốc gia, xếp hạng cấp tỉnh từ nguồn ngân sách các cấp và huy động từ nguồn xã hội hóa theo mức độ xuống cấp của di tích; công nhận 5 di tích quốc gia; 30 di tích cấp tỉnh…Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, trên cơ sở nguồn kinh phí được nhà nước hỗ trợ, nhiều địa phương đã huy động được bằng nguồn xã hội hóa đóng góp từ nhân dân, các tổ chức kinh tế-xã hội, các nhà hảo tâm để tu bổ, chống xuống cấp cho di tích. Đặc biệt, các nhà hảo tâm, nhân dân địa phương cũng đóng góp hàng trăm tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo, tu sửa trên 100 di tích xếp hạng quốc gia, cấp tỉnh.
Gắn với phát triển du lịch
Nhiều năm qua, một số di tích trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã trở thành điểm đến quen thuộc đối với du khách thập phương như: Khu di tích Phố Hiến; Khu di tích Đa Hòa - Dạ Trạch; Di tích đền An Xá (Đậu An); Di tích đền Phù Ủng; Di tích chùa Nôm, làng Nôm…
Thành phố Hưng Yên hiện lưu giữ, bảo tồn khoảng 200 di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật, trong đó có một Khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến, 20 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 30 di tích xếp hạng cấp tỉnh, trên 100 bia ký và hàng nghìn cổ vật có giá trị với nhiều phong cách kiến trúc độc đáo đan xen giữa văn hóa thuần Việt với phương Đông và phương Tây. Trong đó, nổi bật nhất là khu Di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến - đây là một quần thể các công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, mang những dấu ấn riêng, thể hiện những giá trị độc đáo trong hệ thống đô thị cổ Việt Nam, nổi tiếng với câu ca “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.
Chủ tịch UBND thành phố Hưng Yên Doãn Quốc Hoàn cho biết, trải qua những thăng trầm của lịch sử, Phố Hiến ngày nay không còn là một thương cảng nhưng những dấu tích của một thời hưng thịnh vẫn còn rất đậm nét trong các công trình kiến trúc, tập quán và nếp sống của cộng đồng dân cư. Nổi bật trong đó là những công trình kiến trúc thuần Việt, như: Chùa Chuông, chùa Nễ Châu, đình chùa Hiến, đền Mẫu, đền Mây, đền Kim Đằng, Văn Miếu Xích Đằng. Bên cạnh đó, Phố Hiến còn có những công trình kiến trúc của người Việt kết hợp với kiến trúc Trung Hoa và phương Tây như: Đông đô Quảng Hội, đền Thiên Hậu, chùa Phố, Võ Miếu...
Theo ông Doãn Quốc Hoàn, sau 4 năm tạm dừng bởi dịch COVID-19, cuối tháng 2, đầu tháng 3/2024, thành phố đã tổ chức Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, nhằm tái hiện, khắc họa sống động, giúp du khách hình dung về cảnh tấp nập "trên bến dưới thuyền" của thương cảng Phố Hiến xưa. Qua đó, giúp du khách, người dân có cơ hội tìm hiểu những giá trị tinh thần, mang đậm nét lịch sử của mảnh đất Phố Hiến, cùng thưởng thức sự tinh tế, phong phú của các loại hình nghệ thuật mang bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, khu vực Đồng bằng sông Hồng nói riêng.
Thống kê 3 tháng đầu năm 2024, thành phố Hưng Yên đón hơn 160.000 lượt khách đến tham quan, chiêm bái và tổ chức hướng dẫn cho hơn 70 đoàn khách đến tham quan. Bình quân mỗi ngày, các điểm di tích trên địa bàn thành phố đón 1.500 - 2.000 lượt khách, riêng các ngày lễ, tết, lượng khách đến các di tích đền, chùa tại thành phố lên tới 9.000 - 10.000 lượt khách. Đây là tín hiệu lạc quan cho ngành du lịch thành phố nói riêng, tỉnh Hưng Yên nói chung trong năm 2024.
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đỗ Hữu Nhân cho rằng, Hưng Yên sở hữu tiềm năng phát triển với nền văn hóa đậm đà bản sắc cùng nhiều làng nghề, khu di tích lịch sử. Tuy nhiên, du lịch tỉnh lại gặp những khó khăn nhất định. Trong đó, phải kể đến là thiếu các sản phẩm du lịch đặc thù. Việc liên kết giữa các sản phẩm du lịch, không gian du lịch của tỉnh với các sản phẩm không gian du lịch Đồng bằng sông Hồng còn hạn chế. Các sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh gắn với các khu điểm di tích trong tỉnh còn mang tính thời vụ, chủ yếu vào mùa Xuân, mùa lễ hội…
Thời gian tới, Hưng Yên tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật kết hợp phương pháp thi công truyền thống vào việc tu bổ, tôn tạo, phục dựng di tích bảo đảm nguyên tắc tu bổ, phục hồi di tích; tiếp tục triển khai việc điều tra, sưu tầm, nghiên cứu toàn diện các Di sản Văn hóa phi vật thể của tỉnh, nhất là những di sản tiêu biểu có nguy cơ bị thất truyền. Bên cạnh đó, tỉnh đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, quảng bá, như: xây dựng chuyên trang, chuyên mục về Di sản văn hóa, giới thiệu những giá trị di sản, các tour, tuyến du lịch khai thác di sản; tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, các nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quảng bá tiềm năng, giá trị của di sản. Đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc của Hưng Yên, như: du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống, du lịch lễ hội, du lịch sinh thái cảnh quan đê sông Hồng, du lịch nghỉ dưỡng...
Theo TTXVN
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Những hợp tác xã sáng tạo, vượt khó để phát triển
- ·Nền tảng thực hiện nhiệm vụ "trồng người”
- ·VNPT Bình Phước giới thiệu 3 giải pháp điều hành y tế thông minh
- ·Ðồng lòng xây dựng nông thôn mới
- ·Phụ nữ Long An vận động thực hiện công tác xã hội trên 8 tỉ đồng
- ·Chiến! Em đã đi rồi ư?
- ·Kiểm soát sức khoẻ trẻ béo phì
- ·Kết nối yêu thương hỗ trợ chị Hoàng Thị Mến 150 triệu đồng
- ·Rơm 'gặp thời'
- ·Thông tin về sức khỏe của lưu học sinh Việt Nam tại Vũ Hán
- ·Giá xăng dầu hôm nay 16/9/2024: 'Ngóng' tin từ cuộc họp về lãi suất của Fed
- ·Giờ ra chơi thân thiện
- ·Người lao động có mức thưởng tết cao nhất gần 124 triệu đồng
- ·Sinh viên khởi nghiệp
- ·Lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng
- ·Công bố ca bệnh thứ 30 tại Việt Nam dương tính với COVID
- ·Bộ Giáo dục và Đào tạo chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2022
- ·Không chủ quan với bệnh tim mạch ở trẻ nhỏ
- ·Đừng cố hỏi chồng theo cách hỏi cung…
- ·Cảm xúc những nụ hôn