【hạng ba tây ban nha】Năm 2020 ngành NN&PTNT chú trọng phát triển nông nghiệp hàng hoá
(CMO) “Ngành nông nghiệp cần tiếp tục tập trung cơ cấu lại sản xuất, chú trọng phát triển nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, tăng cường khâu chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy sản, giữ chất lượng và chữ tín đối với sản phẩm nông nghiệp như: lúa gạo Sóc Trăng ST, trái cây, tôm sạch… chú trọng mở rộng phát triển thị trường, nhất là thị trường EU và xem đây những khâu đột phá trong năm 2020 và những năm tiếp theo”.
Đó là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị Tổng kết năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020 của ngành NN&PTNT vào Chiều ngày 23/12. Điểm cầu Cà Mau có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Huỳnh Khải dự.
Năm 2019, Ngành NN&PTNT tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, vận hành theo cơ chế thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ mới là động lực chủ yếu tạo giá trị gia tăng và đổi mới mô hình tăng trưởng; vượt qua thách thức, khai thông thị trường xuất nhập khẩu; môi trường đầu tư được cải thiện, sức cạnh tranh quốc gia của nông sản hàng hóa có nhiều tiến bộ. Hoàn thành và vượt 03/04 chỉ tiêu, đó là: Kim ngạch xuất khẩu Nông lâm thủy sản ước đạt 41,3 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt mức cao 10,4 tỷ USD, tăng 19,3%; Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 41,85%; Tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 54%, có 111 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Chỉ tiêu đạt thấp là tăng trưởng GDP 2,2% (chủ yếu do bệnh dịch tả lợn Châu Phi làm giảm khoảng 1,1% tăng trưởng toàn ngành).
Tuy nhiên, nhìn nhận tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng ngành NN&PTNT vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế mà ngành cần khắc phục trong năm tới. Đó là cơ cấu lại nông nghiệp triển khai chưa đồng đều ở các địa phương. Công nghiệp chế biến sâu chưa phát triển theo yêu cầu, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế sản xuất thấp; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu có dấu hiệu chững lại do giá xuất khẩu nhiều nông sản chủ lực giảm; tiến độ để giải quyết "Thẻ vàng" của EC đối với đánh bắt hải sản còn chậm; sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, cháy rừng tiếp tục diễn ra; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, quản lý ATTP vẫn rất khó khăn, phức tạp; khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các vùng, miền khá lớn.
Quang cảnh hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 của ngành NN&PTNT |
Năm 2020, tình hình thế giới, khu vực được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, ngành nông nghiệp tiếp tục xác định đối mặt với nhiều khó khăn cố hữu và đang đứng trước những thách thức mới đòi hỏi ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ trong năm mới.
Theo đó, ngành NN&PTNT cũng đặt ra chỉ tiêu cơ bản năm 2020 của ngành: Tốc độ tăng trưởng GDP ngành 2,8 - 3%; Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản khoảng 2,9 - 3,05%; Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên 42 tỷ USD; Tỷ lệ che phủ rừng 42%; Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 59%; ít nhất 121 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; Thành lập mới 2.000 HTX nông nghiệp; cả nước có 17.000 HTX nông nghiệp; Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 96%.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị ngành NN&PTNT và các địa phương, cần tập trung giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả cơ cấu ngành nông nghiệp. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn. Quan tâm đẩy mạnh việc trồng rừng, phát triển sản phẩm dưới tán rừng. Thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, nông thôn mới. Tăng cường kiểm tra kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng giá cả đầu vào cho nông nghiệp, áp dụng công nghiệp 4.0 vào sản xuất nông nghiệp.
Cùng với việc tăng cường các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, ngành cũng cần thực hiện quyết liệt đồng bộ hiệu quả khuyến nghị của EC đưa ra, sớm lấy lại “Thẻ xanh” thay vì “Thẻ vàng” và loại bỏ hoàn toàn “Thẻ đỏ” trong xuất khâu tôm. Việc làm này không chỉ là trách nhiệm của Bộ NN&PTNT mà chính là nhờ vào sự phối hợp chủ động quyết liệt tích cực từ phía chính quyền địa phương, nhất là các địa phương như: Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định, Quảng Nam, và một số tỉnh phía Bắc. Quyết tâm phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, đứng hàng đầu thế giới.
Hồng Nhung
(责任编辑:La liga)
- ·Tây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước
- ·Nửa triệu người Việt bị lộ dữ liệu tài khoản Facebook cần biết điều này!
- ·Uber sẽ sớm phải rút khỏi thị trường châu Á và châu Phi?
- ·Sacombank thoái toàn bộ vốn tại BCCI, công ty từng liên quan ông Trầm Bê
- ·BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- ·Xây dựng thành phố thông minh: Giải pháp từ mô hình đối tác công
- ·Vietcombank nói gì về vụ ngân hàng bị cướp tiền tỷ ở Trà Vinh?
- ·Bí ẩn vật thể lạ di chuyển lơ lửng trên Mặt trăng
- ·Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
- ·Bí ẩn dấu vết lạ trên Mặt trăng sao Thổ nghi là mặt người ngoài hành tinh
- ·Chủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệm
- ·Xây dựng thành phố bền vững tại Việt Nam: Cần nhiều hơn kinh nghiệm từ quốc tế
- ·Cận cảnh nhà máy biến rác thành điện đầu tiên ở Đông Nam Á tại Hà Nội
- ·Tiết lộ điều cuối cùng Mặt Trời sẽ làm trước khi chấm sứt sự sống
- ·Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- ·Lý lịch ấn tượng của Phó Tổng giám đốc ABBank mới được bổ nhiệm
- ·Tòa nhà cao thứ 8 thế giới của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tại TP.HCM ‘hoành tráng’ cỡ nào
- ·Sau vụ bác sĩ David Đào, vận đen liên tiếp kéo đến với hãng bay Mỹ
- ·Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- ·Nhiều hãng xe của Đức đứng trước nguy cơ bị phạt hàng tỷ Euro