【johor darul takzim vs】Phấn đấu đủ nguồn lực phòng, chống dịch và cân đối ngân sách
Trung ương và địa phương gồng mình chi chống dịch
Theấnđấuđủnguồnlựcphòngchốngdịchvàcânđốingânsájohor darul takzim vso Bộ Tài chính, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thu, chi, cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021.
Để ứng phó với dịch bệnh, từ đầu năm 2021 đến nay, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất ban hành và ban hành theo thẩm quyền các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất. Đồng thời, thực hiện miễn tiền chậm nộp thuế, tiền chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền chậm nộp tiền thuê đất năm 2020 và 2021 để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Hồng Vân |
Theo Bộ Tài chính, dự kiến tổng giá trị gói hỗ trợ là trên 139 nghìn tỷ đồng. Trong đó gia hạn thuế, tiền thuê đất khoảng 115 nghìn tỷ đồng; miễn giảm thuế, phí, lệ phí, tiền chậm nộp khoảng 24,3 nghìn tỷ đồng.
Đây là gói hỗ trợ rất lớn trong bối cảnh thu ngân sách gặp khó khăn. Mặc dù kết quả thu NSNN 9 tháng ước đạt 80,2%, tăng 9,2% so cùng kỳ năm 2020; tuy nhiên, từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát đến nay, thu nội địa từ thuế và phí có xu hướng giảm (tháng 6 tăng 9,1%, tháng 7 giảm 10,8%, tháng 8 giảm 21% và tháng 9 giảm 26,5% so với cùng kỳ năm 2020), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu các tháng 8 và 9 cũng giảm mạnh.
Bên cạnh gói hỗ trợ về tài khóa, NSNN đã ưu tiên dành cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Nguồn dự phòng của ngân sách Trung ương (NSTW) với số tiền 17,5 nghìn tỷ đồng đã phải sử dụng phần lớn cho nhiệm vụ phòng, chống Covid-19.
Địa phương cũng tốn kém không ít khi chi cho công tác chống dịch. Tính đến hết tháng 8/2021, các địa phương cũng đã sử dụng 16,3 nghìn tỷ đồng trên tổng số 20,3 nghìn tỷ đồng cho nhiệm vụ phòng, chống dịch và nhiệm vụ đột xuất phát sinh khác.
Đảm bảo dự toán cân đối ngân sách năm 2021
Các mục tiêu về dự toán cân đối NSNN đề ra hàng năm luôn được ngành Tài chính nỗ lực phấn đấu và kiên định trong tâm thế như thực hiện pháp lệnh. Chính vì thế mà có những năm rất khó khăn nhưng ngành Tài chính vào thời điểm cuối cùng của năm luôn cán đích với số thu vượt dự toán.
Năm 2020 đã từng như vậy. Nhưng dịch bệnh trong năm nay diễn biến phức tạp và nghiêm trọng hơn nhiều, đặt ra vấn đề là ngành Tài chính phải thực hiện quyết liệt hơn, cùng với việc cả nước khống chế được dịch bệnh sẽ kéo theo việc chi ngân sách cho phòng, chống dịch bớt căng thẳng, sẽ là cơ sở để ngành Tài chính đảm bảo tổng thể dự toán ngân sách năm 2021.
Ước tính chi chống dịch cần khoảng 47-68 nghìn tỷ đồng Thời gian tới dự báo sẽ tiếp tục phát sinh nhu cầu tăng chi lớn cho công tác phòng, chống dịch. Tổng hợp báo cáo của các bộ và địa phương, nhu cầu tăng chi ngân sách nhà nước cho phòng, chống dịch Covid-19 theo các kịch bản ước tính cần khoảng từ 47-68 nghìn tỷ đồng. Trong đó, cần nguồn lực lớn để chi cho mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế cho phòng, chống dịch cũng như mua vắc-xin tiêm phòng cho người dân. Theo ước tính, mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế cho phòng, chống dịch, dự kiến trong năm 2021 ngân sách Trung ương tăng chi và hỗ trợ cho các địa phương khoảng 25-30 nghìn tỷ đồng. |
Trong tháng 9, tình hình kiểm soát dịch Covid-19 đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên, dự báo dịch vẫn còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, tác động làm giảm thu và tăng chi NSNN cho phòng, chống dịch.
Với nguồn lực còn lại của trung ương và địa phương, trong bối cảnh thu NSNN từ hoạt động sản xuất - kinh doanh giảm, nhất là ở các địa phương trọng điểm bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh; NSNN phải tăng chi lớn cho phòng chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch bệnh, cân đối NSNN khó khăn, để đảm bảo nguồn lực cho phòng chống dịch, Bộ Tài chính đang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp.
Trong đó, tập trung kiểm soát dịch bệnh, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực thúc đẩy và phục hồi tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm, qua đó tạo thêm nguồn thu cho NSNN. Đồng thời, Bộ Tài chính tăng cường công tác quản lý thu, đôn đốc xử lý, thu hồi nợ đọng, phấn đấu tăng thu ở những lĩnh vực, địa bàn có điều kiện, để bù đắp số giảm thu do ảnh hưởng của dịch bệnh, có thêm nguồn lực chi cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo cân đối NSNN năm 2021.
Bộ Tài chính cũng tiếp tục huy động thêm các nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của cộng đồng doanh nghiệp, người dân để chi cho công tác phòng chống Covid-19, giảm áp lực cho cân đối NSNN.
Với việc thực hiện các giải pháp nêu trên, cùng với triển khai tiêm chủng cho người dân trên diện rộng và tình hình dịch bệnh ở các tỉnh phía Nam đang được kiểm soát theo hướng ngày càng tích cực, các hoạt động sản xuất - kinh doanh ở một số địa phương đang dần được nới lỏng từ cuối tháng 9, đầu tháng 10, dự kiến nhu cầu chi cho phòng, chống dịch trong những tháng còn lại của năm sẽ bớt căng thẳng. Đây cũng là cơ sở để ngành Tài chính phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính – NSNN đã đề ra.
Cắt giảm chi tiêu hàng chục nghìn tỷ đồng để dành chống dịch Trong bối cảnh khó khăn nhiều bề như hiện nay, yêu cầu “thắt lưng buộc bụng” đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. Chính phủ đã yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, chủ động điều chỉnh, rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai (bao gồm cả vốn ODA chậm giải ngân) theo quy định, để tập trung nguồn lực chi cho phòng, chống dịch Covid-19. Nói, làm và hiện nay đã có những kết quả cụ thể. Đến nay, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung dự phòng NSTW là 14,62 nghìn tỷ đồng từ nguồn cắt giảm, tiết kiệm chi của NSTW năm 2021; các địa phương cũng được bổ sung dự phòng ngân sách địa phương (NSĐP) từ nguồn cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên của NSĐP năm 2021 khoảng 6 nghìn tỷ đồng, để chi cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Bên cạnh nguồn dự phòng, Trung ương cũng dành thêm các nguồn lực khác (như nguồn tiết kiệm chi và nguồn chưa sử dụng năm 2020 chuyển sang năm 2021) và huy động sự đóng góp của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác thông qua Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19), để chi cho công tác phòng chống dịch, với tổng nguồn lực khoảng 55,7 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả số kinh phí 14,62 nghìn tỷ đồng nêu trên). Đến nay đã sử dụng khoảng 30 nghìn tỷ đồng, còn khoảng 25,7 nghìn tỷ đồng. Các địa phương cũng dành thêm nguồn lực từ Quỹ dự trữ tài chính, nguồn cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên để chi cho phòng chống dịch. Tổng nguồn lực dự kiến là 46 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả số kinh phí 6 nghìn tỷ đồng nêu trên), đến hết tháng 8/2021 đã chi cho công tác phòng chống dịch là 25,8 nghìn tỷ đồng, còn lại khoảng 20,2 nghìn tỷ đồng. Những con số trên đều không hề khô khan mà nói lên một điều rằng, công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã ngốn những số tiền không nhỏ. Trong khó khăn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đã tiết kiệm phải tiết kiệm hơn nữa. Ngoài việc cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng NSTW và NSĐP, tập trung cho phòng, chống dịch Covid-19. Thậm chí, điều chỉnh, cắt giảm, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi, đảm bảo cân đối NSNN năm 2021 trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định. Những quyết sách kịp thời đó đã dôi ra số tiền không nhỏ, rất có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Bài học về tiết kiệm chi tiêu không bao giờ cũ. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Đòi nợ không được, thuê xã hội đen cưỡng đoạt xe ô tô
- ·Chốt cửa sát hại vợ ở Hà Nội và sự xuất hiện kịp thời của hai đứa con
- ·Chân tướng hotgirl cầm đầu đường dây mua bán ma túy ở Đà Nẵng
- ·Đang nhậu đòi về, nhóm thanh niên chém nhau dao dính trên lưng
- ·Bảo hiểm Fubon Life Việt Nam chi trả hơn 620 triệu đồng cho một khách hàng
- ·Doanh nhân trẻ nỗ lực cống hiến phát triển đất nước
- ·ĐH Kinh tế TPHCM hợp tác với NH Phương Đông
- ·DANAMECO: Giữ thị phần dược phẩm trong nước
- ·Thiệt hại do nổ bom mìn biết đòi ai bồi thường?
- ·HSBC: Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2011
- ·' Ngôi nhà mơ ước' mang hơi ấm đến với người nghèo Điện Biên
- ·Hôm nay, xét xử vụ ‘thổi’ giá ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội
- ·Chân tướng đối tượng bắn thiếu tá công an ở Thanh Hóa khi vây bắt tội phạm
- ·Xử phúc thẩm vụ án Đồng Tâm: Các bị cáo được nói lời sau cùng
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn cuối tháng 10/2016
- ·Nhiều cái nhất trong vụ án Trịnh Sướng sắp được xét xử ở Đắk Nông
- ·Người đàn ông ở Thái Bình sát hại người tình rồi tự tử
- ·Nữ tiếp viên hàng không đề nghị tăng án đối với tài xế xe Mercedes
- ·Nhu cầu của vợ cao tôi luôn phải “trốn”
- ·Người đàn ông bị chém chết trong chòi, xác cụ ông 72 tuổi bên chuồng bò