会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ajax vs psv】Cẩn thận với bệnh liên cầu lợn ở người!

【ajax vs psv】Cẩn thận với bệnh liên cầu lợn ở người

时间:2024-12-23 20:33:00 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:885次

Người chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh và sử dụng sản phẩm từ lợn bệnh chưa được nấu chín đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh liên cầu lợn. Biện pháp phòng bệnh liên cầu lợn được ngành y tế khuyến cáo đối với người dân là, tránh xa những nguy cơ trên và đến ngay cơ sở y tế nếu phát hiện những triệu chứng nghi ngờ…

 Người dân cần đến ngay cơ sở y tế khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ. Trong ảnh: Khám bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tỉnh Ảnh: H.THUẬN

Đặc điểm, triệu chứng bệnh

Bệnh liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn liên cầu lợn có tên khoa học là Streptococcus suis (S.suis) lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn mắc bệnh. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng nhưng hay gặp nhất là hai thể viêm màng não và sốc nhiễm khuẩn. Thể viêm màng não thường kèm theo giảm thính lực, có thể gây điếc không hồi phục. Ở thể sốc nhiễm khuẩn, bệnh nhân thường có phát ban xuất huyết thành từng đám lan tỏa kèm theo rối loạn đông máu nội mạch rải rác, dễ tiến triển nhanh thành suy đa phủ tạng, tỷ lệ tử vong từ 5 - 20%. Nếu khỏi thì thời gian hồi phục thường kéo dài. Theo nhận định của Bộ Y tế, bệnh thường xảy ra dưới dạng các trường hợp tản phát, tuy nhiên cũng có thể gây ảnh hưởng thành những vụ dịch trên động vật và người.

Khi lợn bị mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (hay còn gọi là bệnh tai xanh), vi khuẩn S.suis có thể phát triển mạnh hơn và làm tăng nguy cơ lây bệnh sang người. Các ổ dịch liên cầu lợn ở người thường liên quan đến việc bùng phát các ổ dịch tai xanh ở lợn. Hầu hết các týp vi khuẩn S.suis còn nhạy cảm cao với kháng sinh.

Theo Bộ Y tế, tác nhân gây bệnh liên cầu lợn ở người là do vi khuẩn S.suis. Vi khuẩn S.suis có sức đề kháng kém, dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn thông thường như xà phòng, cloramin, nước javen, nước vôi, nhiệt độ trên 60oC và ánh sáng mặt trời. Nước xà phòng nồng độ 1/500 có thể diệt vi khuẩn trong vòng 1 phút. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể tồn tại lâu trong phân lợn ở nhiệt độ 00C trên 100 ngày, 90C trong khoảng 10 ngày, từ 22 - 250C trong khoảng 8 ngày. Vi khuẩn S.suis có thể sống trong xác lợn chết trong 6 tuần ở điều kiện nhiệt độ 400C, đây cũng có thể là nguồn lây nhiễm cho người.

Người bị nhiễm vi khuẩn S.suis thường do tiếp xúc trực tiếp với lợn như chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển hoặc sử dụng các sản phẩm từ lợn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, có khoảng 30 - 40% bệnh nhân không có tiền sử dịch tễ rõ ràng. Vi khuẩn S.suis xâm nhập qua các vùng tổn thương hở trên da hoặc niêm mạc, khu trú và phát triển tại chỗ, qua hạch bạch tuyết vào máu và gây bệnh cho nhiều cơ quan, phủ tạng. Cho tới nay, chưa ghi nhận sự lây truyền từ người sang người. Mọi người đều có thể cảm nhiễm với vi khuẩn S.suis. Bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn có nhiều triệu chứng khác nhau như sốt cao, đau đầu, nôn, buồn nôn, ù tai…

Chủ động phòng bệnh

Một trong những biện pháp phòng bệnh được ngành y tế đưa ra là tuyên truyền rộng rãi cho người dân về bệnh liên cầu lợn để chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống. Việc tuyên truyền cần chú ý tập trung vào nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao như người chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ lợn, bán thịt lợn tươi sống và những người nội trợ trực tiếp chế biến sản phẩm tươi sống từ lợn. Để phòng bệnh, người dân không nên giết mổ hay tiêu thụ lợn mắc bệnh, lợn chết; thực hiện vệ sinh ăn uống, không ăn thịt hoặc phủ tạng lợn chưa nấu kỹ. Người tiêu dùng chỉ nên mua thịt lợn đã được cơ quan thú y kiểm dịch; sử dụng các phương tiện bảo hộ như găng tay, ủng, kính bảo vệ mắt khi tiếp xúc với lợn bị bệnh. Khi có vết thương hở hoặc có các vùng da bị tổn thương không nên giết mổ lợn hoặc chế biến thịt lợn tươi sống; hoặc nếu có thì cần băng kín vết thương trước khi tiếp xúc và dùng chất khử trùng sau khi làm việc…

Các bác sĩ cũng khuyên rằng, khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăm sóc, giết mổ lợn bệnh, chết hoặc ăn sản phẩm từ lợn không bảo đảm vệ sinh cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế để được khám, điều trị và xử lý kịp thời. Vi khuẩn S.suis có thể phát triển và gây bệnh cho lợn tại các ổ dịch lợn tai xanh, do đó người dân cần báo cho cơ quan thú y ngay khi phát hiện tình trạng lợn ốm, chết, lợn sẩy thai bất thường để xác định nguồn bệnh và có biện pháp xử lý tiêu hủy đúng quy định của ngành thú y.

 

 CẨM LÝ

 

 

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Điện Biên phát hiện 3 ca dương tính lần 1 với SARS
  • 41 hộ dân ở Thái Bình sắp được giao đất sau 26 năm mòn mỏi chờ đợi
  • TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách quý I dự kiến tăng hơn 7,1%
  • Mở đường xuất khẩu nông sản Việt Nam sang các nước EU
  • Cần tận dụng “Giai đoạn vàng” để cứu doanh nghiệp
  • Điểm chuẩn đại học nhiều trường giảm so với năm 2017
  • Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng Đề án thí điểm bảo lãnh thông quan
  • Nghiên cứu tư vấn chính sách cần đảm bảo độc lập, khách quan
推荐内容
  • Bảo hiểm xe ô tô Liberty đồng hành cùng bạn trên mọi chặng đường
  • Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông di chuyển theo hướng Bắc
  • Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Công chính và Vận tải Lào Bounchanh Sinthavong
  • Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Bắc Giang cần cơ cấu lại để thu ngân sách bền vững hơn
  • Viettel Fastest 2020: 450 triệu đồng ủng hộ chương trình Trái tim cho em
  • Bình ổn giá cả thị trường trước, trong và sau Tết nguyên đán