【lịch thi đấu câu lạc bộ ý】Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động bảo tàng: Xu thế tất yếu
TheỨngdụngcôngnghệsốtronghoạtđộngbảotàngXuthếtấtyếlịch thi đấu câu lạc bộ ýo phương pháp truyền thống, việc truyền đạt, giới thiệu trong các khu vực di tích, các khu trưng bày, phòng triển lãm được thực hiện bằng cách đặt các bảng biển thông tin, thông qua hướng dẫn viên, phát tập gấp hoặc sách hướng dẫn du lịch. Phương pháp này giới thiệu hiện vật theo cách tiếp cận "kho mở". Nghĩa là, chỉ cần sắp xếp để giới thiệu tại chỗ đối với những gì đang có sẵn, hoặc thông qua cách tiếp cận hiện vật sau khi đã được chọn lựa, sắp xếp trong tủ, bố trí ánh sáng và kèm theo lời giới thiệu hoặc sơ đồ.
Tuy nhiên, những cách này thường bị hạn chế về dung lượng thông tin. Đôi khi các phương tiện đi kèm lại thiếu sự đầu tư về chất lượng và không đảm bảo thẩm mỹ nên có thể gây hiệu ứng ngược đối với người xem. Trong khi đó, xu hướng trưng bày diễn giải kết hợp với tương tác hiện đang trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới hiện nay. Trong xu hướng này, việc thiết kế kiến trúc kết hợp với cảnh quan và không gian trưng bày được nghiên cứu kỹ lưỡng để thể hiện một thông điệp thống nhất và xuyên suốt, đem lại nhiều cảm xúc cho người xem. Bằng cách sử dụng nhiều kỹ thuật, âm thanh và hình ảnh được kết hợp để thể hiện hình ảnh ba chiều của hiện vật, triển lãm trở nên đặc biệt sống động. Quá trình này được gọi là “thiết kế diễn giải”.
Các bảo tàng hiện đại trên thế giới có sự phát triển vượt bậc trong việc ứng dụng công nghệ để giới thiệu trong trưng bày bảo tàng. Đi đầu là các bảo tàng về các ngành khoa học. Bằng việc sử dụng cách tiếp cận này, các bảo tàng cho phép người xem được trực tiếp tương tác với hiện vật trưng bày, cảm nhận được sự liên hệ giữa nhận thức cá nhân của mỗi người với những gì họ được xem tại triển lãm. Lúc này, bảo tàng là nơi diễn giải lịch sử chứ không đơn thuần chỉ là giới thiệu về lịch sử và là nơi thu hút khách tham quan.
Ở Việt Nam, Bảo tàng Khảo cổ học Nhà Quốc hội ở Hà Nội là nơi đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông minh trong trưng bày bảo tàng để đem tới những cảm xúc mới lạ, sinh động và hấp dẫn cho khách tham quan bảo tàng, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 2016. Ở khu di sản Huế, từ năm 2007 đã có chương trình sử dụng công nghệ phục dựng kỹ thuật số để giới thiệu Hoàng thành Huế. Đây là một trong những kết quả đầu tiên của việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại kết hợp với việc giới thiệu, quảng bá di sản tại Huế. Từ đó đến nay, tại khu di sản Huế, tiếp tục có các sản phẩm ứng dụng công nghệ số để giới thiệu, quảng bá điểm đến, gồm: bộ phim 3D giới thiệu về di tích Hổ Quyền, bộ phim 3D giới thiệu về di tích Hiển Lâm Các (Đại Nội, Huế) và gần đây nhất, tháng 4/2018, Trung tâm Thông tin Diễn giải Lịch sử Hoàng thành Huế và trải nghiệm thực tế ảo VR – “Đi tìm Hoàng cung đã mất”. Đến với trung tâm VR này, du khách không chỉ được cung cấp thêm thông tin về khu di sản Huế mà còn được trải nghiệm dịch vụ giải trí sử dụng công nghệ thực tế ảo thông qua trò chơi trực tuyến trong không gian ảo mô phỏng thực tế.
Có thể thấy, việc sử dụng công nghệ mang lại những trải nghiệm nhập vai và tương tác trong quá trình quảng bá, phát huy giá trị của di sản và các sưu tập bảo tàng đang trở thành một xu hướng tất yếu. Đây cũng là một phần không tách rời trong chiến lược thu hút khách và trong chiến lược phát triển khách tham quan và là một phần của công tác bảo tồn di sản. Quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu kỹ thuật số cũng giúp tạo ra kho lưu trữ dữ liệu để quản lý, bảo tồn, phục vụ đắc lực cho việc truyền tải, xử lý và tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, sử dụng trong các hoạt động khoa học, học thuật có liên quan.
Sử dụng công nghệ kỹ thuật số có thể đem lại trải nghiệm diễn giải diễn ra ngay tại khu di sản hoặc ở tuyến tham quan bên ngoài di sản mà không bị lệ thuộc vào vị trí thực địa của di sản. Các phiên bản khác nhau có thể được tải lên trang web trước, trong và sau chuyến tham quan để giới thiệu, tăng cơ hội quảng bá và tìm hiểu cho người xem mà không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý. Quá trình nghiên cứu, xây dựng nội dung thông tin diễn giải cũng tạo ra những góc độ diễn giải mới cho đối tượng các học giả và người xem, khuyến khích những cách tiếp cận mới trên nhiều khía cạnh: Văn hóa, xã hội, lịch sử, mỹ thuật... Ưu điểm của việc sử dụng công cụ diễn giải bằng kỹ thuật số cho phép liên tục cập nhật thông tin để thích ứng, bổ sung và mở rộng mỗi khi có thêm những phát hiện khoa học hoặc có công nghệ mới ra đời.
NAM GIAO
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn T11/2010
- ·Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để phát triển
- ·Năm 2018, doanh nghiệp FDI nộp thuế 331 tỷ đồng
- ·Quý 1, Đồng Xoài thu ngân sách gần 119 tỷ đồng
- ·Cùng đường, chắp tay quỳ lạy bác sĩ cứu con
- ·Cây điều của hộ DTTS ít được quan tâm chăm sóc
- ·Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3
- ·Khai mạc Giải thưởng Trần Hữu Trang 2014
- ·Numbala: Tiên phong chuyển đổi số quốc gia với nền tảng thương mại điện tử xác thực
- ·Tuổi trẻ tìm hiểu và quảng bá sách hay
- ·Bố không chịu chu cấp nuôi con, phải làm thế nào?
- ·Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Chương trình đi bộ "Chung bước yêu thương
- ·Từ ngày 17/3, bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh đại học, cao đẳng 2014
- ·Năm 2018, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,83%
- ·Tất bật gieo sạ vụ lúa Đông Xuân 2024
- ·Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến
- ·Cao su Đồng Phú 13 năm liên tục đạt năng suất trên 2 tấn/ha
- ·Thành công nhờ chọn hướng đi phù hợp
- ·Tỉnh lộ 424 “nóng” vấn đề đổ trộm phế thải xây dựng
- ·Khai mạc cuộc thi Robocon Việt Nam 2014