【bxh áo 2】Vất vả nghề hầm than
(CMO) Chịu cơ cực, mấy ai qua được nông dân. Nắng chan chát hay mưa dầm dề cũng không thắng được ý chí kiên định của những anh, chú nông dân hiền hậu. Ðối với bà con thôn quê mình, vất vả, cực nhọc có sao, kiếm được đồng tiền chân chính thì có nghề nào mà không đánh đổi bằng những giọt mồ hôi mặn chát.
Đó cũng là suy nghĩ, là động lực để vợ chồng ông Sáu Toàn (Nguyễn Văn Toàn, ấp Kinh Chùa, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) trụ vững trong nghề hầm than cơ cực và đối mặt không ít khó khăn hiện nay. Không sống ở xứ rừng, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để làm nghề hầm than, nhưng với tính chịu thương chịu khó, mười mấy năm qua, vợ chồng ông Sáu Toàn đã chọn nghề hầm than để mưu sinh.
“Rừng không ở gần mình thì mình đi kiếm rừng”, vậy là ông Sáu Toàn nghe ngóng tin tức rồi dò la, tìm những vườn cây cần bán để thu mua. Miếng nào nhiều cây thì nhiều tiền, ít thì vài triệu đồng, tự đốn cây, vận chuyển về nhà rồi dọn dẹp luôn cho chủ vườn. Tuy công việc hơi nhiều nhưng được cái vừa có cây gỗ xả ra thành kèo, cừ… bán lại cho những khách hàng cần, vừa có gỗ thừa để hầm than kiếm thêm thu nhập. Hơn nữa, dù việc ít hay nhiều, ông Sáu Toàn vẫn luôn có người vợ đồng hành nên cực mấy cũng vui.
Bà Lê Thị Lệ, vợ ông Sáu Toàn, tâm tình: “Ổng đốn cây thì mình cũng theo kéo tiếp. Còn việc hầm than thì ổng rinh cây, mình phụ trách canh lửa, coi than. Cuộc sống mà, phải đồng vợ đồng chồng mới vượt qua được những khó khăn”.
Bà Lê Thị Lệ chăm chỉ canh lửa để cho ra lò những mẻ than chất lượng. |
Từ những cây gỗ thừa từ tràm, bạch đàn, xà cừ, còng, qua sự kiên trì của những mẻ lò, của những người canh lửa như bà Lệ trở thành những mẻ than hữu ích cho cuộc sống. Bà Lệ cho biết: “Ðể đầy một mẻ than như thế này cần hơn 2 tấn củi. Hầm 5-6 ngày, đêm, rồi để thời gian cho than nguội mới lấy ra, được tầm 500 kg than. Muốn than không bị sống hay bị nổ (nổi hột li ti), bị khách hàng chê thì phải canh lửa xuyên suốt, không để tắt lò”.
Không đất ruộng canh tác, ông Nguyễn Văn Tâm, cùng ở ấp Kinh Chùa cũng buông cái này bắt cái kia để kiếm sống. Thuở cá đồng còn dồi dào, nhiều không kể xiết thì ông Tâm hành nghề thu mua cá rồi bán lại kiếm lời, khi sản lượng cá vùng ngọt ít đi thì làm nghề thợ mộc, chuyên cất nhà kê, rồi sau đó chuyển sang làm nghề hầm than và chuyên đóng đồ trang trí nội thất cả chục năm nay.
Ông Tâm bộc bạch: “Hồi đó, vô tình đi đốn cây làm nhà, có người ở Năm Căn kêu hầm than bán. Thấy nghề cũng có được thu nhập nên mình về tìm tòi rồi làm luôn tới giờ. Lúc trước toàn mua gỗ, còn giờ có nghề đóng đồ trang trí nội thất thêm nên tận dụng gỗ thừa để hầm than”.
Cũng như nghề mộc của ông Tâm, khi cuộc sống ngày càng phát triển, con người có nhiều sự lựa chọn cho việc giải quyết nhu cầu cuộc sống của mình, như ngoài mặt hàng gỗ còn có đồ nhôm thì nghề hầm than cũng vậy. Than đốt không còn là sự lựa chọn duy nhất trong sinh hoạt của mọi người. Vì vậy, thị trường cũng như sức tiêu thụ không còn như xưa.
Ông Sáu Toàn bộc bạch: “Thời mới làm, lò nhỏ thôi, lò đất, một mẻ ra chừng trăm ngoài ký, có người tới tận nhà lấy mà còn không đủ bán. Thấy làm ăn được mới xây lò rộng hơn, bằng gạch, xi-măng cho chắc chắn, một mẻ nâng lên 400, 500 kg than mới đủ cung cấp cho khách. Năm 2019 trở về trước tiêu thụ được lắm, nhưng năm 2020 đến nay hơi chựng lại. Hồi xưa người ta kiếm mình còn giờ mình phải kiếm người ta. Ngoài các mối thì phải tự kiếm chỗ bỏ than thêm ở các quán ăn”.
Nghề hầm than đầy cơ cực. Khuân cây, coi lửa ngày, đêm, hít phải khói bụi nhưng nhờ có nghề mà những người chọn nghề hầm than “sống được”. Ông Tâm chia sẻ: “Mỗi ký than bán được 6.000 đồng. Bình quân 1 tháng ra từ 2-3 mẻ than, thu nhập cũng được 6-8 triệu đồng. Với mức thu nhập như vậy, ở nông thôn mình có thể xoay xở cho cuộc sống được”.
Trưởng ấp Kinh Chùa Trần Ngọc Lan thông tin: “Nhờ một số bà con ở ấp làm thêm nghề hầm than mà những hộ có cây vụn không biết làm gì có thể bán kiếm thêm thu nhập. Và nghề này giúp họ ổn định cuộc sống. Ấp cũng tuyên truyền bà con có ý thức trong việc để cây không lấn chiếm đường giao thông, bảo vệ môi trường”.
Mỗi người có một sự lựa chọn cho cuộc sống của chính mình. Với bà con đã vô tình kết “duyên” với nghề hầm than cơ cực này cũng vậy. Mặc ai bảo nghề sao cực quá, lấm lem quá thì họ vẫn mỉm cười cho qua, vẫn tiếp tục với nghề. Như lời khẳng định chắc nịch của ông Sáu Toàn: “Ðến khi nào than không còn dùng được nữa thì mới thôi. Dù tiền ít hay nhiều vẫn làm hoài”./.
Ngọc Minh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hàng xóm thui thịt chó làm cháy nhà, kiện có được không?
- ·Việt Nam hướng tới nền du lịch điện thoại thông minh
- ·Hà Nội được xướng tên trong loạt danh sách điểm đến hấp dẫn nhất thế giới
- ·Hơn 10 kg ma túy đá giấu trong hành lý cá nhân
- ·Không minh bạch trong bồi thường đất đai
- ·Hai miền Triều Tiên đạt thỏa thuận 6 điểm nhằm giảm căng thẳng
- ·Vịnh Hạ Long được chọn là điểm du lịch nhất định phải ghé thăm một lần trong đời
- ·Mỹ tuần tra Biển Đông: Trung Quốc yêu cầu không “manh động”, “gây sự”
- ·Mẹ khóc nghẹn vì hai con gái suy thận không còn tiền chạy chữa
- ·Hy Lạp bước một chân ra khỏi Eurozone
- ·Lũ ngập đến nhà, con ung thư cầu cứu
- ·Mục đích chuyến thăm Trung Đông của Ngoại trưởng Mỹ
- ·Xuất lậu 226.000 USD qua biên giới
- ·Chạy trốn công việc 12h/ngày, cô gái về Đà Lạt dựng 'căn nhà nằm nghe nắng mưa'
- ·Cho người nhà mượn sổ đỏ, mất luôn mảnh đất 5 tỷ
- ·Trung Quốc hy vọng đồng nhân dân tệ có thể sớm gia nhập SDR
- ·Xe buýt Nhật Bản biến thành tàu hỏa 'trong chớp mắt'
- ·Những rừng chè shan tuyết ngàn năm tuổi trên đỉnh Fansipan
- ·Nước Pháp trở lại châu Phi
- ·Du lịch không chờ ‘giải cứu’, cần chinh phục khách Việt