会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【keo cac tran dau toi nay】Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/2015/NĐ!

【keo cac tran dau toi nay】Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/2015/NĐ

时间:2025-01-09 19:52:45 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:450次

sua doi bo sung nghi dinh so 012015nd cp nhung van de cap thiet

Qua 2 năm triển khai, Nghị định 01/2015/NĐ-CP đã góp phần ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật hải quan. Ảnh: Q.H.

Những vấn đề còn tồn tại

Trên thực tế, ở một số địa bàn hoạt động hải quan được quy định tại Nghị định có sự điều chỉnh về địa giới, mốc giới. Cụ thể, một số xã, phường ở một số tỉnh biên giới có sự điều chỉnh lại địa giới hành chính, mốc quốc giới như Quảng Ninh, Cao Bằng, Đắk Nông, Long An... nên một số địa điểm, mốc quốc giới theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 01 không còn phù hợp cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế.

Không những thế, việc cho phép thực hiện hoạt động XNK qua cửa khẩu phụ, lối mở, điểm xuất hàng ngoài địa bàn hoạt động hải quan đang là một thực tại khách quan chưa được xác định vào địa bàn hoạt động hải quan. Thời gian qua, số lượng cửa khẩu phụ, lối mòn, lối mở, điểm xuất hàng được UBND các tỉnh thành lập rất nhiều, tại mỗi địa điểm có phạm vi ranh giới khá rộng.

Theo thống kê sơ bộ tại 18 tỉnh (Long An, Bình Phước, Gia Lai – Kon Tum, Kiên Giang, Lào Cai, Đắk Lắk, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị, Đồng Tháp) có 93 cửa khẩu phụ, lối mòn, lối mở không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 01. Do vậy, cần phải nghiên cứu, xem xét xác định cửa khẩu phụ, lối mở nào quy định là địa bàn hoạt động kiểm soát hải quan để tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan Hải quan tổ chức lực lượng và thực hiện hoạt động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có hiệu quả.

Ngoài ra, một số địa phương gặp khó khăn trong quá trình xem xét hoàn thuế GTGT khi DN thực hiện hoạt động XK không qua các địa điểm quy định là địa bàn hoạt động hải quan tại Nghị định 01. Lý do là một số DN thực hiện hoạt động XNK qua một số cửa khẩu không nằm trong địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa ban hành kèm theo Phụ lục Nghị định số 01 không được hoàn thuế GTGT (vẫn được khấu trừ thuế). Một số ý kiến đề nghị cần rà soát, nghiên cứu bổ sung những cửa khẩu này là địa bàn hoạt động hải quan để đảm bảo quyền lợi của DN, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước theo quy định của Luật Hải quan năm 2014.

Một số địa điểm được quy định trong các văn bản pháp luật mới chưa đồng bộ, thống nhất cần xác định vào địa bàn hoạt động hải quan. Quốc hội đã thông qua Luật thuế XK, thuế NK (năm 2016) và Luật Quản lý ngoại thương (năm 2017) có nhiều nội dung mới như quy định lại khu phi thuế quan, khu vực hải quan riêng. Cụ thể, khoản 1, Điều 4 Luật Thuế XK, thuế NK năm 2016 quy định khu phi thuế quan: “khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa XK, NK và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ XK, NK”. Theo quy định này, các khu kinh tế cửa khẩu không có “hàng rào cứng” ngăn cách với khu vực bên ngoài sẽ không được xác định là khu phi thuế quan như Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo (Quảng Trị) và Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh)... Do đó, cần nghiên cứu rà soát lại phạm vi địa bàn hoạt động tại các khu vực này để đảm bảo phù hợp với thực tiễn.

Mặt khác, tại khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương quy định: “Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ XK, NK”. Do vậy, cần phải nghiên cứu, bổ sung vào địa bàn hoạt động hải quan cho hệ thống pháp luật được đồng bộ.

Theo quy định tại khoản 3, Điều 7 Luật Hải quan năm 2014: “Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan” và khoản 6 Điều 88 Luật Hải quan năm 2014: “Chính phủ quy định chi tiết biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan với cơ quan hải quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”.

Sửa đổi 4 điều, bổ sung 1 điều mới

Trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài chính, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01 (Công văn số 5237/VPCP-KTTH ngày 23/5/2017). Xuất phát từ vướng mắc, tồn tại trên, Bộ Tài chính giao Tổng cục Hải quan là đơn vị chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 01 nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, tạo cơ sở pháp lý chung, áp dụng thống nhất việc xác định địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Quá trình soạn thảo dự thảo Nghị định, Tổng cục Hải quan đã tiến hành đánh giá, tổng kết tình hình 2 năm thực hiện Nghị định 01 của Chính phủ trên cơ sở tổng kết, đánh giá của các đơn vị thực thi Nghị định. Đồng thời, tổ chức lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định, dự thảo Tờ trình Chính phủ; đăng tải dự thảo trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, trang Thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan; đồng thời xin ý kiến bằng văn bản của các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.

Trên cơ sở đó, Tổng cục Hải quan đã tổng hợp, phân tích các ý kiến đóng góp để tiếp thu chỉnh lý dự thảo Nghị định, dự thảo Tờ trình Chính phủ. Dự thảo Nghị định sửa đổi 4 Điều, bổ sung 1 Điều mới. Trong các Điều sửa đổi, bổ sung có nội dung sửa đổi về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, đường thủy nội địa trong khu vực biên giới; tại các khu vực ngoài cửa khẩu; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Thứ nhất, phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa (Điều 3) có sửa đổi, bổ sung phạm vi một số cửa khẩu cho phù hợp với mốc quốc giới, xác định rõ ranh giới theo địa giới hành chính mới, xác định rõ vị trí tiếp giáp, chiều sâu của địa bàn; bổ sung một số cửa khẩu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan.

Thứ hai, phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực chuyển phát nhanh hàng hóa XK, NK tại Điều 7 cho thống nhất với Nghị định số 68/2016/NĐ-CP và gắn kết với hoạt động chuyển phát theo Luật Bưu chính năm 2010; tại các khu vực ngoài cửa khẩu (Điều 8) bổ sung địa bàn tại trụ sở “cơ sở gia công lại” để phù hợp với Điều 59, Điều 60 Luật Hải quan năm 2014; “Khu vực hải quan riêng” cho phù hợp với Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và “Khu phi thuế quan” cho phù hợp với Luật Thuế XK, thuế NK năm 2016.

Thứ ba, trong công tác phối hợp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới bổ sung công tác lập hồ sơ tại Điều 11 và Điều 15 Nghị định, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật tại Điều 15a Nghị định cho phù hợp với Điều 89 Luật Hải quan năm 2014.

Việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 01 phải đảm bảo một số tiêu chí:

- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

- Bảo đảm phù hợp với Luật Hải quan năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan.

- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
  • Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam
  • Tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt
  • 40 trẻ em được dạy bơi và kỹ năng phòng, chống đuối nước
  • Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
  • Hiệp hội Du lịch ĐBSCL khảo sát, thẩm định 9 điểm du lịch tiêu biểu tại Bạc Liêu
  • Nhiều công trình góp phần đảm bảo an toàn giao thông
  • Bình Phước quyết tâm  tăng bậc ngành dịch vụ logistics
推荐内容
  • Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
  • Phân công rõ người, rõ việc trong thực hiện nhiệm vụ của ngành BHXH
  • Việt Nam boasts low rates of pardoned individuals committing new crimes: Deputy PM
  • Băn khoăn lĩnh vực ngư
  • Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
  • Khánh thành cầu bắc qua kênh Bờ Bao