【kingston city】Dấu hiệu thay đổi của Mỹ trong việc kiềm chế tham vọng của Trung Quốc
Tàu chiến Mỹ đi qua khu vực Biển Đông.
TheấuhiệuthayđổicủaMỹtrongviệckiềmchếthamvọngcủaTrungQuốkingston cityo một phóng sự của New York Times ngày 3-5 và hãng tin Breibart hồi tháng 3, Lầu Năm Góc đã nhiều lần bác đề nghị của Hải quân Mỹ thực hiện tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý cách các đảo nhân tạo và các thực thể do Trung Quốc kiểm soát trái phép.
Tin của New York Times cho biết Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương cách đây khoảng một tháng rưỡi đã đề nghị điều tàu vào vùng 12 hải lý của Bãi Scarborough, cách bờ biển Philippines khoảng 195km, trong bối cảnh Trung Quốc kiểm soát việc tiếp cận bãi này. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đã từ chối đề nghị đó.
Tổng thống Trump đã tỏ ý sẽ có cách tiếp cận mềm mỏng hơn với Trung Quốc với hy vọng nước này sẽ giúp ngăn chặn Triều Tiên phát triển chương trình vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, các chuyên gia nói với trang tin Breitbart hồi tháng 3 rằng việc thiếu một chính sách về châu Á và bộ máy nhân sự chưa hoàn thiện tại Lầu Năm Góc có thể là lý do đằng sau tình trạng án binh bất động về các cuộc tuần tra vì tự do hàng hải của Mỹ. Mặc dù vậy, thời gian trôi qua đã đủ dài để xác định liệu sự thiếu vắng các cuộc tuần tra vì tự do hàng hải ở Biển Đông có phải là một phần trong lập trường mới của Nhà Trắng hay không.
Chuyên gia an ninh quốc tế Euan Graham thuộc Viện Lowy (Sydney) nói: "Tôi nghĩ chúng ta có thể kết luận rằng đây không chỉ là vấn đề quán tính… Điều này đang thể hiện tính đặc trưng của một chính sách có suy nghĩ". Khi còn tranh cử, ông Trump từng nói Trung Quốc xây dựng và quân sự hoá các đảo nhân tạo vì Bắc Kinh không tôn trọng nước Mỹ và Tổng thống Mỹ. Hồi tháng 1-2017, khi điều trần trước các nhà lập pháp để được phê chuẩn vị trí ngoại trưởng Mỹ, ông Rex Tillerson báo hiệu Mỹ sẽ có chính sách cứng rắn hơn đối với Trung Quốc so với chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, đến nay điều này chưa diễn ra.
Hải quân Mỹ vẫn thường xuyên tiến hành tuần tra vùng hải phận quốc tế trên Biển Đông. Khác với các cuộc tuần tra thông thường kiểu này, các cuộc tuần tra vì tự do hàng hải có mục đích thách thức những vi phạm các chuẩn mực quốc tế.
Tháng 10/2015, tàu USS Lassen của Mỹ đã tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của đá Subi bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Trước đây, Subi là một bãi chìm nhưng hiện nay ảnh vệ tinh cho thấy nơi này là một đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép, có diện tích xấp xỉ Trân Châu Cảng. Hải quân Mỹ đã tiến hành thêm nhiều cuộc tuần tra vì tự do hàng hải trong năm 2016, và cuộc cuối cùng diễn ra vào tháng 10, ngay trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Việt Nam nhận thêm 4 khoản tài trợ nghiên cứu khoa học của Hoa Kỳ
- ·Japanese Senior Deputy Minister for Foreign Affairs welcomed in Hà Nội
- ·Vice President welcomes Special Envoy to President of Azerbaijan
- ·PM receives Lao Minister of Planning and Investment
- ·Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- ·Việt Nam attends meetings in preparation for 44th, 45th ASEAN Summits
- ·August Revolution, National Day of Việt Nam marked in Switzerland
- ·Special information page on late Party leader Nguyễn Phú Trọng launched
- ·Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- ·Top leader stresses importance of reviewing 40 years of Renewal in Việt Nam
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Making breakthroughs in institutions, infrastructure, governance key task for coming time: PM
- ·Việt Nam calls Paris appeal court's ruling in Agent Orange case 'very regrettable'
- ·Top leader lauds outgoing Sri Lankan Ambassador’s contributions to bilateral ties
- ·Đấu giá biển ô tô 30K
- ·Personnel affairs key task to prepare for 14th National Party Congress
- ·Ministers responsible for ensuring laws are put into practice: PM
- ·Party General Secretary, President meets with outstanding overseas Vietnamese
- ·Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
- ·Special information page on late Party leader Nguyễn Phú Trọng launched