【giao huu quốc tế】Phối hợp các bộ, ngành thực hiện cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm
Hải quan khẩn trương triển khai nhiệm vụ cải cách mô hình kiểm tra chuyên ngành | |
Áp dụng mô hình mới kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu,ốihợpcácbộngànhthựchiệncảicáchmôhìnhkiểmtrachấtlượngantoànthựcphẩgiao huu quốc tế doanh nghiệp được lợi gì? | |
Triển khai cụ thể, hiệu quả Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra ATTP với hàng hóa NK |
Công chức Cục Hải quan Hà Nội kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: N.Linh |
Cần sự đồng bộ...
Quyết định 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu với 7 nội dung cải cách lớn. Để triển khai nhiệm vụ này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cho biết nhiệm vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cũng như các bộ, ngành cơ quan liên quan sẽ rất lớn, cần sự đồng bộ. Về phía Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), với trọng trách được Chính phủ giao tại quyết định trên sẽ quyết liệt triển khai cụ thể các giải pháp.
Tại Quyết định 38/QĐ-TTg, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899) sẽ chỉ đạo triển khai Đề án với các nhiệm vụ cụ thể như chỉ đạo rà soát các mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành thuộc quản lý của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực để cắt giảm và khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo trong quản lý và kiểm tra giữa các bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Ủy ban 1899 chỉ đạo các bộ quản lý ngành, lĩnh vực rà soát, xây dựng, trình Chính phủ, Quốc hội sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành như các văn bản luật, pháp lệnh, nghị định; chỉ đạo xây dựng Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để làm cơ sở pháp lý triển khai các nội dung cơ bản cải cách trong Đề án; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện triển khai Đề án… Để triển khai Đề án, Thủ tướng Chính phủ cũng giao thành lập Tổ triển khai thực hiện Đề án do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan làm Tổ trưởng, các thành viên là đại diện lãnh đạo cấp tổng cục, vụ, cục thuộc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực; đại diện các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.
...Và Cụ thể trách nhiệm của các bộ, ngành
Với các bộ, ngành các nhiệm vụ cũng được giao cụ thể. Trong đó Bộ Tài chính thực hiện xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án; chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện Đề án; giám sát việc triển khai thực hiện Đề án; chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu; chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương tổng hợp, đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu theo mô hình mới từ năm 2021 đến năm 2023, phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực đề xuất sửa đổi các Luật về chất lượng, về an toàn thực phẩm trên cơ sở thông lệ quốc tế tốt nhất.
Bộ Tài chính đầu tư trang thiết bị, máy móc và nhân lực cho đơn vị, tổ chức của cơ quan Hải quan đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với tổ chức chứng nhận sự phù hợp, được công nhận hoạt động theo quy định của Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để thực hiện hoạt động giám định/chứng nhận hàng hóa nhập khẩu theo quy định; thông báo cho bộ quản lý ngành, lĩnh vực về các trường hợp cơ quan Hải quan phát hiện kết quả chứng nhận/giám định của tổ chức chứng nhận/giám định không phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.
Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, thực hiện xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện của tổ chức chứng nhận/giám định theo quy định của pháp luật chuyên ngành; chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Đề án ở các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương mình; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng, về an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu; xây dựng chính sách pháp luật về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa.
Đồng thời, các bộ, ngành phối hợp với Bộ Tài chính triển khai thực hiện Đề án; triển khai xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu; xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về quản lý rủi ro trong kiểm tra kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để chia sẻ, tích hợp thông tin giữa các bên tham gia về chất lượng, an toàn thực phẩm và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những lô hàng nhập khẩu không đạt chất lượng, an toàn thực phẩm; bồi dưỡng, đào tạo công chức hải quan thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu; ban hành và công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia danh mục hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm kèm mã HS ở cấp độ chi tiết nhất; tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục; chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp/giám định và các đơn vị, tổ chức của cơ quan hải quan có đủ năng lực thực hiện chứng nhận/giám định theo quy định.
Đồng thời, các bộ ngành có trách nhiệm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra toàn bộ hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm của các cơ quan liên quan, tổ chức và doanh nghiệp; nghiên cứu, áp dụng truy xuất nguồn gốc, kiểm tra tại nguồn; áp dụng việc thừa nhận, công nhận chất lượng của những mặt hàng nhập khẩu được sản xuất theo công nghệ tiên tiến và có xuất xứ từ những nước, vùng lãnh thổ có tiêu chuẩn chất lượng cao để giảm tỷ lệ lô hàng phải kiểm tra.
Theo Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành, để triển khai Đề án, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) sẽ phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành trong việc xây dựng văn bản pháp luật và triển khai các giải pháp về hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin; giải pháp về nguồn lực thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu; hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro; cũng như giải pháp về tăng cường phối hợp, kết nối, chia sẻ thông tin giữa khâu kiểm tra trước thông quan và khâu kiểm tra sau thông quan. Quá trình này đặc biệt cần có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội và các chuyên gia để đảm bảo tính khách quan, hiệu lực, hiệu quả của mô hình mới. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Ông Đặng Tất Thắng trở lại vị trí CEO Hãng hàng không Bamboo Airways
- ·Học sinh đeo khẩu trang, chào cờ tại lớp học trong ngày đầu trở lại trường
- ·Giảm giãn cách xã hội nhưng không chủ quan
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 48+49+50 phát hành ngày 23/4/2020
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 6 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, giúp nền kinh tế bứt phá
- ·Phó Chủ tịch Hà Nội nhận thiếu sót và hứa từ nay sẽ trân trọng ý kiến của dân
- ·Tìm thấy 3 anh em ruột mất tích trong ngôi nhà khóa cửa, không có người ở
- ·KIDA: Triều Tiên tiếp tục chuẩn bị thử hạt nhân trong năm 2016
- ·4 tháng, xuất khẩu vẫn tăng 4,7% dù chịu tác động của dịch Covid
- ·Chủ tịch Bạc Liêu: 'Tôi cấm công ty xổ số tổ chức đi tham quan nước ngoài'
- ·Thu hút đầu tư chế biến và bảo quản nông sản
- ·Tốc lực hỗ trợ công dân Việt Nam mắc kẹt ở Nepal
- ·Phát triển du lịch trên nền các giá trị văn hóa
- ·Nepal: Thương vong do động đất đã lên tới 10.915 người
- ·Kon Tum: Đẩy mạnh dự án tạo lập, quản lý nhãn hiệu chứng nhận Sâm Ngọc Linh
- ·Sáng nay, không khí ở Hà Nội trở lại vị trí ô nhiễm nhất thế giới
- ·Kẻ chủ mưu vụ khủng bố ở Pháp đã tới Anh trong thời gian bị truy nã
- ·Đồng Tháp tiêu hủy hơn 540.000 gói thuốc lá nhập lậu
- ·Thu hồi xe máy cũ nát: Trông chờ vào lộ trình đăng kiểm xe máy định kỳ
- ·Ai chịu trách nhiệm về vụ sập giàn giáo tại dự án Formosa?