【soi kèo maroc hôm nay】10 dấu hiệu đáng quan ngại của thị trường bất động sản 2019
Báo cáo của HOREA nêu ra 10 dấu hiệu đáng quan ngại của thị trường bất động sản TPHCM hiện nay,ấuhiệuđángquanngạicủathịtrườngbấtđộngsảsoi kèo maroc hôm nay như: sụt giảm về nguồn cung dự án, sụt giảm nguồn cung sản phẩm nhà ở và số lượng giao dịch, sụt giảm về mức nộp tiền sử dụng đất vào nguồn thu ngân sách nhà nước, lệch pha cung - cầu về sản phẩm nhà ở... Đây là những vấn đề có thể tác động tiêu cực đối với thị trường trong năm 2019.
Nguồn thu từ đất giảm mạnh
Theo HOREA, nguồn thu ngân sách từ đất, từ tiền sử dụng đất dự án bất động sản trên địa bàn TPHCM đã bị sụt giảm khá lớn trong năm 2018. Cụ thể, năm 2017, thu ngân sách từ đất là 27.170 tỷ đồng, chiếm 11,75% tổng thu ngân sách. Đến năm 2018, thu ngân sách nội địa TPHCM đạt 268.780 tỷ đồng, trong đó, ước thu từ đất khoảng 22.600 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,32% tổng thu ngân sách.
Như vậy, so với năm 2017, số thu ngân sách từ đất năm vừa qua đã giảm nhanh, khoảng 4.570 tỷ đồng (16,8%).
Đáng chú ý, số tiền thu ngân sách từ đất mà các doanh nghiệp và cá nhân còn nợ đến ngày 30/11/2018 đã lên đến 3.013 tỷ đồng; tỷ trọng nguồn thu từ đất trong tổng thu ngân sách của thành phố năm 2018 đã sụt giảm 2,43% (Từ 11,75% năm 2017 xuống còn 9,32% năm 2018), và có khả năng tiếp tục sụt giảm trong năm 2019.
Quy mô thị trường bị sụt giảm khá lớn trong năm 2018
Năm 2017, TPHCM có 92 dự án nhà ở hình thành trong tương lai với 42.991 căn. Trong đó, phân khúc cao cấp chiếm 25,5%; phân khúc trung cấp chiếm 45,5%; phân khúc bình dân chiếm 29,1%.
Đến năm 2018, Thành phố chỉ có 77 dự án nhà ở hình thành trong tương lai với 28.316 căn, quy mô thị trường giảm đến 34,1% so với năm 2017. Trong đó, phân khúc cao cấp có giá bán trên 40 triệu đồng/m2 chiếm 30%, tăng 4,5% so với năm 2017; phân khúc trung cấp chiếm 45,3% tương đương năm 2017; phân khúc bình dân chỉ còn chiếm 24,7% giảm 4,4% so với năm 2017.
Số liệu trên đây cho thấy, không chỉ số lượng dự án và số căn giảm mà cơ cơ cấu sản phẩm của thị trường cũng không hợp lý, phân khúc nhà ở bình dân chiếm tỷ lệ thấp nhất, trong khi đây là phân khúc có nhu cầu cao nhất. Điều này cho thấy thị trường bất động sản trên địa bàn chưa có sự phát triển hợp lý, bền vững.
Thể chế chưa thật thống nhất, đồng bộ
HOREA nhận định, hiện thể chế hành chính và hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh thị trường bất động sản chưa thật thống nhất, chưa đồng bộ; tinh thần làm việc của một số cán bộ, công chức có liên quan đến dự án bất động sản bị sụt giảm; thủ tục hành chính có liên quan đến dự án bất động sản bị trì trệ, trong đó có điểm nghẽn thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ đầu tư dự án…
Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm sụt giảm nguồn cung dự án, nguồn cung nhà ở trong thời gian qua và cả trong năm 2019, có thể tiếp tục làm sụt giảm nguồn thu ngân sách từ đất của TPHCM trong năm 2019.
Thị trường tiếp tục tình trạng lệch pha cung - cầu
Năm 2018, tại TPHCM, phân khúc nhà ở cao cấp chiếm 30%; phân khúc trung cấp chiếm 45,3%; phân khúc bình dân chỉ chiếm 24,7%. Quan điểm của HOREA, tỷ trọng phân khúc nhà ở cao cấp có thể còn cao hơn nhiều so với mức 30% nêu trên.
Mới đây, Bộ Xây dựng cũng nhận định đã có dấu hiệu dư thừa nguồn cung trong phân khúc bất động sản cao cấp và rất thiếu nhà ở trong phân khúc bình dân.
Nhà đầu tư thứ cấp tăng mạnh
Theo báo cáo thị trường của CBRE năm 2018, trong phân khúc bất động sản cao cấp, hạng sang thì tỷ lệ mua đầu tư chiếm đến 61%; đầu tư ngắn hạn chiếm 13%; khách hàng mua để ở chỉ chiếm 26%. Trong khi năm 2017, mua đầu tư chỉ chiếm 50%; đầu tư ngắn hạn chiếm 15%, khách hàng mua để ở chiếm 35%, cho thấy tỷ lệ nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp năm 2018 đã tăng mạnh.
Việc gia tăng quá nhiều nhà đầu tư thứ cấp trong phân khúc nhà ở cao cấp và trung cao cấp ngoài nhằm kinh doanh, cất giữ tài sản, mà còn có thể nhằm mục đích rửa tiền, dễ dẫn đến kích giá ảo trên thị trường bất động sản.
Hàng tồn kho lớn
Số liệu thống kê của 65 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán cho thấy, tổng giá trị hàng tồn kho hiện đã lên đến 201.921 tỷ đồng.
Bình luận về con số hàng tồn lớn nói trên, HOREA cho rằng, nếu tồn kho theo kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp và hàng tồn kho trong quá trình phân phối, lưu thông là điều bình thường. Đáng quan tâm là hàng tồn kho do đã đưa ra thị trường nhưng chưa tiêu thụ được, bị ế sẽ có tác động đến tính thanh khoản của doanh nghiệp và vấn đề nợ xấu, an toàn tín dụng.
Mới đây, UBND TPHCM đã yêu cầu dừng chuyển mục đích sử dụng 7 dự án "đất vàng" của Tập đoàn Novaland, trong đó có dự án tại địa chỉ 119 đường Phổ Quang do liên quan đến vấn đề pháp lý.
(责任编辑:La liga)
- ·Kiểm tra xác minh về trường hợp suất cơm đạm bạc
- ·Khai mạc chương trình tình nguyện quốc tế mùa đông Việt Nam
- ·Công ty tài chính Than – Khoáng sản chính thức thuộc về VPBank
- ·Hôm nay, Quốc hội cho ý kiến về dự án luật giáo dục đại học sửa đổi
- ·Căn hộ Imperia Sky Garden: Giá trị của yếu tố xanh
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/11: Giá chững, thị trường giao dịch ổn định
- ·Tập huấn về “Kiểm định chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN – QA”
- ·Nhóm quân Palestine bắn hơn 100 quả rocket vào Israel
- ·Hoàn thiện quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- ·AIA đạt kết quả kinh doanh kỷ lục năm 2013
- ·Đâu là tâm điểm phát triển mới của Đà Nẵng?
- ·Các trường học ở Quảng Điền xử lý môi trường sau lũ
- ·Đào tạo doanh nhân cho khu vực miền Trung
- ·Nhận định, soi kèo Kapaz vs Sumqayit, 19h00 ngày 20/12: Cửa trên ‘tạch’
- ·‘Khó chồng khó’ về bảo đảm gỗ hợp pháp trong mua sắm công
- ·PG Bank đứng trước những gian nan...
- ·Phát hiện xe chở 800 kg lòng lợn sấy không rõ nguồn gốc
- ·“Phát triển quan hệ đối tác giáo dục Việt Nam
- ·'Đổi gió' cho kỳ nghỉ Tết với 3 tuyến hành trình chưa bao giờ hết HOT
- ·Các trường học ở Quảng Điền xử lý môi trường sau lũ