会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ajax đấu với az】Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số!

【ajax đấu với az】Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số

时间:2024-12-23 10:43:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:590次
kt.jpg
Các tổ chức tài chính và nhãn hàng đưa ra nhiều ưu đãi kích cầu người tiêu dùng thanh toán không tiếp xúc qua thẻ tín dụng.

Ưu đãi cho tiêu dùng số

Theo các chuyên gia, Việt Nam có những lợi thế quan trọng cho việc phát triển kinh tế số. Đó là, Việt Nam thuộc tốp các quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng internet cao nhất thế giới, với 78,59% người dân sử dụng internet (số liệu đến hết năm 2023).

Việt Nam thuộc tốp 10 thế giới, thứ hai Đông Nam Á với 3,49 tỷ lượt tải ứng dụng về thiết bị di động trong năm 2023. Số liệu mới nhất (đến hết tháng 4-2024), nước ta có 8 ứng dụng di động đạt số lượng người dùng trên 10 triệu; 10 ứng dụng của Việt Nam có 5-10 triệu tài khoản đang hoạt động, trong đó có 6 ứng dụng thanh toán trực tuyến.

Đáng chú ý, với hình thức thanh toán trực tuyến, các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng và nhãn hàng liên tục đưa ra các chương trình ưu đãi, khuyến mại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng thanh toán qua internet, qua thiết bị di động, qua mã QR và thanh toán không tiếp xúc qua thẻ tín dụng.

Điển hình mới nhất, Napas, Mastercard, Payoo và gần 40 nhãn hàng cùng hợp tác đưa ra các chương trình thúc đẩy thanh toán không tiếp xúc với ưu đãi lên tới 15% giá trị đơn hàng. Điều này lý giải cho việc đến hết quý I-2024, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng hơn 56% về số lượng và 31% về giá trị (năm 2023 thanh toán số đạt khoảng 11 tỷ giao dịch, tăng gần 50%, với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 200 triệu tỷ đồng).

Theo Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến cộng đồng Việt - VietUnion (đơn vị chủ quản Payoo) Ngô Trung Lĩnh, các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán không tiếp xúc mang đến trải nghiệm liền mạch và an toàn. Việc các tổ chức tài chính và các nhãn hàng ưu đãi kích cầu mua sắm sẽ góp phần củng cố thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng và hỗ trợ doanh nghiệp sớm đạt mục tiêu kinh doanh.

Một nhà cung cấp dịch vụ lớn là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng cho biết, Viettel rất chú trọng phát triển xã hội số, cung cấp các nền tảng phục vụ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, người dân. Hiện đã có hơn 400.000 doanh nghiệp sử dụng các giải pháp số của Viettel để nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành.

Sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách

Ước tính hiện 95% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (hộ kinh doanh cá thể). Do vậy, khả năng đầu tư công nghệ thông tin còn hạn chế. Đáng chú ý, 87% người dùng thường xuyên sử dụng nền tảng số đa quốc gia; các nền tảng số thông dụng hầu hết là của nước ngoài, như: Grab (đi lại, ăn uống), Shopee (mua sắm), Booking, Agoda (du lịch, khách sạn), TikTok, Facebook (mạng xã hội)... Điều này đòi hỏi cần có những thay đổi mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển kinh tế số.

Theo Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI) và khả năng tính toán (computility) được coi là hạ tầng mới, năng lượng mới và quan trọng nhất trong kinh tế số. Do vậy, cần thúc đẩy chuyển đổi số cho các ngành công nghiệp để tăng năng suất lao động, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế số. Mạng 5G thương mại cần được nhanh chóng triển khai, trong đó đặc biệt tập trung vào 5G cho doanh nghiệp (5G2B), với tốc độ cao gấp 8-10 lần so với 4G và độ trễ thấp.

"Trong năm 2024, Viettel sẽ triển khai ít nhất 6.000 trạm 5G để phủ sóng toàn bộ khu vực có khu công nghiệp quan trọng; đồng thời phát triển các siêu trung tâm dữ liệu tầm cỡ khu vực (hiện có 14 trung tâm dữ liệu với tổng công suất điện là 87MW); tập trung nghiên cứu, hợp tác phát triển các ứng dụng và hoàn thiện hệ sinh thái chuyển đổi số cho những ngành trọng điểm như sản xuất, giao thông, cảng biển, nông nghiệp, du lịch, y tế…", ông Tào Đức Thắng cho biết.

Lãnh đạo Tập đoàn FPT cũng hướng đến phát triển kinh tế số khi kiến nghị Chính phủ ban hành giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, chuyển đổi lên các nền tảng số thông qua việc số hóa cổng giao tiếp giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp; có lộ trình rõ ràng và bảo đảm tiến độ, tránh lãng phí, thiệt hại với các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng, sản phẩm công nghệ. Cùng với đó, Chính phủ cần có chính sách ưu đãi thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập để khuyến khích phát triển, tái đầu tư cho sản phẩm công nghệ, đặc biệt với công nghệ mũi nhọn như điện toán đám mây và AI…

Các doanh nghiệp cũng đề xuất Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách, coi công nghệ là một trong những "điều kiện cần" để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, lấy chuyển đổi số là thước đo cho quá trình phát triển; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

Để thúc đẩy kinh tế số, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo lập khung pháp luật cho phát triển sản xuất thông minh và thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng "Make in Việt Nam"; đồng thời, các doanh nghiệp phải biến công nghệ số thành động lực quan trọng cho sáng tạo, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh...

Rõ ràng, để phát triển kinh tế số và nâng cao tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực này trong GDP còn rất nhiều việc phải làm. Bên cạnh sự hưởng ứng của người dân, sự tích cực của doanh nghiệp, rất cần vai trò của Chính phủ và các bộ, ngành nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số.

 Theo Việt Nga(Báo Hà nội mới)

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Hội thiện nguyện Đồng Tâm: Tặng quà cho học sinh và đồng bào vùng cao Yên Bái
  • PM calls for upholding Điện Biên Phủ spirit for development
  • Đồng Nai: Kiến nghị xử lý vi phạm về thuế hơn 2 nghìn tỷ đồng
  • Lâm Đồng yêu cầu dừng mua điện, bóc dỡ hàng nghìn tấm pin mặt trời lắp 'chui'
  • Không được chia tiền bán nhà, quý tử đâm đơn kiện mẹ
  • Cục Thuế Quảng Nam thu về ngân sách hơn 3.000 tỷ đồng nợ thuế
  • Trung Quốc khen nông sản Việt ngon, doanh nghiệp vẫn mua bán lẻ tẻ rồi đứt đoạn
  • Infographics: Ngành Hải quan đã phân luồng thông suốt hơn 8,3 triệu tờ khai hải quan
推荐内容
  • Trường hợp được cộng điểm tuyển sinh đại học
  • Gỡ vướng thuế nhập khẩu bổ sung để tối ưu hóa chính sách bảo hộ sản xuất
  • Đắk Lắk: Thu giữ cả nghìn bộ quần áo rằn ri, quân phục không rõ nguồn gốc
  • Trạm điện bị vùi sâu trong đất, 13 doanh nghiệp khai khoáng ngưng hoạt động
  • Danh sách bạn đọc ủng hộ 10 ngày cuối tháng 7/2019
  • Kỷ lục kim ngạch xuất nhập khẩu 112 tỷ USD của Hải quan Hải Phòng