会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bóng đá anh tối nay】Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên!

【bóng đá anh tối nay】Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

时间:2024-12-24 03:32:38 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:406次
Phó Tổng giám đốc UNESCO Khúc Tinh khẳng định: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thể hiện sự tin tưởng và kỳ vọng của Việt Nam đối với UNESCO. Ảnh: nhandan.vn 

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO ngày càng phát triển “toàn diện, thực chất và hiệu quả”. Việt Nam hiện đang đảm nhiệm vai trò thành viên của nhiều cơ chế then chốt của UNESCO. Việt Nam cũng sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm, bài học thành công với các nước thành viên. Ông đánh giá như thế nào về nỗ lực của Việt Nam nhằm phát huy vai trò thành viên tại các cơ chế then chốt của UNESCO, đóng góp của Việt Nam vào các hoạt động của UNESCO và vào việc thực hiện các mục tiêu chung của UNESCO vì hoà bình và phát triển bền vững trên thế giới?

Kể từ khi Việt Nam gia nhập UNESCO vào năm 1976, mối quan hệ hợp tác song phương ghi nhận sự phát triển rất ấn tượng. Việt Nam đã chứng tỏ là một nước thành viên rất tích cực ngay từ những ngày đầu tham gia, ủng hộ nhiều sáng kiến của UNESCO, đã phê chuẩn và ủng hộ nhiều công ước và khuyến nghị của tổ chức.

Năm 1999, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam được thành lập càng góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai bên. Năm 2024 là dấu mốc kỷ niệm 25 năm thành lập Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, khẳng định sự hợp tác tốt đẹp giữa UNESCO và Việt Nam ở cấp quốc gia.

Việt Nam là một hình mẫu điển hình về sự hợp tác hiệu quả và không ngừng vun đắp cho mối quan hệ đối với UNESCO. Từ một quốc gia nhận viện trợ quốc tế cách đây 20 năm, đến nay Việt Nam là một nước thành viên tích cực với những đóng góp quan trọng vào công việc chung của UNESCO. Việt Nam đã được tín nhiệm bầu và hiện đang phát huy vai trò của mình tại 5 cơ quan then chốt của UNESCO, cụ thể: Phó Chủ tịch của Đại hội đồng UNESCO (từ tháng 11/2023), thành viên Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025; thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023-2027; Ủy ban liên chính phủ của Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO (Công ước 2003) nhiệm kỳ 2022-2026; Phó Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ của Công ước về Bảo vệ sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa nhiệm kỳ 2021-2025. Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục là đối tác tin cậy của UNESCO trong việc đưa ra các đề xuất và triển khai các sáng kiến nhằm góp phần phát huy vai trò và vị thế của UNESCO trong bối cảnh toàn cầu mới.

Việt Nam đã tiên phong trong việc đặt văn hóa ở trung tâm của phát triển, hỗ trợ dự án thí điểm của UNESCO về triển khai bộ chỉ số văn hóa đến năm 2030 để đo lường sự đóng góp của văn hóa vào việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) và mới đây, Việt Nam là một trong những nước ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của UNESCO để đưa văn hóa trở thành một SDG riêng trong Chương trình nghị sự phát triển toàn cầu giai đoạn sau năm 2030.

Trong hợp tác với UNESCO, Việt Nam không chỉ mở rộng mạng lưới hợp tác, các đối tác bạn bè quốc tế, tham khảo kinh nghiệm và câu chuyện thành công của các nước thành viên khác. UNESCO cũng ghi nhận những kinh nghiệm quý báu của Việt Nam về mô hình quản lý các di sản thế giới, công viên địa chất toàn cầu, khu dự trữ sinh quyển, mạng lưới thành phố sáng tạo, thành phố học tập toàn cầu hay kinh nghiệm trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản phi vật thể.

Trong lĩnh vực giáo dục, Việt Nam thực hiện cam kết chính trị mạnh mẽ trong việc đạt được SDG số 4 về Bảo đảm giáo dục chất lượng công bằng, bao trùm và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người, thể hiện rõ trong nhiều nghị quyết được đưa ra ở cấp cao nhất và trong các chính sách giáo dục. Việt Nam đạt được những tiến bộ đáng chú ý trong mọi lĩnh vực của giáo dục, từ phổ cập giáo dục cơ bản đến xây dựng một xã hội học tập, khuyến khích học tập suốt đời, cam kết chuyển đổi hệ thống giáo dục cũng như cam kết của Việt Nam đối với phong trào giáo dục toàn cầu.

UNESCO đánh giá cao đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế. Việt Nam luôn chủ động chia sẻ, trao đổi bài học về phát huy giá trị các danh hiệu của UNESCO như tại Hội nghị quốc tế về phát huy giá trị các danh hiệu của UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam (tổ chức vào tháng 7/2023 tại Ninh Bình).

Việt Nam luôn thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy giáo dục chất lượng công bằng và bao trùm cho tất cả mọi người, đưa ra Tuyên bố quốc gia về cam kết chuyển đổi giáo dục tại Hội nghị thượng đỉnh về chuyển đổi giáo dục diễn ra ở New York (Mỹ) năm 2022.

Gần đây nhất, trong Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tổ chức tại Cao Bằng từ ngày 8-15/9, Việt Nam đã đưa ra những khuyến nghị rất cụ thể cho việc phát triển Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO như nâng cao nhận thức toàn cầu, tăng cường hành động, thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm quản lý, tư vấn chính sách, hợp tác đa phương và quốc tế, đặc biệt là đề xuất xây dựng chiến lược 5 năm và 10 năm cho Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu của UNESCO.

Đây là những đóng góp rất cụ thể vào hiệu quả hợp tác giữa UNESCO và Việt Nam trong thời gian qua. Chúng tôi coi Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên.

Theo ông, đâu là các lĩnh vực cần ưu tiên thúc đẩy trong thời gian tới để mối quan hệ giữa UNESCO và Việt Nam tiếp tục đi vào chiều sâu và là hình mẫu hợp tác hiệu quả?

Kể từ khi tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước năm 1986, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, nền kinh tế không chỉ tăng trưởng trên quy mô lớn mà chất lượng tăng trưởng được nâng cao. UNESCO đã đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi và khẳng định trong những năm tới mong muốn được hợp tác với Việt Nam - một nước thành viên điển hình.

Đối mặt với những thách thức của kỷ nguyên công nghiệp 4.0, đặc biệt là những thách thức liên quan đến chuyển đổi kỹ thuật số, tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, sử dụng tài nguyên không bền vững và bất bình đẳng, chúng ta còn nhiều việc phải triển khai để đạt được các SDG trên quy mô toàn cầu và ở Việt Nam. UNESCO sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam nhằm đạt được các ưu tiên quốc gia.

Về văn hoá, Việt Nam được biết đến về sự đa dạng văn hóa và giá trị tinh hoa của các di sản văn hóa đã được UNESCO ghi danh. Chúng tôi đánh giá cao cam kết chính trị và tầm nhìn chiến lược của Việt Nam, nhưng đồng thời cũng hiểu những thách thức mà chính phủ và cộng đồng địa phương có thể gặp phải trong bối cảnh phát triển kinh tế nhanh chóng, một mặt có thể mang lại các nguồn lực tiềm năng, mặt khác đặt ra áp lực trong công tác bảo tồn hợp lý tài sản văn hóa quý giá của đất nước.

Điều quan trọng là phải tăng cường các chương trình hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO, đặc biệt trong việc thực hiện các công ước về văn hóa cũng như huy động mọi nguồn lực để bảo tồn di sản văn hóa, thúc đẩy sự tham gia và phát huy tính sáng tạo của người dân địa phương trong lĩnh vực văn hóa. Cụ thể, UNESCO sẽ hỗ trợ hoàn thiện các khung chính sách và quy định về quản lý văn hóa ở cấp quốc gia để đảm bảo phù hợp với các khung khổ quốc tế, bao gồm các công ước của UNESCO về văn hóa và mục tiêu văn hóa toàn cầu mới (Tuyên bố Hội nghị Thế giới về Chính sách văn hóa và Phát triển bền vững - MONDIACULT 2022).

UNESCO cam kết hỗ trợ Việt Nam về nguồn lực và tri thức, cập nhật và thực hiện các chính sách văn hóa và khung khổ pháp lý. UNESCO sẽ thúc đẩy triển khai một loạt dự án hàng đầu, các điển hình tốt về quan hệ đối tác công-tư, tăng cường tính tự chủ của phụ nữ và thanh niên.

Về giáo dục, UNESCO sẽ nỗ lực góp phần bảo đảm giáo dục chất lượng công bằng và bao trùm, đồng thời thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người, nhằm giảm bất bình đẳng và thúc đẩy xã hội học tập và sáng tạo, đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật số. Đặc biệt:

- Đảm bảo công bằng và bao trùm trong giáo dục: Điều này đòi hỏi các nỗ lực lớn nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận giáo dục chất lượng của tất cả các nhóm kinh tế - xã hội, bao gồm trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn ở các cộng đồng dễ bị tổn thương, để không ai bị bỏ lại phía sau. Điều này cũng phù hợp với tầm nhìn quốc gia của Việt Nam nhằm xây dựng một xã hội học tập và thúc đẩy việc học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

    - Chuyển đổi số: Việt Nam đã có những bước đi đột phá triển khai công nghệ thông tin trong dạy và học, phát triển nền tảng học tập e-learning và tài nguyên học tập số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và mở rộng khả năng tiếp cận của tất cả mọi người. Điều này cần được thúc đẩy cùng với việc tăng cường các kỹ năng chuyển đổi, tư duy phản biện, tính sáng tạo và các kỹ năng kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo (AI), giúp thanh niên chuẩn bị tốt hơn cho thị trường việc làm hiện đại và xã hội đang thay đổi.

- Chuyển đổi xanh: Để hỗ trợ Việt Nam, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, UNESCO sẽ nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh, đặc biệt thông qua giáo dục. UNESCO cung cấp kiến thức chuyên môn trong việc lồng ghép giáo dục về tính bền vững và bảo vệ môi trường vào chương trình giảng dạy ở trường học, thúc đẩy các phương pháp giảng dạy thân thiện với môi trường và thúc đẩy các dự án thực tế liên quan đến bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam cũng có thể nỗ lực phát triển các năng lực về hệ sinh thái của tất cả các bên liên quan trong cộng đồng giáo dục bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận xã hội.

Về khoa học tự nhiên, UNESCO sẽ hợp tác với Việt Nam để phát huy tri thức khoa học phục vụ quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong bối cảnh mới, đặc biệt, các giải pháp khoa học và năng lực thể chế về quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ được tăng cường triển khai, các khu di sản đã được UNESCO công nhận ở Việt Nam sẽ đóng vai trò là nền tảng cho sự thay đổi và đổi mới.

UNESCO sẽ thúc đẩy Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB). Các khu dự trữ sinh quyển giữ vai trò như các phòng thí nghiệm sống, trung tâm học tập và là nơi thí điểm nghiên cứu về giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Ngoài ra, UNESCO cũng sẽ khuyến khích khoa học, công nghệ và đổi mới để phát triển bền vững ở Việt Nam. Sự tham gia của phụ nữ và thanh niên vào khoa học vẫn là một vấn đề xuyên suốt cần được lồng ghép vào tất cả các hoạt động.

UNESCO sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước để tăng cường năng lực quốc gia nhằm giải quyết và ứng phó với các thách thức về an ninh nguồn nước cũng như nâng cao khả năng chống chịu trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thúc đẩy quá trình chuyển đổi của Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và phát triển bền vững thông qua hai dự án khu vực về nước ở tiểu vùng sông Mekong.

UNESCO cũng sẽ hỗ trợ đẩy nhanh việc thực hiện SDG bằng cách thúc đẩy các khu dự trữ sinh quyển thế giới (11 khu tại Việt Nam) và công viên địa chất toàn cầu của UNESCO như một mô hình phát triển bền vững và bảo tồn thiên nhiên.

UNESCO sẽ giúp nâng cao vai trò của hai trung tâm dạng hai về Toán học và Vật lý nhằm thúc đẩy khoa học cơ bản và trang bị các kiến thức, kỹ năng liên quan đến lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM) trong giới trẻ, đồng thời giúp Việt Nam triển khai khoa học mở. UNESCO cũng sẽ nỗ lực thúc đẩy ngoại giao khoa học và trao quyền cho phụ nữ trong khoa học để thu hẹp khoảng cách giới.

Về khoa học xã hội và nhân văn, UNESCO sẽ nỗ lực khai thác các tiềm năng của khoa học xã hội và nhân văn nhằm xây dựng một xã hội toàn diện, bền vững và công bằng ở Việt Nam. Đặc biệt, UNESCO sẽ hỗ trợ tăng cường các chiến lược, năng lực và mạng lưới quốc gia về tri thức khoa học xã hội và nhân văn nhằm phát hiện các xu hướng biến đổi xã hội để phát triển các giải pháp chính sách hiệu quả và thúc đẩy chương trình nghị sự phát triển toàn diện. UNESCO cũng sẽ góp phần tăng cường năng lực và chính sách quốc gia nhằm thúc đẩy AI, khoa học và nghiên cứu khoa học, nhằm giảm thiểu và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giải quyết các rủi ro liên quan, phù hợp với các tiêu chuẩn, khuyến nghị và khung khổ đạo đức quốc tế.

Về thông tin và truyền thông, UNESCO sẽ hợp tác với Việt Nam về thúc đẩy hơn nữa tính chuyên nghiệp và đa dạng của các phương tiện truyền thông, tiếp cận thông tin và tri thức cũng như tiếp cận một cách toàn diện công nghệ thông tin và truyền thông. UNESCO cũng sẽ cố gắng thúc đẩy sự đổi mới, đặc biệt tăng cường sự tham gia của giới trẻ vào công nghệ và phương pháp tiếp cận mới.

Ngoài ra, UNESCO cũng sẽ hỗ trợ Việt Nam khắc phục các thảm họa như cơn bão số 3 (có tên quốc tế là Yagi) vừa qua hay các cuộc khủng hoảng tương tự đại dịch COVID-19. Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan và đối tác của Việt Nam để hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng và thúc đẩy quá trình phục hồi sau thiên tai.

Nhân dịp này, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới những người đã mất đi người thân, gia đình, cộng đồng và tài sản trong cơn bão lũ vừa qua ở Việt Nam. UNESCO cam kết sẽ nỗ lực hết mình để hỗ trợ cộng đồng khắc phục hậu quả và trở lại cuộc sống bình thường trong thời gian sớm nhất.

Sắp tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm sẽ có chuyến thăm chính thức trụ sở và làm việc với Tổng Giám đốc UNESCO, ông có thể cho biết những điều UNESCO mong muốn chia sẻ trong dịp này?

Chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới trụ sở UNESCO ghi dấu mốc lịch sử trong quan hệ giữa hai bên. Chúng tôi rất vui mừng được đón tiếp lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam, điều này thể hiện sự tin tưởng và kỳ vọng của Việt Nam đối với UNESCO. Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ là cơ hội để đề cao mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và UNESCO và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác này trong những năm tới.

Quan hệ hợp tác giữa UNESCO và Việt Nam dựa trên những nền tảng vững chắc trong nhiều thập kỷ với tầm nhìn chung là xây dựng hòa bình trong tâm trí con người. UNESCO hy vọng Việt Nam - một quốc gia đã trải qua quá trình lâu dài phục hồi sau chiến tranh và thiết lập, vun đắp mối quan hệ với tất cả các nước - sẽ tiếp tục phát huy vai trò hàng đầu của mình tại UNESCO, chia sẻ thêm kinh nghiệm với các nước thành viên khác và đóng góp vào các cuộc đối thoại mang tính xây dựng trong tất cả các cơ chế của UNESCO. Trong tương lai, chúng tôi hy vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giữa UNESCO và Việt Nam trên mọi lĩnh vực thuộc thẩm quyền của UNESCO.

UNESCO sẵn sàng ủng hộ Việt Nam ra ứng cử vào các cơ chế của tổ chức, hỗ trợ nâng cao năng lực thể chế và nhân sự trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với các thách thức về an ninh nguồn nước và biến đổi khí hậu, cũng như thực hiện các khuyến nghị của UNESCO về khoa học mở để thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới phục vụ phát triển bền vững quốc gia thông qua Chương trình Thủy văn Quốc tế.

UNESCO đánh giá cao tầm nhìn chiến lược và chính sách của Việt Nam đặt văn hóa ở trung tâm, coi văn hóa là đòn bẩy chính của phát triển bền vững. UNESCO cũng đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam nhằm bảo vệ sự đa dạng văn hóa của các dân tộc và phát huy vai trò của họ trong quá trình xây dựng chính sách và quản lý di sản. Điều này góp phần khuyến khích sự quan tâm và đầu tư của công chúng vào văn hóa ngang bằng với các lĩnh vực kinh tế và môi trường. UNESCO hoan nghênh sự ủng hộ và đóng góp tích cực của Việt Nam cho UNESCO khi đề cao vai trò của văn hóa trong SDG và Chương trình nghị sự 2030.

Thảm họa thiên nhiên (cơn bão số 3) vừa qua ở Việt Nam gây thiệt hại lớn về người và tài sản, UNESCO sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực giáo dục, cụ thể liên quan đến các lĩnh vực như: Đảm bảo khả năng tiếp cận giáo dục trong tình huống khẩn cấp, với sự tư vấn, ủng hộ xã hội và hỗ trợ tinh thần cho giáo viên và học sinh; Hỗ trợ nâng cao năng lực và chuẩn bị cho đội ngũ giảng viên và lãnh đạo nhà trường trong trường hợp thiên tai; Lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai và giáo dục phát triển bền vững vào các chương trình và kế hoạch giáo dục.

UNESCO đánh giá cao sự tin tưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đối với UNESCO về chuyên môn trong phân tích và lập kế hoạch giáo dục. UNESCO rất vui mừng đã hỗ trợ Việt Nam tiến hành phân tích toàn diện lĩnh vực giáo dục giai đoạn 2011-2020 và xây dựng chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, với tư cách là cơ quan tài trợ của Đối tác Toàn cầu về giáo dục (GPE).

UNESCO ghi nhận nhu cầu của Việt Nam trong việc thực hiện Khuyến nghị của UNESCO về Đạo đức trong AI, tăng cường năng lực quốc gia để dự báo các vấn đề xã hội đang nổi lên của đất nước, thúc đẩy nghiên cứu và học tập về khoa học xã hội. Văn phòng UNESCO tại Hà Nội mới đây đã bổ sung một vị trí nhân sự về khoa học xã hội nhằm tăng cường hợp tác giữa UNESCO và Việt Nam trong lĩnh vực này.

UNESCO đánh giá cao sự quan tâm của Việt Nam, đặc biệt là Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan trong việc triển khai công cụ hỗ trợ thực hiện Khuyến nghị của UNESCO về Đạo đức trong AI. UNESCO sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Khoa học và Công nghệ và nhóm chuyên gia để tiến hành đánh giá và đưa ra những khuyến nghị hữu ích phát triển hệ sinh thái đạo đức trong AI cũng như hỗ trợ thực hiện chiến lược quốc gia của Việt Nam về AI.

Trân trọng cảm ơn ông!

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Dự báo thời tiết đêm 15 ngày 16/6/2018: Mưa dông trên diện rộng
  • Tàu ngầm Dolphin
  • Quang Hải ‘vượt mặt’ nhiều đối thủ, áp đảo giải bàn thắng đẹp nhất U23 châu Á
  • Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triể
  • Bộ Công Thương: Giá điện của Việt Nam năm 2018 thấp nhất trong 25 nước
  • Tiền Giang: Cháy lớn thiêu rụi nhiều nhà dân ở Mỹ Tho
  • Ninh Bình: Lập phương án tháo dỡ công trình 'khủng' xâm hại di sản thế giới Tràng An
  • Phát sốt những bông hoa mạ vàng giá gần chục triệu tặng chị em ngày 8/3
推荐内容
  • Tăng cường năng lực phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất trong nước
  • Ở Thanh Hóa: Đi chăn trâu bò, dân cũng phải đóng phí, lãnh đạo địa phương lên tiếng
  • Nổ mìn nhà nữ giáo viên gây chấn động cả khu dân cư
  • 'Chặn' cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm vào Việt Nam
  • PTT Vương Đình Huệ: Hợp tác xã là nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể
  • Giá vàng hôm nay ngày 6/3: Đồng loạt đi xuống, diễn biến khó lường