会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ty so barca】Ngộ độc chì từ thuốc cam lại bùng phát!

【ty so barca】Ngộ độc chì từ thuốc cam lại bùng phát

时间:2024-12-28 10:24:40 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:273次

Thực trạng ngộ độc chì từ thuốc cam có dấu hiệu bùng phát trở lại

Ngộ độc chì đã trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu. Tại Việt Nam,ộđộcchìtừthuốccamlạibùngpháty so barca tình trạng trẻ em ngộ độc chì từ thuốc cam(thuốc chữa tưa lưỡi cho trẻ) gây ra đang gia tăng. Theo Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai hàng năm đều có rải rác bệnh nhân nhập viện điều trị ngộ độc chì do thuốc y học cổ truyền gây ra. Tuy nhiên, từ tháng 11/2011, số bệnh nhân ngộ độc chì do thuốc cam bắt đầu tăng, mở ra một đợt bùng phát tại các tỉnh miền Bắc. Tại Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai từ 2011-2012 có 2550 trẻ em đến khám do ngộ độc chì. Từ tháng 1/2013 đến nay có 797 bệnh nhân ngộ độc chì từ thuốc cam dởm tới khám trong đó có 179 trẻ em.

Thuốc cam chứa độc tố chì

Thuốc cam nhiễm độc tố chì. Ảnh: Vnmedia

Theo TS. Phạm Duệ, nguyên GĐ Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, chưa kể các đối tượng khác, chỉ tính riêng số trẻ em đến khám và điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã thấy mức độ nhiễm độc chì hiện kinh khủng như thế nào. Theo ông Duệ cho biết, đa số trẻ em thuộc đối tượng trên là bị ngộ độc chì từ thuốc cam “rởm”, nghĩa là từ nguồn thuốc của các ông lang, bà mế không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có giấy phép kinh doanh… 

Đặc biệt, có gia đình ở Hải Hậu, Nam Định có tới 5 người bị ngộ độc chì, trong đó có một bệnh nhân đã tử vong tại nhà. Được biết, gia đình này mua thuốc cam bán rong uống để chữa chán ăn, loét miệng, kèm cả thuốc bôi. Sau khi sử dụng thuốc thì cả 5 người đều xuất hiện những biểu hiện như đau đầu, mệt mỏi, một trẻ nhỏ bị co giật, tím tái, tử vong không kịp đến viện. 

Trong danh sách 16 tỉnh, thành phố có tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em có những địa phương tỷ lệ cực kỳ cao như: Hà Nội (53 trường hợp); Bắc Giang (34); Phú Thọ (11); Ninh Bình (9)… 

Cũng qua hoạt động thăm khám, cơ sở y tế đã chỉ mặt gọi 42 địa chỉ thầy lang đã kê đơn, bán thuốc thuốc cam, thuốc tễ cho các bệnh nhân nhi. Điển hình phải kể đến bà lang Canh (Thị trấn Trôi, Hoài Đức, Hà Nội); bà lang Thầy (Minh Châu, Ba Vì, Hà Nội); ông lang Hùng (Đức Thượng, Đan Phượng, Hà Nội); ông Lang Qúy (Thị trấn Tân Yên, Bắc Giang); bà lang Tuyên (Tam Dị, Lục Nam, Bắc Giang); bà lang Lương (Hoàng Xá, Thanh Thủy, phú Thọ); ông lang Giáo (Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ)… Mỗi thầy lang không chỉ chữa cho một vài bệnh nhân mà rất nhiều bệnh nhân, đồng nghĩa với việc số ca bị nhiễm độc chì trong thực tế còn cao gấp nhiều lần thống kê kể trên.

Chì gây ngộ độc bằng nhiều con đường

Qua đường hô hấp: do hít phải bụi, không khí, khói, hơi có chì. Trẻ em tiếp xúc với các chất độc trong khí thở nhiều hơn so với người lớn. Tốc độ lắng đọng chì ở phổi ở trẻ em cao gấp 2,7 lần so với người lớn.

Qua đường tiêu hóa: qua ăn, uống, do bàn tay (không vệ sinh tay trước khi ăn uống, đưa tay lên miệng) hoặc ngậm, mút các đồ vật có chì (trẻ em). Trẻ em hấp thu 40-50% lượng chì trong thức ăn trong khi người lớn chỉ hấp thu 10-15%. Đói, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, đặc biệt thiếu các ion như sắt, canxi, kẽm làm hấp thu chì qua đường tiêu hoá tăng lên. Như vậy, những người sống ở các khu vực ô nhiễm chì nếu chế độ ăn thiếu các chất khoáng trên thì càng dễ bị ngộ độc chì.

Qua da: tuy kém hơn so với đường hô hấp và tiêu hóa nhưng vẫn gây ngộ độc, đặc biệt khi tiếp xúc kéo dài. Ô xít chì (thường gặp ở dạng hồng đơn, được dùng trong các thuốc nam lưu hành bất hợp pháp) hấp thu dề dàng qua da. Tỷ lệ diện tích da cho mỗi đơn vị cân nặng của trẻ em cũng lớn hơn người lớn nên hấp thu chất độc cũng nhiều hơn.

Qua nhau thai, sữa mẹ: chì qua nhau thai nên mẹ bị ngộ độc chì thì con cũng bị ngộ độc. Nồng độ chì trong máu của con bằng 80% nồng độ chì trong máu mẹ. Chì có thể qua sữa mẹ, tuy nhiên thông tin về con đường tiếp xúc này còn chưa đầy đủ.

Trẻ ngộ độc chì từ thuốc cam rởm

Trẻ ngộ độc chì từ thuốc cam rởm. Ảnh: Pháp luật

Tác hại của chì

Chì là chất độc phức tạp, có nhiều tác dụng khác nhau trên hầu hết các cơ quan của cơ thể.độc tính với thần kinh, với thần kinh trung ương, chì gây tổn thương tế bào, gây chết tế bào thần kinh, kích thích thần kinh trung ương, gây hủy hoại, thoái hóa dây thần kinh.

Chì gây thiếu máu do ức chế tổng hợp hồng cầu, rút ngắn tuổi thọ của hồng cầu do làm hồng cầu dễ bị vỡ. Gây tổn thương thận, làm giảm thải trừ a xít uric qua nước tiểu nên gây tăng a xít uric và bệnh gout. Thông qua nhiều cơ chế khác nhau chì gây tăng co bóp thành mạch máu dẫn tới tăng huyết áp.

Ngộ độc chì gây giảm chức năng sinh sản ở cả nam và nữ giới. Giảm chức năng nội tiết của tinh hoàn, giảm số lượng tinh trùng, thay đổi bất thường hình thái và tính di chuyển của tinh trùng, đặc biệt khi chì máu trên 40mcg/dL. 

Chì qua được nhau thai để tới bài thai. Nếu mẹ bị ngộ độc chì thì bào thai sẽ bị ngộ độc chì. Chì máu mẹ trên 15mcg/dL tăng nguy cơ chậm phát triển của thai. Chì máu dưới 25mcg/dL có thể rút ngắn thời gian mang thai, giảm cân nặng của trẻ khi sinh. Chì còn gây tăng tăng tỷ lệ để non, sẩy thai, chậm phát triển trẻ sau sinh, tăng tỷ lệ các dị dạng thai và suy giảm sớm về tình trạng thần kinh tâm thần sau đẻ.

Chì gây dị dạng thai: thường là u máu, u lympho, hydrocele, skin tag, hở hàm ếch. Giảm chức năng tuyến giáp, chức năng nội tiết tuyến yên-thượng thận được thấy trên công nhân làm việc với chì. Trẻ em có nồng độ chì máu tăng có hiện tượng giảm tiết hormone và yếu tố tăng trưởng.

Xương là nơi chì tập trung nhiều nhất của cơ thể.Chì làm giảm hình thành xương mới và mất cân bằng các tế bào xương. Giảm tăng trưởng xương và giảm chiều cao ở trẻ em bị ngộ độc chì, co thắt ruột gây cơn đau bụng chì.

Dấu hiệu ngộ độc chì

Ở trẻ em, phần lớn bị ngộ độc chì có biểu hiện bệnh rất kín đáo, rất dễ bị bỏ sót, chỉ có thể phát hiện thấy khi khám chuyên khoa kỹ lưỡng (ví dụ khám chuyên khoa tâm thần và đánh giá bằng thang điểm đánh giá phát triển tinh thần) và xét nghiệm. Biểu hiện rõ

Thần kin hôn mê, co giật, có thể tăng kích thích, ngủ lịm  từng lúc, liệt, thái độ hành vi kỳ dị, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp, mất đi các kỹ năng học được, học kém, chậm phát triển tinh thần. Khi trẻ có biểu hiện nặng trên thần kinh trung ương (hôn mê, co giật) thì 25-30% số trẻ này có di chứng (chậm phát triển trí tuệ, co giật, mù, liệt) vĩnh viễn. Biểu hiện về tiêu hóa gây nôn, đau bụng, chán ăn.

Ở người lớn, ngộ độc chì làm thần kinh trung ương lơ mơ, lẫn lộn, sảng, dễ buồn ngủ, mất ngủ, hôn mê, co giật, đau đầu, mất trí nhớ, liệt. Miệng có vị kim loại, chán ăn, táo bón, cơn đau bụng. Cơ, xương, khớp đau, yếu, thiếu máu. Người ta đã thấy độc tính của chì với máu ngay cả khi chì máu dưới 10mcg/dL.

Ngộ độc mạn tính biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ tương quan với nồng độ chì máu. Đặc biệt chì máu có tương quan với mức độ tăng huyết áp, mức độ các rối loạn của lão hoá, bao gồm suy giảm trí tuệ, các bất thường điện não, rối loạn chức năng thận mạn tính và đục thuỷ tinh thể.

Người bệnh có thể cảm thấy bất thường nhưng thường chỉ được phát hiện khi xét nghiệm và khám chuyên khoa và đánh giá kỹ lưỡng. 

Biện pháp phòng tránh

ThS. Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cũng khuyến cáo, không cho con em dùng thuốc cam, thuốc tễ không rõ nguồn gốc; không chơi đồ chơi lòe loẹt không rõ xuất xứ; tránh, hạn chế tiếp xúc với những làng nghề liên quan đến tái chế vật dụng có chứa chì; không dùng sơn có chứa chì… Các bà mẹ có dấu hiệu sa sút trí tuệ, thiếu máu nên nghĩ đến ngộ độc chì và đưa con đi khám để được thải chì, điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế chuyên khoa...  

Nhằm phòng chống ngộ độc chì, Tổ chức Y tế Thế giới đã tiến hành phát động “Tuần lễ hành động phòng chống ngộ độc chì” với chủ đề “Loại bỏ sơn chì” từ ngày 19/10-25/10/2014. Trung tâm chống độc cũng đã phối hợp với Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến bệnh viện Bạch Mai triển khai các hoạt động như in và phát hành 5.000 tờ rơi dành cho cộng đồng với nội dung về các tác hại của chì với sức khỏe và các nguồn gốc tiếp xúc với chì, Tổ chức buổi hội chẩn trực tuyến với các bệnh viện tỉnh (11 bệnh viện vệ tinh của BV Bạch Mai) về vấn đề ngộ độc chì…Đồng thời khuyến cáo người dân vì thế hệ tương lai không nên để trẻ nhỏ sử dụng các loại thuốc cam không rõ nguồn gốc, không để trẻ nhỏ tiếp xúc chơi đùa, với các loại đồ chơi sơn phủ màu lòe loẹt không rõ xuất xứ, hạn chế tiếp xúc với môi trường làng nghề liên quan đến chì…Khi có triệu chứng như đau bụng cấp, thiếu máu, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ; trẻ quấy khóc, không đến trường…thì cần đưa đến các cơ sở y tế, bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. 

Linh Mỹ(Tổng hợp từ Vnmedia, Pháp luật, Sống mới)

Uống thuốc cam, hàng loạt trẻ ngộ độc chì

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Ông chủ Him Lam Dương Công Minh: 'Đừng học Him Lam, chúng ta hãy học Vingroup ấy'
  • Tạo điều kiện cho doanh nghiệp hiểu rõ chính sách để tăng chỉ số PCI
  • Thỏa thuận thăm dò dầu khí chung: Thuần túy kinh tế
  • Dự báo thế giới sẽ không có đủ gạo vào năm 2050
  • Kinh doanh kém khởi sắc, nợ xấu ngân hàng BIDV tiếp tục tăng
  • Cao su Đồng Phú phấn đấu khai thác 15.200 tấn mủ
  • Thông qua đề tài khoa học về kinh tế mậu biên Bình Phước
  • Năm 2011, doanh thu khối doanh nghiệp đạt trên 7 ngàn tỷ
推荐内容
  • Khách sạn 5 sao Premier Residences Phu Quoc Emerald Bay khuyến mại lớn chào năm mới 2019
  • Hoa xuân khoe sắc
  • Thêm 317 doanh nghiệp đăng ký hoạt động
  • Những điều kiện để TCTD được niêm yết trên thị trường chứng khoán
  • Địa ốc Bình Định đón tin vui
  • Xuất khẩu cao su có thể đạt 3,67 tỷ usd