会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【cúp quốc gia cộng hòa séc】Trước khó khăn của doanh nghiệp, đại biểu Quốc hội đề nghị “chẩn bệnh, kê đơn” phù hợp!

【cúp quốc gia cộng hòa séc】Trước khó khăn của doanh nghiệp, đại biểu Quốc hội đề nghị “chẩn bệnh, kê đơn” phù hợp

时间:2024-12-23 18:17:28 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:548次
Lãi suất còn cao,ướckhókhăncủadoanhnghiệpđạibiểuQuốchộiđềnghịchẩnbệnhkêđơnphùhợcúp quốc gia cộng hòa séc đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho doanh nghiệp về vốn Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng cường công tác dự báo trong lĩnh vực xuất khẩu Doanh nghiệp cần cải cách toàn diện để vượt qua khó khăn
Trước khó khăn của doanh nghiệp, đại biểu Quốc hội đề nghị “chẩn bệnh, kê đơn” phù hợp
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận tại hội trường. Ảnh: Quochoi.vn

Nên sớm có giám sát chuyên đề về năng suất lao động

Chiều 31/10, theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế cũng như các chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, đa số đại biểu Quốc hội đánh giá, kinh tế - xã hội Việt Nam có xu hướng tích cực so với thế giới, khi kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước; bội chi nợ công trong giới hạn cho phép; thu hút đầu tư nước ngoài thuận lợi…

Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) bày tỏ nhất trí với nội dung của báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Tuy nhiên, đại biểu cho biết, trong 3 năm vừa qua, chúng ta đều chưa hoàn thành chỉ tiêu về năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực. Báo cáo của Chính phủ cũng chưa làm rõ được nguyên nhân, giải pháp cho vấn đề này.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) cho rằng, chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội ước đạt 3,77-4,76 (chỉ tiêu Quốc hội giao là 5,0 - 6,0%) và là năm thứ 3 liên tiếp không đạt chỉ tiêu này.

Hơn nữa, điều đáng lo ngại là tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đang có xu hướng giảm: Giai đoạn 3 năm 2021-2023 chỉ đạt 4,36-4,69%, thấp hơn mức bình quân 6,26% của 3 năm 2016-2018.

Đại biểu nêu rõ, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển ứng dụng khoa học công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, thực trạng về nguồn nhân lực và năng suất lao động ở nước ta sau nửa nhiệm kỳ thực hiện còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa có chuyển biến rõ nét, chưa thực sự là động lực, đột phá trong phát triển kinh tế...

Do đó, các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần phân tích, làm rõ hơn nữa thực trạng, khó khăn, nguyên nhân, trách nhiệm và đề xuất giải pháp cụ thể, khả thi trong việc phát triển nhân lực chất lượng cao, cải thiện năng suất lao động.

Đại biểu Trần Văn Khải còn nhấn mạnh, Quốc hội cần sớm có giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật về lao động, phát triển nguồn lực lao động, năng suất lao động, trên cơ sở đó ban hành Nghị quyết chuyên đề của Quốc hội ban hành chính sách đặc thù, đột phá, định hướng, đặt mục tiêu, lộ trình, lĩnh vực, nguồn vốn đầu tư nhằm thực hiện thành công chủ trương của Đảng.

Tháo gỡ điểm nghẽn cho sản xuất kinh doanh

Liên quan đến các vấn đề về doanh nghiệp, các đại biểu Quốc hội đã nhìn nhận thẳng vào những mặt còn hạn chế, khó khăn, nhất là về vốn, để đề xuất giải pháp khắc phục.

Chẳng hạn, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (đoàn Hải Dương) lo ngại về tăng trưởng tín dụng chậm trong khi nợ xấu gia tăng, nhưng báo cáo của Chính phủ chưa nêu rõ số tăng trưởng tín dụng từng lĩnh vực là bao nhiêu, nhất là với tín dụng bất động sản. Do vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ cần phân tích, làm rõ để cân nhắc kỹ lưỡng việc nới lỏng điều kiện cho vay, có các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, kiểm soát tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Trước khó khăn của doanh nghiệp, đại biểu Quốc hội đề nghị “chẩn bệnh, kê đơn” phù hợp
Đại biểu Trần Chí Cường (đoàn Đà Nẵng) đề nghị xem xét định hướng tín dụng đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Quochoi,vn

Cũng về tín dụng, đại biểu Trần Chí Cường (đoàn Đà Nẵng) cũng nêu, nền kinh tế đang khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn, dù Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh lãi suất điều hành. Điều này cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh đang đối mặt với nhiều khó khăn, trong khi cơ chế cho vay phức tạp, làm giảm sức hấp dẫn của việc vay vốn. Thị trường vốn, thị trường cổ phiếu có dấu hiệu không ổn định.

Đại biểu cũng cho rằng, chính sách hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách chỉ giải ngân được rất ít, trong khi hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn. Đại biểu đề nghị cần xem xét, đánh giá lại cơ chế, thủ tục cho vay cũng như việc quản lý định hướng tín dụng đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh đóng góp cho phát triển kinh tế, thúc đẩy sự phục hồi nhanh chóng và phát triển bền vững.

Trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến động khó lường, nhiều yếu tố rủi ro, đại biểu Trần Chí Cường nhận định sẽ tác động đến việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm tới. Nên đề nghị Chính phủ cần đánh giá toàn diện tình hình, “bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn” cho phù hợp, có những chính sách, biện pháp đủ mạnh, đảm bảo tính khả thi hoàn thành các mục tiêu đặt ra.

Cũng về hỗ trợ doanh nghiệp, đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam) mong muốn Nhà nước tiếp tục quan tâm đến những khó khăn hiện nay của doanh nghiệp, có những chính sách kịp thời, thiết thực hơn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ cần thiết kế gói tín dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục đồng hành, chia sẻ những rủi ro đối với doanh nghiệp.

Với lĩnh vực thuế, đại biểu Dương Văn Phước cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách, giải quyết những kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến vấn đề về thuế; nghiên cứu các chính sách thuế phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong điều kiện khó khăn hiện nay, đại biểu lưu ý, cần chú trọng nuôi dưỡng nguồn thu, xem xét điều kiện từng doanh nghiệp để có chính sách giảm giảm thuế phù hợp.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • 'Thông tin minh bạch
  • Khám, tư vấn và cấp phát kính mắt miễn phí cho học sinh, người dân nghèo
  • Tỷ giá hôm nay (9/2): USD trung tâm tăng nhẹ, Vietcombank giảm
  • Nhấp chuột là biết sức khỏe
  • Nông dân tất bật chuẩn bị trái cây, rau màu phục vụ tết
  • Giá vàng hôm nay (23/3): Giá vàng đảo chiều tăng mạnh
  • Người dân chưa tin tưởng vào bệnh viện huyện, trạm y tế xã
  • Bài 2: Sớm trở thành đô thị du lịch – logistics
推荐内容
  • Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 làm gì mà lời tới 20 tỉ đồng/năm?
  • Mỹ hé lộ Ukraine dùng hệ thống tên lửa Vampire bắn hạ UAV Nga
  • Khám, tư vấn và cấp phát kính mắt miễn phí cho học sinh, người dân nghèo
  • Kêu gọi cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi
  • Giá vàng hôm nay 28/7/2024: Vàng miếng SJC đắt hơn thế giới trên 6 triệu đồng/lượng
  • Quảng Nam được vinh danh là điểm đến trong nước ấn tượng nhất năm 2024