【lịch bóng hnay】Vì sao Triều Tiên sẽ vẫn trụ vững trước “áp lực tối đa” từ Mỹ?
Triều Tiên vẫn nắm thế chủ động
Chính sách của Mỹ dựa trên giả định cho rằng một cuộc bao vây bằng lệnh trừng phạt cuối cùng sẽ buộc Triều Tiên phải “phất cờ trắng” và hạ vũ khí. Logic này kéo theo việc Mỹ gây “áp lực tối đa” với mục tiêu buộc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phải nhượng bộ để đổi lấy việc giảm nhẹ mức độ trừng phạt. Nhưng những gì diễn ra tại Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 ở Hà Nội cho thấy cách tiếp cận này chưa có tác dụng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Reuters.
Các cuộc họp báo sau Thượng đỉnh cho thấy dường như chính nhà lãnh đạo Kim mới là người định hình “cuộc chơi” còn chính quyền Mỹ ở vào thế bị động.
Ông Kim đề xuất ngừng phát triển vũ khí hạt nhân bằng cách dỡ bỏ nguồn vật liệu hạt nhân chính và ngừng hoạt động thử hạt nhân và tên lửa, để đổi lại việc chấm dứt các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhằm vào Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân thứ 4 của Triều Tiên vào năm 2016. Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho nói rõ rằng đây là đề xuất cuối cùng của họ.
Giới chính trị Triều Tiên tỏ ra là bên chiếu bí ông Trump hơn là bên thua cuộc. Khoảng nửa tháng sau Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui thậm chí còn cảnh báo rằng Triều Tiên sẽ khôi phục việc thử vũ khí chiến lược nếu Mỹ không chớp lấy cơ hội đã được đề xuất cho họ.
Trong lịch sử quan hệ Mỹ-Triều Tiên, cứ mỗi lần Mỹ từ bỏ đàm phán và không đạt được thỏa thuận thì Triều Tiên lại có tiến bộ nhanh chóng trong chương trình hạt nhân của họ. Và giờ đây Triều Tiên đã chế được trái bom hạt nhân có sức công phá gấp 10 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào cuối Thế chiến 2.
Lần này, nếu đàm phán Mỹ-Triều không được nối lại thì không loại trừ khả năng Triều Tiên sẽ lại tiến lên hoàn thiện nốt hệ thống phóng. Họ hiện còn phải làm tiếp nhiều việc liên quan đến tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và quá trình hồi quyển của tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Lệnh trừng phạt về cơ bản không có tác dụng với Triều Tiên
Một số bình luận viên cho rằng việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un yêu cầu được giảm nhẹ lệnh trừng phạt đối với nước này là bằng chứng cho thấy các lệnh trừng phạt phát huy tác dụng. Nhưng như vậy là quá lạc quan. Các lệnh trừng phạt khó có thể buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Báo cáo năm 2019 của nhóm chuyên gia Liên Hợp Quốc về các lệnh trừng phạt cho thấy chính quyền của ông Kim Jong-un rất giỏi trong việc né tránh các lệnh trừng phạt ở các lĩnh vực ưu tiên của ông.
Triều Tiên có rất nhiều phương cách để lách qua những chế tài trừng phạt đó: Sử dụng các công ty bình phong và tài khoản ngân hàng ở Đông Nam Á, bán quyền đánh cá cho ngư dân Trung Quốc, khai thác vàng ở Congo, bán vũ khí cho Yemen và Libya, hướng dẫn quân sự ở Sierra Leone... Báo cáo còn cho rằng Triều Tiên có thể còn áp dụng một số biện pháp “đặc biệt” phi chính thức nữa để bù đắp cho các thiệt hại của mình.
Tất nhiên khi bị trừng phạt như thế này, người dân Triều Tiên sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhưng Triều Tiên sẽ không quy trách nhiệm về việc này cho chính phủ của họ mà dồn trách nhiệm đó lên Mỹ với cáo buộc Mỹ khước từ kiến tạo hòa bình.
Điểm tựa Trung Quốc
“Áp lực tối đa” không thể làm Triều Tiên suy sụp vì đất nước này vẫn đang ở vào vị thế thoải mái hơn bao giờ hết so với khi Liên Xô sụp đổ. Việc kinh tế Trung Quốc trỗi dậy và nhiều năm tăng cường thương mại với Trung Quốc đã giúp Triều Tiên hồi phục sau khủng hoảng Liên Xô tan rã rồi phát triển thị trường và công nghiệp trong nước.
Thương mại giữa Triều Tiên và Trung Quốc đã giảm đột ngột do “áp lực tối đa” nhưng rõ ràng không tới mức đe dọa sự sinh tồn của Triều Tiên. Trung Quốc thông báo kim ngạch thương mại của họ với Triều Tiên đạt tới 2,38 tỷ USD vào năm 2018. Mức này thấp hơn mức đỉnh cao 7 tỷ USD vào năm 2014 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với con số 350 triệu USD vào năm 1999.
Con số thương mại được công bố chính thức nói trên còn chưa bao gồm các khoản khác như viện trợ... Theo các nguồn tin do tờ báo Hàn Quốc Chosun Ilbo trích dẫn, lượng nhiên liệu nhập vào Triều Tiên tăng gấp đôi sau cuộc gặp Thượng đỉnh giữa Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2018.
Cuối cùng ông Tập Cận Bình ít có lý do để nhiệt tình với việc thực thi các lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên trong bối cảnh Tổng thống Trump đang phát động chiến tranh thương mại nhằm vào Trung Quốc và coi Trung Quốc là một đối thủ chiến lược trong chiến lược an ninh quốc gia của mình.
(责任编辑:World Cup)
- ·Bỏ Giấy khám sức khỏe khi học lái xe, xin việc là thông tin chưa chính xác
- ·Huỳnh Thị Thúy Quyên đoạt giải nhất Cuộc thi “Nữ sinh duyên dáng”
- ·Tháng công nhân 2023: Cần tổ chức các hoạt động hướng về người lao động
- ·Trân quý giá trị độc lập, tự do
- ·Kiểm soát nông sản để đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu
- ·HĐND tỉnh Long An giám sát về cải thiện môi trường đầu tư tại huyện Bến Lức
- ·Huyện Châu Thành A: Đảng viên bị kỷ luật giảm so cùng kỳ
- ·Đại hội điểm Hội Liên hiệp Thanh niên cấp cơ sở thành công tốt đẹp
- ·Xây dựng pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các ưu đãi trong thực thi Hiệp định EVFTA
- ·Tặng 7 sổ bảo hiểm xã hội và heo tiết kiệm cho hội viên khó khăn
- ·Vietjet khai trương đường bay Hà Nội – Sydney với vé hạng Thương gia giảm tới 50%
- ·Thủ tướng: Đa dạng hóa nguồn vốn cho các dự án quan trọng quốc gia
- ·Khởi công 8 căn nhà cho đoàn viên, thanh niên khó khăn
- ·Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế
- ·Giá vàng hôm nay 4/12: Vàng lập đỉnh mới vượt 2.100 USD/ounce
- ·Quan tâm làm tốt công tác tạo nguồn kết nạp Đảng
- ·Khởi công xây mái ấm công đoàn
- ·Điểm sáng trong đổi mới công tác cán bộ
- ·Khởi nghiệp thành công với nấm đông trùng hạ thảo
- ·Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam – Nguyễn Thanh Bình làm việc tại Long An