【tyle anh】Mỹ vỡ nợ sẽ gây ra “thảm họa kinh tế và tài chính”
Chính phủ Mỹ có thể hết tiền để thanh toán các hóa đơn ngay sau tháng 6/2023, nếu vấn đề trần nợ không được giải quyết. |
Trần nợ và điều gì sẽ xảy ra nếu không được nâng lên?
Chính phủ liên bang Mỹ có thể hết tiền để thanh toán tất cả các hóa đơn ngay sau tháng 6 tới, khiến Quốc hội phải tăng hoặc đình chỉ lại giới hạn vay của liên bang.
Tuy nhiên, đang có những bất đồng đảng phái sâu sắc trong Quốc hội Mỹ về trần nợ và chi tiêu liên bang, làm dấy lên lo ngại rằng các nhà lập pháp có thể không nâng giới hạn kịp thời để tránh khả năng vỡ nợ có thể xảy ra. Đảng Dân chủ muốn tăng trần nợ mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào. Đảng Cộng hòa đang yêu cầu cắt giảm chi tiêu như một điều kiện để nâng giới hạn và muốn bắt đầu đàm phán với Nhà Trắng.
Bà Yellen, trong bài phát biểu chuẩn bị cho một sự kiện ở Washington với các giám đốc điều hành doanh nghiệp từ California cho biết, việc Mỹ không trả được nợ sẽ dẫn đến mất việc làm, đồng thời khiến các khoản thanh toán hộ gia đình cho các khoản thế chấp, vay mua ô tô và thẻ tín dụng cao hơn.
Bà nói rằng "trách nhiệm cơ bản" của Quốc hội là tăng hoặc đình chỉ mức trần vay 31,4 nghìn tỷ USD, đồng thời cảnh báo việc vỡ nợ sẽ đe dọa thành quả kinh tế mà Mỹ đã đạt được kể từ đại dịch Covid-19.
“Việc vỡ nợ của chúng ta sẽ tạo ra một thảm họa kinh tế và tài chính” - bà Yellen nói với các thành viên của Phòng Thương mại Thành phố Sacramento. "Vỡ nợ sẽ làm tăng chi phí vay mượn vĩnh viễn. Các khoản đầu tư trong tương lai sẽ trở nên tốn kém hơn đáng kể".
Bà Yellen cho biết thêm, nếu trần nợ không được nâng lên, các doanh nghiệp Mỹ sẽ phải đối mặt với thị trường tín dụng xấu đi và chính phủ có thể sẽ không thể trợ cấp các khoản thanh toán cho các gia đình quân nhân và người cao tuổi sống dựa vào an sinh xã hội.
Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy và các đảng viên Cộng hòa của ông đang lên kế hoạch bỏ phiếu trong tuần này về dự luật nâng trần nợ để đổi lấy việc cắt giảm chi tiêu sâu, nhưng Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen lặp lại quan điểm của Đảng Dân chủ rằng, Quốc hội nên tăng hoặc đình chỉ giới hạn nợ "không có điều kiện".
"Quốc hội phải bỏ phiếu để tăng hoặc đình chỉ giới hạn nợ. Họ nên làm như vậy mà không cần điều kiện. Và, không nên đợi đến phút cuối cùng" - Janet Yellen nhấn mạnh.
Trước đó vào đầu năm nay, bà Yellen đã nói với các nhà lập pháp rằng, trừ khi mức trần được dỡ bỏ, chính phủ liên bang - nơi vay một khoản tiền khổng lồ để thanh toán các hóa đơn của mình - dự kiến sẽ cạn kiệt tiền mặt sớm nhất là vào tháng 6, sau đó Kho bạc có thể không thanh toán được tất cả các hóa đơn của chính phủ.
Không giống như hầu hết các nước phát triển khác, Mỹ đặt ra một giới hạn cứng nhắc về số tiền họ có thể vay, và một khi đạt đến giới hạn, các nhà lập pháp phải tăng hoặc đình chỉ trần trước khi Bộ Tài chính có thể phát hành thêm nợ. Bởi vì Mỹ liên tục thâm hụt lớn hàng năm, giới hạn nợ phải được giải quyết thường xuyên.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo, việc vỡ nợ sẽ đe dọa thành quả kinh tế mà Mỹ đã đạt được kể từ đại dịch Covid-19. |
Mức trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD đã đạt được vào tháng 1 năm nay, nhưng Bộ Tài chính đã sử dụng các biện pháp kế toán đặc biệt để tiếp tục thanh toán các hóa đơn của chính phủ. Các nhà dự báo kỳ vọng các biện pháp đó sẽ kéo dài đến khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9.
Tăng giới hạn nợ không phát sinh chi tiêu mới. Thay vào đó, cho phép kho bạc vay để thanh toán các chi phí mà Quốc hội đã phê duyệt.
Sự bế tắc trần nợ xảy ra vào thời điểm dễ bị tổn thương đối với nền kinh tế Mỹ. Việc tăng lãi suất mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang để giảm lạm phát đã khiến nhiều nhà kinh tế dự đoán một cuộc suy thoái trong năm nay. Các thị trường tài chính cũng đang ngày càng lo ngại về tình trạng bế tắc, khiến chi phí bảo hiểm nợ của Mỹ lên mức cao nhất trong một thập kỷ, các nhà phân tích tài chính cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ ngày càng tăng. |
Trong trường hợp chính phủ không thể vay để giúp thanh toán tất cả các hóa đơn đến hạn, họ sẽ phải đình chỉ một số khoản thanh toán lương hưu nhất định, giữ lại hoặc cắt giảm lương của binh lính và công nhân liên bang, hoặc trì hoãn thanh toán lãi suất, điều này sẽ cấu thành vỡ nợ.
Có gì trong dự luật giới hạn nợ?
Vậy có gì trong gói cắt giảm chi tiêu sâu để đổi lấy việc nâng trần nợ của Đảng Cộng hòa?
Tuần trước, các đảng viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã công bố một dự luật cắt giảm hàng tỷ đô la chi tiêu liên bang và rút lại một số ưu tiên chính sách của Tổng thống Biden để đổi lấy việc dỡ bỏ trần nợ trong một năm. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy cho biết, dự luật mới sẽ tiết kiệm cho quốc gia 4,5 nghìn tỷ USD - được đặt tên là Đạo luật Giới hạn, Tiết kiệm, Phát triển.
Dự luật mới này, ngay lập tức đã mở ra một cuộc tranh luận đảng phái căng thẳng về việc vay nợ của chính phủ. Các cuộc đàm phán cho đến hiện tại đã bị đóng băng và thời gian không còn nhiều.
Mỹ có thể vỡ nợ nếu cả hai bên không đạt được thỏa thuận. Điều đó có khả năng dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính, gây thiệt hại cho sản lượng kinh tế và gây ra một cuộc suy thoái sâu sắc nếu đất nước không thể thanh toán tất cả các hóa đơn đúng hạn.
Quốc gia có thể không đủ khả năng trả lương cho công nhân liên bang hoặc séc an sinh xã hội. Việc vỡ nợ cũng có thể gây ra hậu quả toàn cầu và làm mất ổn định thị trường trái phiếu trên toàn thế giới, vì trái phiếu kho bạc Mỹ thường được coi là một trong những khoản đầu tư an toàn nhất.
Dưới đây là tóm tắt kế hoạch nêu trên:
Tăng trần nợ
Để đổi lấy việc cắt giảm chi tiêu và thay đổi chính sách, Đảng Cộng hòa sẽ nâng mức trần theo luật định về số tiền mà Mỹ có thể vay thêm 1,5 nghìn tỷ USD cho đến 31/3/2024, hoặc cho đến khi khoản nợ của quốc gia tăng lên 32,9 nghìn tỷ USD, mức hiện tại là 31,4 nghìn tỷ USD, tùy theo điều kiện nào đến trước.
Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy và các đảng viên Cộng hòa của ông đang lên kế hoạch bỏ phiếu trong tuần này về dự luật nâng trần nợ để đổi lấy việc cắt giảm chi tiêu sâu. |
"Các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện đang hành động để dỡ bỏ giới hạn nợ, hạn chế chi tiêu của chính phủ, tiết kiệm tiền của người nộp thuế và phát triển nền kinh tế" - ông McCarthy nói.
Vào thời điểm đó, Quốc hội sẽ phải giải quyết vấn đề một lần nữa, khi chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 đang nóng lên.
Hạn chế chi tiêu
Kế hoạch này sẽ cắt giảm một lượng lớn chi tiêu của chính phủ xuống mức của năm ngoái, giảm khoảng 9%. Từ thời điểm đó, tốc độ tăng trưởng sẽ được giới hạn ở mức 1% hàng năm trong 10 năm tới.
Điều đó sẽ tiết kiệm khoảng 3,2 nghìn tỷ USD. Không rõ giới hạn chi tiêu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động cụ thể của chính phủ, từ kiểm soát không lưu đến nhà ở cho quân đội.
Đảng Cộng hòa có khả năng thúc đẩy cắt giảm sâu hơn đối với các chương trình như bảo vệ môi trường để đảm bảo rằng chi tiêu của Bộ Quốc phòng có thể tiếp tục tăng, nhưng Đảng Dân chủ chắc chắn sẽ phản đối.
Giới hạn này sẽ làm giảm chi tiêu theo giá trị thực vì chúng sẽ không theo kịp lạm phát và tăng trưởng dân số dự kiến. Giới hạn này cũng sẽ không áp dụng cho các chương trình phúc lợi như an sinh xã hội và Medicare (chương trình bảo hiểm y tế quốc gia), những chương trình được dự đoán sẽ tăng lên đáng kể khi dân số già đi.
Trả lại quỹ cứu trợ Covid-19 chưa chi hết
Đảng Cộng hòa đề xuất hủy bỏ các quỹ cứu trợ đại dịch chưa được chi tiêu, mà họ ước tính sẽ trả lại khoảng 50 tỷ đến 60 tỷ USD cho kho bạc của chính phủ.
Kế hoạch này sẽ hủy bỏ khoản tiền còn lại từ khoản tiền trị giá 5,2 nghìn tỷ USD mà Quốc hội đã phê duyệt từ năm 2020 đến năm 2022 nhằm chống lại Covid-19. Theo Nhà Trắng, số tiền còn lại lên tới dưới 80 tỷ USD vào tháng Giêng và có thể thấp hơn bây giờ.
Tại sao cuộc chiến giới hạn nợ này lại xảy ra bây giờ?Cuộc chiến trần nợ gần đây nhất đã được giải quyết vào năm 2021 với một thỏa thuận giữa Đảng Dân chủ Thượng viện và Đảng Cộng hòa để cho phép Đảng Dân chủ tăng trần nợ một cách hiệu quả với đa số phiếu đơn giản, thay vì 60 phiếu bầu thường được yêu cầu để thúc đẩy luật pháp tại Thượng viện. Sau khi được cả hai viện thông qua, Tổng thống Biden đã ký luật tăng giới hạn nợ thêm 2,5 nghìn tỷ USD lên khoảng 31,4 nghìn tỷ USD. Lần này, Đảng Dân chủ tiếp tục kiểm soát Thượng viện, trong khi Đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện, làm phức tạp các nỗ lực nâng trần. |
Hầu hết số tiền đó được dành cho quỹ hưu trí công đoàn gặp khó khăn, chăm sóc sức khỏe cho cựu chiến binh và nghiên cứu y tế.
Hủy xoá nợ cho sinh viên
Dự luật sẽ hủy bỏ nỗ lực của Tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden nhằm xóa khoản nợ sinh viên trị giá khoảng 400 tỷ USD, khoản nợ mà Đảng Cộng hòa cho là không công bằng đối với những người không học đại học hoặc đã trả hết nợ. Tòa án tối cao dự kiến sẽ ra phán quyết trước tháng 7 về việc liệu kế hoạch đó có hợp pháp hay không.
Xem xét khoản ngân sách dành cho IRS
Kế hoạch nhắm đến một kế hoạch đầu tư trị giá 80 tỷ USD cho Sở Thuế vụ (IRS), cơ quan thu thuế sẽ sử dụng để thuê thêm nhân viên và triển khai công nghệ mới nhằm cải thiện dịch vụ khách hàng và trấn áp gian lận thuế.
Điều này thực sự sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng khó khăn về ngân sách của chính phủ, vì sẽ hy sinh doanh thu tăng thêm mà IRS sẽ tạo ra thông qua việc thực thi thuế tốt hơn - một con số mà Văn phòng Ngân sách Quốc hội phi đảng phái đưa ra là 204 tỷ USD.
Bỏ lỡ ưu đãi thuế xanh
Dự luật sẽ bãi bỏ các ưu đãi đối với năng lượng tái tạo, xe điện và công nghệ thân thiện với khí hậu khác mà Đảng Dân chủ đã thông qua vào năm ngoái như một phần của Đạo luật Giảm lạm phát.
Đảng Cộng hòa đề xuất bãi bỏ một loạt các khoản tín dụng thuế năng lượng trong luật nhằm cắt giảm khí thải nhà kính, bao gồm cả những khoản khuyến khích sử dụng xe điện thuộc sở hữu trước đây và sản xuất điện và nhiên liệu sạch. Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa tuyên bố động thái này sẽ tiết kiệm được khoảng 271 tỷ USD đến 1,2 nghìn tỷ USD.
Siết chặt yêu cầu công việc
Kế hoạch này sẽ thắt chặt các yêu cầu công việc đối với những người tham gia một số chương trình chống đói nghèo.
Những người lớn đến 56 tuổi không có con có bảo hiểm y tế thông qua Medicaid, bảo hiểm cho những người có thu nhập thấp, sẽ phải làm việc ít nhất 80 giờ một tháng hoặc tham gia đào tạo nghề hoặc phục vụ cộng đồng.
Tương tự như vậy, những người lớn đến 56 tuổi không có con nhận trợ cấp thực phẩm thông qua chương trình SNAP sẽ bị mất trợ cấp sau 3 tháng nếu họ không chứng minh được họ đang làm việc ít nhất 20 giờ một tuần, hoặc tham gia chương trình đào tạo nghề. Những yêu cầu công việc hiện đang áp dụng cho những người đến 50 tuổi.
Tăng thẩm quyền quá quy định
Dự luật sẽ trao cho Quốc hội quyền lực lớn hơn để xem xét các quy tắc mới do cơ quan hành pháp đưa ra./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tập đoàn Chubb trao học bổng cho HS nghèo huyện Cần Giờ
- ·Kindergarten quality and ethics discussed as education minister fields queries
- ·US’ religious freedom report makes biased assessment of Việt Nam
- ·Condolences to Palestine over casualties in Gaza Strip conflict
- ·Không Đơn Giản Chỉ Là Ngẫu Nhiên
- ·NA Chairwoman holds talks with Micronesian Congress Speaker
- ·Deputies voice issues for NA agenda
- ·Việt Nam asks offending parties to stop complicating East Sea situation
- ·Có thể bảo lưu sổ BHXH để hưởng lương hưu?
- ·Việt Nam ratifies Treaty on the Prohibition of Nuclear Weapons
- ·Lời cầu cứu của cô học trò nghèo mắc bệnh nan y
- ·Việt Nam nominated as Asia
- ·VN, Japan seek new development phase
- ·Micronesian Congress Speaker visits Việt Nam
- ·'Mẹ con tôi hạnh phúc rơi nước mắt khi có tiền chữa bệnh'
- ·Opinion divided on feasibility of internet security law
- ·Reforms to ensure social insurance key pillar in social security system
- ·Transport minister takes hits during NA’s grill
- ·Biên chế rồi lại bị trường kí hợp đồng dài hạn, đúng hay sai?
- ·Reforms to ensure social insurance key pillar in social security system