【thứ hạng của câu lạc bộ ac oulu】Ít nhất 5,6 triệu người không có hộ khẩu thường trú
Ngày 16/6,Ítnhấttriệungườikhôngcóhộkhẩuthườngtrúthứ hạng của câu lạc bộ ac oulu Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã tổ chức hội thảo công bố Báo cáo nghiên cứu "Hệ thống đăng ký hộ khẩu ở Việt Nam".
Báo cáo cho biết có ít nhất 5,6 triệu người tại địa bàn khảo sát hiện không có hộ khẩu thường trú ở nơi họ cư trú (và chỉ đăng ký tạm trú), trong đó 36% dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh và 18% ở Hà Nội. Hầu hết những người không có hộ khẩu thuộc diện tạm trú dài hạn (1 năm trở lên).
Những người không có hộ khẩu thường trú chủ yếu làm việc ở khu vực tư nhân, phần lớn trong lĩnh vực chế tạo và chiếm tới ¾ tổng số nhân viên của các công ty nước ngoài trong các tỉnh/thành được khảo sát.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: MĐ |
Xét về lợi ích kinh tế và từ góc độ thị trường lao động, những người đăng ký tạm trú không gặp phải các bất lợi nghiêm trọng, ngoại trừ việc họ khó có cơ hội làm việc cho khu vực công. Việc tiếp cận việc làm ở khu vực công có xu hướng ngày càng hạn chế theo thời gian. Hiện mới chỉ có Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng có chính sách tuyển dụng hai nấc: yêu cầu hộ khẩu bắt buộc cho các vị trí công chức thông thường nhưng sẽ miễn yêu cầu này đối với các trường hợp đặc biệt.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, mặc dù ít nghiêm trọng hơn so với các nghiên cứu trước đây, những người đăng ký tạm trú tiếp tục gặp khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ, đặc biệt về giáo dục, bảo hiểm y tế cho trẻ em, tiếp cận tín dụng và trong các thủ tục dân sự như đăng ký xe máy.
Có đến 70% dân cư ở các khu vực khảo sát tin rằng hệ thống hộ khẩu đã hạn chế quyền của những người dân không có hộ khẩu và cần giảm bớt những hạn chế này.
Ông Achim Fork, Quyền giám đôc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: “Nghiên cứu này chỉ ra rằng hệ thống hộ khẩu tạo ra bất bình đẳng cơ hội cho người dân Việt Nam. Do đó, Việt Nam có thể cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ công và việc làm của người nhập cư bằng cách giảm thời gian và các yêu cầu để đảm bảo là người nhập cư có được các cơ hội tiếp cận bình đẳng, có khả năng tiếp cận trường học, chăm sóc y tế và việc làm ở khu vực công như những người khác. Điều này sẽ khuyến khích người dân di cư tới các thành phố và sẽ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cũng như chuyển đổi cơ cấu của Việt Nam”.
Còn ông Đặng Nguyên Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cũng khẳng định: “Ngày nay hệ thống đăng ký hộ khẩu không còn phù hợp trong điều hành và quản lý xã hội ở Việt Nam vốn đang trải qua những thay đổi lớn theo định hướng đổi mới và hội nhập quốc tế. Do đó, hệ thống này cần được thay thế bởi một công cụ hiện đại và khoa học hơn, thông qua đó tạo điều kiện dễ dàng và hòa nhập hơn cho cuộc sống người dân”./.
Mai Đan
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Người đàn bà có chồng mất ở Angola: “Là tôi đã hại chết anh rồi!”
- ·Kiểm toán thu ngân sách qua hệ thống công nghệ thông tin
- ·Kiểm soát chất lượng thuốc, “dẹp loạn” quảng cáo thực phẩm chức năng
- ·Nâng tầm ẩm thực Việt trong thời đại hội nhập quốc tế
- ·Năm 2018, người lao động chính thức được tăng lương tối thiểu vùng
- ·Cần hơn 600.000 tỷ đồng đảm bảo an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập, hồ chứa
- ·11 tháng 2023, xuất khẩu clinker và xi măng của Việt Nam đạt 28,7 triệu tấn
- ·Trung Quốc tăng cường giáo dục AI ở các trường tiểu học, trung học
- ·Bố 80 đòi ly hôn mẹ 70: Bồi thường tuổi thanh xuân bao nhiêu?
- ·Lãi suất được điều hành phù hợp với diễn biến của thị trường
- ·Đăng kí phẫu thuật miễn phí cho trẻ em hở môi, vòm miệng
- ·Đáp ứng yêu cầu cam kết lao động, cơ hội cho hàng Việt xuất khẩu sang EU
- ·Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Không ngừng sáng tạo, đột phá, thực hiện thắng lợi mục tiêu kép
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 40 phát hành ngày 2/4/2019
- ·Mẹ anh rêu rao nói em “chửa hoang”
- ·Sửa một số quy định về lệ phí trước bạ
- ·Dự báo đợt nắng nóng gay gắt ở Bắc và Trung Bộ
- ·Đà Nẵng: Chuyển đổi số mạnh mẽ trong hoạt động thương mại
- ·Bị chồng dọa bỏ vì gánh nợ cho mẹ đẻ
- ·Thường vụ Quốc hội: Dự kiến sửa một số Luật để thực thi CPTPP