【tỷ số trận đấu hôm qua】Hai nhà khoa học nữ tiêu biểu đạt giải thưởng Kovalevskaia 2015
Vào ngày 6/3 tới,àkhoahọcnữtiêubiểuđạtgiảithưởtỷ số trận đấu hôm qua lễ trao giải thưởng Kovalevskaia 2015 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Giải thưởng Kovaleskaia năm 2015 được trao cho 2 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học gồm: PGS. TS. Đặng Thị Cẩm Hà, nguyên Trưởng phòng Công nghệ sinh học môi trường, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và TS. Bs. Phạm Thị Ngọc Thảo - Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế.
PGS. TS. Đặng ThịCẩm Hà – người phụnữcó nhiều thành tích trong nghiên cứu
Với hơn 20 năm cống hiến cho công tác nghiên cứu khoa học, tên tuổi của PGS. TS. Đặng Thị Cẩm Hà đã gắn liền với các công trình nghiên cứu khoa học trong ngành công nghệ sinh học. Hiện chị đã chủ nhiệm gần 30 đề tài, dự án, nhánh đề tài các cấp, công bố hơn 160 công trình khoa học công nghệ trong và ngoài nước.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Thị Cẩm Hà, hướng dẫn các nghiên cứu sinh trong phòng thí nghiệm. Ảnh ST
Không ngừng nghiên cứu, sáng tạo trong khoa học, các công trình nghiên cứu về công nghệ làm sạch dầu ô nhiễm ở các môi trường sinh thái khác nhau bằng công nghệ phân hủy sinh hoc (bioremediation) là một trong số những công trình lớn mà chị cùng với các học trò và đồng nghiệp đầu tư nhiều công sức. Đặc biệt công trình được tạo ra từ năm 1998 cho đến nay vẫn hoạt động tốt tại 5 kho dầu lớn nhất của khu vực miền Bắc thuộc Công ty Xăng dầu B12. Do công nghệ được thực hiện có hiệu quả nên sau 17 năm hoạt động liên tục, quy trình công nghệ và các chế phẩm vẫn được duy trì.
PGS. TS. Đặng Thị Cẩm Hà cho biết: Công nghệ xử lý loại màu thuốc nhuộm hoạt tính bằng tổ hợp của các enzyme laccase cho thấy hầu hết các màu thuốc nhuộm hoạt tính tổng hợp và thương mại hiện đang sử dụng để nhuộm vải ở Việt Nam đều được loại bỏ ở các mức độ khác nhau từ 20-96% trong thời gian ngắn. Công nghệ có thể ứng dụng không chỉ cho xử lý loại màu thuốc nhuộm mà còn xử lý cả các chất ô nhiễm nồng độ thấp. Các chất này hiện là mối đe dọa rất lớn đến sức khỏe cộng động bởi chúng làm hỏng hệ nội tiết, gây nên hàng loạt bệnh hiểm nghèo và thay đổi giới tính.
Chuỗi công trình nghiên cứu xử lý đất ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại các điểm nóng Đà Nẵng và Biên Hòa bằng công nghệ phân hủy sinh học đã được thực hiện trong 10 năm. Kết quả đã được đánh giá ở các cấp khác nhau trong nước và quốc tế. Hiện nay, chưa có một công bố nào trên thế giới về khử độc đất nhiễm chất diệt cỏ/dioxin có hiệu quả bằng công nghệ sinh học và thực hiện ở hiện trường qui mô lớn như ở Việt Nam.
Với niềm say mê nghiên cứu và sự nỗ lực cố gắng không ngừng trong nghiên cứu khoa học, PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà được nhận giải Nhất giải thưởng VIFOTEC 2001; Bằng khen của Tổng LĐLĐ VN, Bộ Khoa học và Công nghệ Môi trường (2001); Bằng khen của Thủ tướng chính phủ do đạt giải thưởng cao Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam (2005); Huy chương vàng và bạc “Các nhà sáng chế phụ nữ quốc tế” tổ chức tại Hàn Quốc (2012) và nhiều Huy chương quốc tế khác. Ngoài ra, chị còn được cấp 9 bằng sáng chế và 2 bằng giải pháp hữu ích thuộc các lĩnh vực công nghệ sinh học môi trường, nguồn gene di truyền từ thiên nhiên Việt Nam để tạo sản phẩm có khả năng thương mại, các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng.
TS. BS. Phạm ThịNgọc Thảo – Người phụnữ“Dám nghĩ dám làm”
Với niềm say mê nghiên cứu khoa học từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đến nay, sự trưởng thành của TS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo gắn liền với công tác nghiên cứu khoa học. Bà hiện là Phó Giám đốc phụ trách hệ hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, kiêm trưởng Bộ môn Hồi sức - Cấp cứu - Chống độc Đại học Y Dược TP.HCM, Phó chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu Thành phố Hồ Chí Minh.
TS. Bs. Phạm Thị Ngọc Thảo - Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế
TS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài tiêu chuẩn các cấp. Tiêu biểu là các đề tài “Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu, điều trị một số bệnh tại các khoa Hồi sức cấp cứu”, “Ghép gan trên người cho gan sống và người hiến tạng chết não”, “Ứng dụng lọc máu hiện điều trị bệnh lý cấp cứu” và “Ghép thận trên người hiến tạng tim ngừng đập”. Điều đáng mừng là, người phụ nữ dũng cảm tiên phong đặt nền móng trên một lĩnh vực khoa học mới mẻ này lại cho ra đời sản phẩm mà hàng ngàn bệnh nhân mong đợi.
Để có đến đích một cách vẻ vang như ngày hôm nay, TS. BS Phạm Thị Ngọc Thảo đã phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, đến nay chị đã có hơn 40 bài báo nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí Y học TP.HCM, Y học thực hành, Y học Việt Nam. Trong quá trình công tác, chị luôn ứng dụng khoa học vào thực tiễn hoạt động khám chữa bệnh, tích cực tham gia đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tổng thể bệnh viện, nâng cao quản lý chất lượng hoạt động khám chữa bệnh, bước đầu xây dựng mạng hoàn chỉnh khối ngoại trú: bệnh án ngoại trú, đơn thuốc, xét nghiệm, dược và tài chính. Áp dụng kỹ thuật mới trong hồi sức: thông khí nhân tạo, lọc máu,…
Trong thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, chị được phân công chịu trách nhiệm tại 2 tỉnh Trà Vinh và Đồng Tháp. Tại bệnh viên tỉnh Trà Vinh, chị thực hiện điều trị cho 60 bệnh nhân nội trú, phẫu thuật 254 bệnh nhân, giảm tỉ lệ bệnh nhân phải chuyển tuyến trên tới 20%. Tại Bệnh viện tỉnh Đồng Tháp, chị hướng dẫn thực tế trên 80 bệnh nhân, mở lớp siêu âm thực hành 3 tháng với 25 học viên, giảm tỉ lệ bệnh nhân phải chuyển tuyến trên 15,4%.
Với những cống hiến của mình, chị được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Thầy thuốc ưu tú, Huân chương lao động Hạng Nhất, Nhì, Ba; Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân; Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, Huân chương Độc lập hạng hai, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua Chính phủ.
Nghiên cứu khoa học là một công việc đầy gian khó đối với cả nam lẫn nữ, nhưng phụ nữ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì vừa phải hoàn thành tốt việc ở cơ quan, mà còn phải giỏi việc gia đình. Chọn con đường đầy chông gai và có nhiều thách thức nhưng thành quả mà các chị đạt được thật đáng trân trọng. Các chị đang công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng có điểm chung là say mê công việc, dám nghĩ, dám làm, có những ý tưởng sáng tạo, những đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng vào công việc đạt hiệu quả cao. Những đóng góp của các chị ở các lĩnh vực đã khẳng định vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Tuyết Hoàn
Nữ nhà khoa học gốc Việt 'làm mưa, làm gió' trên thế giới(责任编辑:Thể thao)
- ·Doanh nghiệp Việt cần làm gì để cạnh tranh với hàng nhập từ ASEAN?
- ·4 năm, Bù Gia Mập kết nạp 337 đảng viên
- ·Bù Gia Mập, Bù Đốp đánh giá thực hiện nhiệm vụ năm 2019
- ·Lan tỏa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường
- ·Dự kiến giảm 50% phí kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy
- ·Cà Mau: Phạt thanh niên phát tán phiếu xét nghiệm bịa đặt 7,5 triệu đồng
- ·Đồng hành cùng bà con ngư dân nơi cực Nam của Tổ quốc
- ·Đẩy mạnh tuyên truyền an toàn giao thông trong hội viên nông dân
- ·Hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2020: Hướng đến 10 nhiệm vụ trọng tâm!
- ·Lãnh đạo UBND tỉnh giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp
- ·Tiêu chuẩn ISO 37001 về phòng chống tham nhũng, hối lộ
- ·Xây dựng văn minh đô thị
- ·Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi chúc tết các đơn vị
- ·Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng lực lượng vũ trang
- ·Đà Nẵng: Hạ thủy tàu vỏ thép hậu cần nghề cá lớn nhất miền Trung
- ·Tiếp tục cho học sinh, sinh viên nghỉ học đến hết tháng 2/2020
- ·Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh kết nạp 6.408 đảng viên
- ·Lần đầu tiên công bố hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia
- ·Vụ tàu vỏ thép hư hỏng, gỉ sắt: Khởi kiện ra tòa nếu không đền bù
- ·Đồng Xoài, Lộc Ninh có tân bí thư