【lịch thi đấu bundesliga 1】Để không "lỡ nhịp" phục hồi nền kinh tế
TPHCM cần huy động các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ phục hồi kinh tế | |
Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp mong chờ chương trình tổng thể phục hồi kinh tế | |
“Sức khỏe” doanh nghiệp là bài toán của phục hồi kinh tế | |
Để Việt Nam không “lỡ nhịp” khi bước vào “trạng thái bình thường mới” |
Sản xuất hàng may xuất khấu tại Công ty Cổ phần May Đáp Cầu, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: TTXVN |
Chờ đón “luồng gió mới”
Tín hiệu đáng mừng nhất trong những ngày gần đây là việc Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Nghị quyết đã đưa ra 4 cấp độ dịch để các địa phương áp dụng, từ đó có phương án về hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại của doanh nghiệp, người dân hợp lý.
Có thể thấy, Nghị quyết 128 đã mang “thông điệp” rõ ràng hơn cho quan điểm về “sống chung an toàn với Covid-19” của Chính phủ, để giúp khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh thực hiện “mục tiêu kép”, đưa cả nước chuyển sang trạng thái “bình thường mới” sớm nhất có thể. Đây chính là những kỳ vọng, mong đợi mà cộng đồng doanh nghiệp đã gửi tới người đứng đầu Chính phủ từ nhiều ngày qua.
Phân tích rõ hơn những thay đổi từ Nghị quyết 128, ông Lê Quốc Vinh- Chủ tịch Tập đoàn Le Invest (Holdings) Corporation cho rằng, Nghị quyết 128 sẽ tạo ra sự thay đổi, đột phá, giúp các địa phương có sự nhất quán trong điều hành, người dân và doanh nghiệp sẽ được chủ động hơn trong các hoạt động kinh doanh, tổ chức sản xuất, tổ chức cuộc sống. Bên cạnh đó, theo ông Vinh, Nghị quyết 128 không phải “mở toang” cho phát triển, mà thể hiện rất rõ việc Chính phủ đã đặt doanh nghiệp, người dân ở vị trí quan trọng trong chính sách phòng chống dịch.
Phấn khởi vì được trở lại kinh doanh bình thường trước quy định mới của Chính phủ, đại diện Công ty Cổ phần M2 chia sẻ, việc xác định tinh thần “sống chung với dịch” theo Nghị quyết sẽ giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất trong thời điểm thị trường cuối năm luôn sôi động. Vì thế, để ổn định, bên cạnh việc khẩn trương đẩy mạnh sản xuất, bán hàng, Công ty tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.
Nhận định Nghị quyết 128 là “luồng gió mới” cho cộng đồng doanh nghiệp, TS. Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (Hanoisme) cho rằng, thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương luôn đặt quyết tâm cao trong việc thực hiện “mục tiêu kép”, trong đó ưu tiên tập trung phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh là hướng đi vô cùng đúng đắn. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu, tái chiếm lĩnh thị trường, giúp việc phục hồi kinh tế nhanh hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mở cửa trở lại vẫn phải đi kèm với các kịch bản về phòng chống dịch, mở rộng tiêm phủ vắc xin cũng như nỗ lực của chính bản thân doanh nghiệp để có sức hồi phục vững bền.
Thực tế, việc hồi phục kinh tế hay làm thế nào để doanh nghiệp sống chung với Covid-19 không còn là câu chuyện mới, nên đã và đang được các bộ, ngành liên tục thực hiện. Hàng loạt chính sách hỗ trợ đã và sẽ được ban hành. Trong đó, mong chờ nhất là Nghị quyết về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động bởi dịch Covid-19. Đại diện Bộ Tài chính cho biết, dù Nghị quyết chưa được ban hành, nhưng Bộ Tài chính cũng rất chủ động trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.
Các chính sách cần được thực hiện đồng bộ
Hiểu và lắng nghe ý kiến từ doanh nghiệp, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 126/NQ-CP về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19. Những điều chỉnh mới tại Nghị quyết 126 đã giúp doanh nghiệp và người lao động tiếp cận dễ hơn gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng. Trước đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp…
Những quyết sách nêu trên được các doanh nghiệp đánh giá là biện pháp “trợ thở” cho doanh nghiệp phục hồi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cách thức thực hiện phải nhanh chóng, nếu không có thể “lỡ nhịp” kinh doanh và lỡ mất cơ hội phục hồi của doanh nghiệp. Câu chuyện mới đây được nhiều chuyên gia và doanh nghiệp nhắc đến là gói tín dụng hỗ trợ lãi suất quy mô 100.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách cấp bù lãi suất khoảng 3.000 tỷ đồng. Đây được xem là giải pháp kịp thời về vốn cho doanh nghiệp và đang được Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tính toán, bàn phương thức triển khai. Nhưng với không ít doanh nghiệp, nếu các cơ quan chức năng cứ “cân nhắc” thì có thể doanh nghiệp đã “chết” trước khi ban hành.
Một trong những bài học để phục hồi kinh tế mà chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh là bài học niềm tin. Các cơ quan quản lý phải chuyển từ cơ chế quản lý sang cơ chế làm việc, từ quản lý trách nhiệm sang khắc phục trách nhiệm, mở ra cho doanh nghiệp được làm những gì Nhà nước không cấm, không để cơ chế “xin – cho”. Vì thế, ông Nghĩa cho rằng, chúng ta cần nghiên cứu gói kích cầu đủ mạnh, nhưng không được như “muối bỏ biển”, nên cần thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, nếu không sẽ không thể hỗ trợ cho doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Trong buổi gặp mặt cộng đồng doanh nhân vào ngày 12/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thẳng thắn nhìn nhận, những chính sách đã ban hành về hỗ trợ người dân, doanh nghiệp là nỗ lực lớn, nhưng chưa đạt yêu cầu so với mong muốn và mức độ ảnh hưởng dịch bệnh. Vì thế, Thủ tướng khẳng định sẽ cố gắng nhiều hơn nữa. Quốc hội và Chính phủ đang tiếp tục nghiên cứu, căn cứ điều kiện và tình hình cụ thể để có các giải pháp phù hợp, hiệu quả, tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời vẫn bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của đất nước.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc cải cách hay thực hiện chính sách hỗ trợ không phải lúc nào cũng có thể “một sớm một chiều”. Chẳng hạn, các chính sách về thuế phải đặt ra một lộ trình cụ thể để đảm bảo bình đẳng giữa các doanh nghiệp, cũng như phù hợp với các thông lệ quốc tế, quy định trong hội nhập. Hay với gói hỗ trợ tín dụng 100.000 tỷ đồng như đã nói ở trên, “vết xe đổ” nợ xấu và ngân hàng yếu kém của một gói tín dụng tương tự hồi năm 2009 vẫn còn đó là vấn đề lớn khiến các cơ quan chức năng khó có thể bàn bạc nhanh, mà phải cần một cơ chế đột phá tránh để lại hậu quả cho tương lai.
Do vậy, cùng với hỗ trợ từ chính sách, các doanh nghiệp cũng phải cùng nhịp tiến bước. TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực bằng công cụ chuyển đổi số. Các doanh nghiệp cũng phải “xanh hóa”, xây dựng mô hình kinh doanh bảo vệ môi trường. Hơn nữa, giá trị của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là đánh giá về tài sản mà cần được đánh giá bằng đóng góp cho xã hội để phát triển bền vững.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- ·Giao hơn 3.100 tỷ đồng vốn đầu tư công trung hạn cho Bộ Giao thông vận tải
- ·Không nới hạn mức chỉ định thầu lên trên 1 tỷ đồng đối với gói thầu xây lắp, hàng hóa
- ·Nhiều cổ động viên sang Philippines cổ vũ đội tuyển U22 Việt Nam
- ·Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- ·Trọng Hoàng nén đau thi đấu
- ·Phú Yên bàn giải pháp phát triển doanh nghiệp đến năm 2020
- ·Đề xuất cho Công ty CP cảng Hải Phòng đầu tư 6.946 tỷ đồng xây 2 bến cảng Lạch Huyện
- ·Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- ·Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu
- ·Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
- ·Nhiều cơ sở hoạt động thể thao cùng phòng, chống dịch Covid
- ·Quảng Ngãi: Đề xuất đổi tên cầu Cửa Đại thành cầu Cổ Lũy hoặc Thiên Mã
- ·Thủ tướng giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương
- ·VN meets right conditions to build international financial centre: PM
- ·Tiền vệ Hoàng Đức: “Tôi không nghĩ tình huống đó thành bàn”
- ·Thời gian thực hiện gói thầu trong E
- ·Ayre: 'Liverpool không vô địch năm nay, thì năm sau'
- ·9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương