【bxh ngoai hang anh moi nhat】Giá sữa nội vẫn “ngất ngưởng”
Giảm giá nguyên liệu là có thực
Theásữanộivẫnngấtngưởbxh ngoai hang anh moi nhato số liệu của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), tháng 10.2014, giá sữa bột gầy tại thị trường Châu Âu giảm 3,3% so với tháng trước, xuống còn 2.135eur/tấn. Tại các thị trường Tây Âu, Australia, sữa bột gầy giảm giá khoảng 550-1.075USD/tấn, sữa bột nguyên kem giảm 150-925USD/tấn.
Trước đó, thông tin giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới giảm hơn 50% đã được nhiều đơn vị xác nhận. Trong đó, Sở Tài chính TPHCM cho biết, giá nguyên liệu sữa giảm hơn 50% là so với thời điểm tháng 9.2013 (khi giá sữa nguyên liệu thế giới biến động, tăng liên tục). Còn từ tháng 6.2014 đến nay, giá sữa nguyên liệu chỉ giảm 15-20%.
Tại cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Tài chính tổ chức chiều 9.10, ông Nguyễn Văn Truyền - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) - cũng đã cho biết, tính từ tháng 6.2014, qua theo dõi và tham khảo trên thị trường thế giới cho thấy, giá sữa nguyên liệu có điều chỉnh giảm khoảng 15%. Với các mặt hàng sữa thành phẩm nhập khẩu nguyên hộp thì chưa giảm.
Kết quả từ cuộc rà soát mới đây nhất của Cục Quản lý giá phối hợp với Tổng cục Hải quan thực hiện cũng cho thấy, mặt hàng bột sữa nguyên kem - nguyên liệu chế biến sữa - đã giảm 2,57% so với thời điểm trước khi thực hiện bình ổn giá. Như vậy, thông tin sữa nguyên liệu giảm giá là có thực và đã được ít nhất 3 cơ quan, đơn vị chức năng xác nhận.
Sữa nội “giữ” giá
Theo thông tin từ Bộ Công Thương (ngày 26.10), sau 4 tháng áp dụng chính sách áp trần giá sữa với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, (tính từ 1.4.2014), đến nay đã có 503 mặt hàng sữa được đăng ký giá. Giá bán lẻ tại các thị trường cơ bản đã thực hiện giảm, mức giảm giá khoảng từ 0,3-26%. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn đánh giá mức giá bán lẻ các mặt hàng sữa hiện nay là cao. Dù giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới đã giảm đáng kể, nhưng đến nay vẫn chưa có DN kinh doanh sữa trong nước nào đăng ký giảm giá bán, mặc dù phần lớn nguyên liệu sản xuất sữa của các DN đều là nhập khẩu.
Dù giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới giảm nhưng đến nay, chưa có doanh nghiệp kinh doanh sữa nào trong nước đăng ký giảm giá bán.
Khảo sát tình hình thị trường tại TPHCM cho thấy, khi hỏi về giá sữa, các cửa hàng kinh doanh sữa bột khu vực đường Nguyễn Thông và các cửa hàng kinh doanh sữa bột trước cổng Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Phụ sản quốc tế,... đều cùng trả lời một điểm chung: “Không có nhãn hiệu sữa bột nào giảm giá”.
Chị Thanh Hương - kinh doanh mặt hàng sữa bột tại quận 11 - cho biết: “Ở thời điểm tháng 6 và 7, khi có chính sách giá trần, đăng ký giá bán buôn và bán lẻ tối đa để bình ổn giá mặt hàng sữa bột dành cho trẻ dưới 6 tuổi, lần lượt nhiều nhãn hiệu sữa điều chỉnh giảm giá sản phẩm. Sau đợt đó đến nay, không có sản phẩm sữa bột nào có chính sách giảm giá sữa. Hiện giá sữa nội lẫn ngoại nhập đang đứng giá”.
Ghi nhận tại một số cửa hàng sữa trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi nhận thấy, các chủ cửa hàng đều khẳng định có biết thông tin về việc một số nguyên liệu sữa trên thị trường thế giới giảm, nhưng hiện tại giá sữa tại các cửa hàng vẫn gần như giữ nguyên mức cũ. Cụ thể, có nhiều loại sữa vẫn giữ nguyên mức giá từ sau khi được niêm yết mức giá bình ổn. Phần lớn các chủ cửa hàng sữa khẳng định là không có chuyện giá sữa trong nước giảm trong thời gian gần đây.
Có nhiều ý kiến cho rằng, với việc giá sữa nguyên liệu giảm sâu như hiện nay, đáng lẽ giá sữa cũng phải giảm tương ứng. Tuy nhiên, các DN trong nước vẫn chưa có động thái giảm giá sữa, hoặc các DN chỉ thực hiện đúng giá trần do Bộ Tài chính quy định, giảm một mức nhất định từ 0,3-0,4% giá thành. Điều này cho thấy, các DN sữa đang cố tình trục lợi trên nhu cầu của người tiêu dùng, bất kể hoàn cảnh thu nhập khó khăn như hiện nay của NLĐ.
Tại cuộc họp báo Bộ Công Thương chiều 3.11, trả lời câu hỏi của PV Báo Lao Động về trách nhiệm của Bộ Công Thương đối với việc các DN sữa vẫn bán giá cao trong khi thị trường nguyên liệu đã giảm sâu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Theo phân công, Bộ Công Thương, cụ thể là các lực lượng quản lý thị trường trên toàn quốc sẽ giám sát các DN có bán theo đúng giá được Bộ Tài chính phê duyệt hay chưa, bởi có tình trạng một số DN hoặc chưa niêm yết giá, hoặc đã niêm yết giá nhưng không bán đúng với giá niêm yết.
“Trách nhiệm của Bộ Công Thương là trực tiếp quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh xem có lành mạnh hay không. Bộ Tài chính quy định giá đúng thì chúng tôi sẽ theo quy định phân công, thực hiện đúng chức năng của mình” - Thứ trưởng nói.
Theo Lao động
Giá sữa sau áp trần “đâu vẫn vào đấy”(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·Hàng “dởm” tung hoành trên thương mại điện tử
- ·Ăn kiêng nhưng phải đủ chất
- ·Giá vàng hôm nay ngày 30/3/2022: Vàng thế giới tiếp tục đà giảm giá
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·Mỹ ngừng chuyển cho Nga thông tin vũ khí theo hiệp ước hạt nhân
- ·Tỷ giá Won Hàn Quốc hôm nay 7/4/2024: Giá Won tiếp tục giữ ổn định, nhiều tín hiệu khởi sắc
- ·Tỷ giá hôm nay ngày 9/3: USD trung tâm tiếp tục tăng lên
- ·Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn
- ·Cuộc bầu cử Tổng thống ở Thổ Nhĩ Kỳ bước vào vòng hai
- ·LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
- ·Khi chăm sóc sức khỏe được xã hội hóa
- ·Ngáp đôi khi là bệnh
- ·Quảng Ninh: Sớm triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình
- ·Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định
- ·Giá vàng thế giới tăng kỷ lục, có nên đầu tư mua vàng thời điểm này?
- ·Cô gái truyền dịch trên đường tại Trung Quốc khiến nhiều người thương cảm
- ·Ông Putin hạ lệnh tăng cường an ninh biên giới Nga sau hàng loạt vụ tấn công
- ·'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
- ·Động lực tăng trưởng của Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ