【bảng xếp hạng bóng đá ecuador】Ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển bền vững các sản phẩm OCOP
Sản phẩm OCOP và vai trò của KH&CN
Việt Nam có nhiều sản phẩm truyền thống lâu đời tập trung chủ yếu tại khu vực nông thôn. Mỗi vùng miền lại có các sản phẩm đặc trưng riêng,Ứngdụngkhoahọcvàcôngnghệpháttriểnbềnvữngcácsảnphẩbảng xếp hạng bóng đá ecuador nếu được khai thác tốt sẽ phát huy tối đa những lợi ích về kinh tế, đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đây chính là tiền đề cho việc xây dựng và thực hiện Chương trình OCOP. Tính đến 12/2022, cả nước đã có 8.689 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng đạt 3 sao trở lên, phân bố ở cả 63 tỉnh/thành phố. Nhiều sản phẩm OCOP không chỉ nổi danh trong nước mà còn được thị trường quốc tế ưa chuộng như: chè Shan Tuyết Hoàng Su Phì (Hà Giang), chè Tân Cương (Thái Nguyên), cà phê (Sơn La), lúa gạo (Sóc Trăng, An Giang)...
Trong quá trình xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP có sự đóng góp không nhỏ của ngành KH&CN. Nhiều nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng KH&CN thúc đẩy phát triển các sản phẩm OCOP, góp phần phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại khu vực nông thôn, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, hình thành các hợp tác xã kiểu mới, phát triển hộ kinh doanh... đã được triển khai.
Thực tế cho thấy, nhờ áp dụng tốt KH&CN mà một số sản phẩm tiềm năng đã được “đánh thức” và trở thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tạo cơ sở hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã kiểu mới, sản xuất kinh doanh hiệu quả, mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân và địa phương. Ví dụ như các sản phẩm: vịt biển Đông Xuyên (Thái Bình), thanh long ruột đỏ (Vĩnh Phúc), trà hoa vàng Tam Đảo (Vĩnh Phúc), cam Vinh (Nghệ An)...
Cam Vinh ở Nghĩa Đàn, Nghệ An được phân hạng OCOP 3 sao.
Cùng với chương trình OCOP, giai đoạn 2018-2020, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN đã hỗ trợ nông dân quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho đặc sản của địa phương dưới các hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nâng cao giá trị các nông sản gắn với địa danh. Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp 517 đơn nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý liên quan đến các ngành nghề nông nghiệp nông thôn, trong đó có 337 nhãn hiệu tập thể; 165 nhãn hiệu chứng nhận và 15 chỉ dẫn địa lý hình thành các sản phẩm OCOP.
Ngày 1/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025. Trong đó, vai trò của KH&CN được xác định ở các khâu: hỗ trợ hoàn thiện công nghệ chế biến quy mô nhỏ và vừa, đặc biệt là các sản phẩm OCOP đã được công nhận đạt sao; tăng cường chuyển giao ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, kết nối thị trường, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học xã hội và nhân văn trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa; hỗ trợ rà soát, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm OCOP đáp ứng các quy định của thị trường trong nước và xuất khẩu, xây dựng nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất và hoạt động giám sát, đánh giá sản phẩm OCOP; thúc đẩy áp dụng các giải pháp về bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận) cho sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm OCOP cấp quốc gia.
Thực trạng phát triển các sản phẩm OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ
Với ưu thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, du lịch, vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ hiện đang có số sản phẩm OCOP cao nhất cả nước. Nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp duy trì, phát triển bền vững các sản phẩm OCOP, Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng đã triển khai thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp duy trì, phát triển bền vững các sản phẩm OCOP tại vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ”. Trong đó, đại diện cho vùng Đồng bằng sông Hồng là các tỉnh: Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình. Đại diện cho vùng Bắc Trung Bộ là các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu, giai đoạn 2018-2022, 6 tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ đã công nhận được 1.126 sản phẩm OCOP, trong đó 962 sản phẩm đạt hạng 3 sao, 163 sản phẩm đạt 4 sao, chỉ có 1 sản phẩm đạt 5 sao (bảng 1). Tính đến hết năm 2022, ba tỉnh nghiên cứu tại vùng Đồng bằng sông Hồng có 64 mô hình trong lĩnh vực trồng trọt, 23 mô hình trong lĩnh vực chăn nuôi, 31 mô hình trong lĩnh vực dược liệu. Vùng Bắc Trung Bộ có 108 mô hình trong lĩnh vực trồng trọt, 50 mô hình trong lĩnh vực chăn nuôi, 43 mô hình trong lĩnh vực dược liệu.
Bảng 1. Số lượng và phân hạng sản phẩm OCOP vùng nghiên cứu.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hơn 450 doanh nghiệp tham gia Triển lãm Vietbuild Hà Nội 2019 lần 2
- ·Bảo tồn, phát huy giá trị Vườn quốc gia Bái Tử Long
- ·Trao giải cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Bình Phước lần thứ IV
- ·Ra mắt Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ 2021
- ·Là tỷ phú trẻ nhất thế giới nhưng hai chị em giàu có vẫn lái những chiếc ô tô cũ
- ·Nối dài tình yêu đờn ca tài tử
- ·Bước qua đời nhau
- ·Khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt 83% kế hoạch năm 2023
- ·Shark Việt: 'Sợ nhất những người 9 biết nhưng 1 thứ không biết là biết điều'
- ·Nhiều hoạt động vui tết trung thu cho trẻ em Bù Đăng
- ·Thực hư về tác dụng của Saffaron Tây Á được ví như 'thần dược' có giá 'cắt cổ'
- ·Đảo Palawan của Philippines được IA chọn là 'đảo đẹp nhất thế giới'
- ·Phố không anh
- ·Bình Phước tổ chức chương trình nghệ thuật Khát vọng thanh niên
- ·Ngày Valentine trùng ngày Vía Thần Tài: Có nên mua vàng tặng 'nửa kia'?
- ·Du lịch dịp Tết: Tour nước ngoài chiếm ưu thế
- ·Độc đáo chợ phiên vùng cao, biên giới Phìn Hồ
- ·Gia tài mẹ trao
- ·Nâng cao sức khoẻ toàn diện cho học sinh, sinh viên
- ·Phát huy thế mạnh du lịch miền núi, biên giới, hải đảo