【nhận định roma】Xuất khẩu năm 2021: Phải tận dụng những cơ hội hiếm hoi
Tháng đầu năm 2021 chi hơn 9 tỷ USD nhập khẩu hàng từ Trung Quốc | |
Cá tra,ấtkhẩunămPhảitậndụngnhữngcơhộihiếnhận định roma cá lóc, cá trê, cá bớp Việt Nam lại thoải mái vào Campuchia | |
Xuất khẩu sắn tăng gần 100% tháng đầu năm | |
Phấn đấu giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 62 tỷ USD vào năm 2030 |
Giá trị XK của khối FDI đã giảm nhưng vẫn chiếm trên 64% tổng giá trị XK cả nước. |
Năm 2020, Việt Nam đạt kết quả xuất siêu đầy ấn tượng trên 19 tỷ USD. Tiếp nối kỳ tích này, năm 2021, ngành Công Thương đặt mục tiêu phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) tăng khoảng 4-5% so với năm 2020, cán cân thương mại tiếp tục duy trì đà xuất siêu.
Khắc phục nhiều tồn tại
Dù vậy, XK của Việt Nam năm 2021 còn phụ thuộc vào triển vọng của kinh tế thế giới, khi khống chế được dịch Covid-19 cùng hàng loạt giải pháp về thị trường XK. Mấu chốt trong năm 2021 cũng như thời gian xa hơn là phải nhìn thẳng vào những hạn chế, tồn tại để kịp thời khắc phục, thúc đẩy XK hàng hóa mạnh mẽ, bền vững hơn.
Nhìn nhận về công tác XK trong năm 2021, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng, năm 2021, XK hàng dệt may vẫn tiếp tục gặp khó khăn bởi giai đoạn sau đại dịch, thu nhập của người dân còn rất khó khăn. Dự kiến, với khả năng kịch bản dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn trên thế giới, Việt Nam có thể XK khoảng 37-38 tỷ USD trong năm 2021.
“Nhìn ở tầm dài hơi, dệt may Việt Nam sẽ ở trong tâm thế vượt khó năm 2021, năm 2022, thậm chí năm 2023. Đến cuối quý III/2023, nếu Covid-19 được kiểm soát thì sẽ về trạng thái bình thường của năm 2019. Các FTA, nhất là EVFTA, RCEP, CPTPP đang có kết cấu thị trường tương đối tốt”, ông Giang tính toán.
Có thể thấy, thời gian qua công tác XK vẫn còn không ít tồn tại, khó khăn. Điển hình như, mức độ đa dạng hóa thị trường của một số mặt hàng thuộc nhóm nông sản, thuỷ sản chưa cao. Nhiều mặt hàng dù đã được nước ngoài giảm thuế về 0% nhưng một số nông sản của Việt Nam vẫn chưa được phép NK vào một số thị trường.
Mặc dù tỷ trọng giá trị XK của khối FDI đã giảm trong thời gian qua nhưng vẫn chiếm trên 64% tổng giá trị XK cả nước. Do sản xuất và XK của khối này phụ thuộc rất mạnh vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, nên mỗi khi có biến động xảy ra đối với chuỗi cung ứng, XK của Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh.
Ngoài ra, dưới tác động của xu hướng trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, xung đột thương mại và dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới đã làm thay đổi cấu trúc các chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nước, nhất là Mỹ và phương tây tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại, bảo vệ mậu dịch…
Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam, da giày là một trong những ngành tận dụng tốt nhất Hiệp định EVFTA. XK ngành da, giày, túi xách sẽ tăng trưởng 15 - 20% trong năm 2021 nếu tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt.
“Từ đại dịch Covid-19 cho thấy việc đứt gãy chuỗi cung gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới sản xuất, buộc toàn ngành phải nhìn nhận lại chiến lược. Nếu phụ thuộc quá nhiều vào NK nguyên phụ liệu, khi xảy ra vấn đề chuỗi cung DN sẽ rất bị động. Thời gian sắp tới là cơ hội rất tốt để toàn ngành và Chính phủ thiết lập lại chính sách mạnh hơn cho phát triển công nghiệp hỗ trợ. Việt Nam phải chớp lấy cơ hội này để phát triển sản xuất nguyên phụ liệu ở Việt Nam”, bà Xuân nhận định.
Nhiều lợi thế tiếp tục được khai thác
Để duy trì tăng trưởng kim ngạch XK năm 2021, Bộ Công Thương xác định sẽ tiếp tục tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới để có các biện pháp ứng phó kịp thời.
Cơ sở cho những mục tiêu này là sang năm 2021, XK của Việt Nam có sự hỗ trợ tích cực từ các FTA thế hệ mới như CPTPP; EVFTA đã trải qua giai đoạn thực thi ban đầu, với ưu đãi về thuế quan và các điều kiện tiếp cận thị trường mở ra cơ hội đẩy mạnh XK các mặt hàng Việt Nam có lợi thế sang thị trường các nước thành viên. Ngoài ra, năm 2021 cũng kỳ vọng sự dịch chuyển luồng đầu tư của các DN FDI từ các nước trong khu vực sang Việt Nam, định vị lại chuỗi cung ứng cũng như tận dụng các ưu đãi mang lại từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết.
Một trong những giải pháp điển hình nhằm thúc đẩy XNK năm nay được Bộ Công Thương nhắc tới là củng cố và mở rộng thị trường XK, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA mà Việt Nam đã tham gia ký kết; đa dạng hóa thị trường XNK, đặc biệt là các thị trường nhỏ và thị trường ngách; đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm XK, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm XK, phát triển thương hiệu...
Năm 2021 và những năm tới sẽ là những năm về cơ bản có được điều kiện thuận lợi từ những chiến lược hội nhập, khung khổ các FTA đã ký kết và sẽ ký kết. |
Giải pháp mấu chốt được triển khai nhằm thúc đẩy XNK năm 2021 điển hình là ưu tiên các hoạt động xúc tiến XK và các thị trường XK sớm khôi phục sau đại địch; củng cố và mở rộng thị trường XK, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA mà Việt Nam đã tham gia ký kết; nắm bắt thông tin thị trường và cảnh báo sớm các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến XK của Việt Nam như sự thay đổi chính sách của nước NK, các rào cản kỹ thuật, rủi ro trong thanh toán,...
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung cho rằng, năm 2021 để tận dụng tốt cơ hội từ các FTA cần lưu ý nhiều hơn tới các điều khoản liên quan đến lao động cũng như tính cạnh tranh ngay tại thị trường Việt Nam. “Cần phải tiếp tục nâng cao khả năng tự chủ của nền kinh tế, chuẩn bị tình huống diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới đầu vào cho các ngành sản xuất và đầu ra cho XK hàng hóa. Phải làm sao phát huy tốt hơn nữa hệ thống Tham tán thương mại để thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới”, Thứ trưởng Lê Hoài Trung nói.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhận định, năm 2021 và những năm tới sẽ là những năm về cơ bản có được điều kiện thuận lợi từ những chiến lược hội nhập, khung khổ các FTA đã ký kết và sẽ ký kết; những chú trọng chính sách của Chính phủ, Đảng, Nhà nước và quyết sách của Chính phủ trong hàng loạt khía cạnh tái cơ cấu nền kinh tế, cách chính sách về an sinh xã hội, cải cách và mở cửa cũng như nỗ lực hoàn thiện thể chế pháp luật,…
“Năm 2021 và những năm tiếp theo sẽ chứng kiến sự phát triển, thậm chí là tăng tốc của Việt Nam trong đó có cả khía cạnh hội nhập quốc tế và XNK. Bộ Công Thương đã xây dựng những mục tiêu với những kịch bản cụ thể và thông qua cho năm 2021, về cơ bản vẫn duy trì xu thế chung trong phát triển kinh tế-xã hội cũng như thương mại quốc tế”, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Quản lý mã số vùng trồng
- ·Điện Biên Phủ Campaign: victory belief in a Lieutenant General's indelible memory
- ·Việt Nam steps up mutual judicial assistance in civil matters with Laos
- ·Foreign leaders offer congratulations on Party General Secretary’s birthday
- ·BHXH Việt Nam cung cấp 100% các dịch vụ công mức độ 4 cho các thủ tục hành chính
- ·Việt Nam says Cambodia should share information on Funan Techo Canal on Mekong River
- ·Việt Nam deeply concerned about tension escalation in Middle East
- ·Điện Biên Phủ Campaign: victory belief in a Lieutenant General's indelible memory
- ·1000 công nghệ được trình diễn tại tuần lễ 'Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo năm 2020'
- ·NA Chairman lauds long
- ·Thai nhi tử vong ở Bệnh viện Bưu điện: Bộ Y tế yêu cầu báo cáo trước 31/7
- ·Điện Biên Phủ Victory celebrated in France
- ·UNICEF appreciates Việt Nam’s implementation of child care, protection policies
- ·PM urges Thừa Thiên
- ·Năm 2019, Bộ Xây dựng sẽ sửa đổi 4 quy chuẩn liên quan đến đầu tư xây dựng
- ·Acting President presents gifts to revolution contributors, border guards in Tây Ninh
- ·UN Secretary General impressed by Việt Nam’s economic growth
- ·Party to publish comprehensive document collection for centennial
- ·Sản xuất thuốc không đạt chất lượng, Công ty Polfarmex S.A bị phạt 40 triệu đồng
- ·Minister of Home Affairs welcomes Vatican foreign minister