【bong da map】Giải pháp cho hội nhập khu vực Nam Á
Quyết định được Ấn Độ đưa ra ngay sau khi xảy ra vụ tấn công ở khu vực Uri ngày 18-9 vừa qua. Quyết định tương tự của Afghanistan,ảiphápchohộinhậpkhuvựcNamÁbong da map Bangladesh, Bhutan và Sri Lanka đã dẫn đến việc hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh này.
Thay vì tẩy chay hội nghị thượng đỉnh SAARC, các thành viên của SAARC nên tăng cường bộ máy cơ cấu của nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong khu vực. Giống như ASEAN, các quyết định của SAARC được thực hiện bằng sự đồng thuận từ các thành viên. Để giảm bớt sự cứng nhắc này, ASEAN đã đưa ra công thức “ASEAN-X”, cho phép thực hiện cơ chế linh hoạt trên tinh thần không bắt buộc các thành viên phải thực hiện cam kết chung khi chưa sẵn sàng. SAARC nên áp dụng công thức “SAARC-X” tương tự.
Ngoài ra, các nước Nam Á cũng nên theo đuổi các chương trình bên ngoài khuôn khổ SAARC như chủ nghĩa song phương và chủ nghĩa tiểu khu vực. Chủ nghĩa song phương cũng là một trụ cột quan trọng trong chính sách “láng giềng trên hết” của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Bên cạnh đó, các nước Nam Á cũng cần tăng cường các diễn đàn theo chủ nghĩa tiểu khu vực, bao gồm Hợp tác Kinh tế Tiểu vùng Nam Á (SASEC) của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với sự tham gia của Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Malpes, Nepal và Sri Lanka, vì đây là vấn đề ít nhạy cảm hơn.
Nhóm BIBN (gồm Bangladesh-Ấn Độ-Bhutan-Nepal) là một nhóm tiểu khu vực đầy tiềm năng khác. Hiệp định Xe cơ giới của BIBN được ký kết vào tháng 6-2015, cho phép phương tiện xe cộ đi vào bốn quốc gia này mà không cần qua đường thủy nhằm làm giảm chi phí vận chuyển.
Tiếp đến, các nước Nam Á cần thực hiện các chính sách để liên kết họ với mạng lưới sản xuất trong ASEAN (thị trường lớn nhất của khu vực Nam Á) và phát triển các mạng lưới sản xuất nội địa.
Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa ngành (BIMSTEC) trong khu vực Vịnh Bengal là một khuôn khổ thể chế khác nhằm thúc đẩy hợp tác liên khu vực, kết nối các nước Nam Á (ngoại trừ Pakistan và Afghanistan không phải là thành viên) với một số nước Đông Nam Á như Myanmar và Thái Lan.
Trước khi Ấn Độ và Pakistan chia tách vào năm 1947, Nam Á là một trong những khu vực hội nhập mạnh mẽ nhất trên thế giới. Các cuộc xung đột chính trị đã khiến cho khu vực này giờ đây trở nên kém hội nhập nhất trên thế giới. Các nước Nam Á nên áp dụng một biện pháp tiếp cận đa phương để tái khởi động hội nhập kinh tế trong khu vực, bao gồm một công thức “SAARC-X” cùng với chủ nghĩa song phương, chủ nghĩa tiểu khu vực và chủ nghĩa liên khu vực bên ngoài khuôn khổ SAARC.
(责任编辑:La liga)
- ·Cơ hội việc làm từ ngày hội việc làm Pháp – Việt
- ·Quốc hội thảo luận về một số cơ chế tài chính
- ·Nghệ An: Thu hút đầu tư là nhiệm vụ chính trị hàng đầu
- ·Xếp lương viên chức ngành khí tượng thủy văn theo 3 hạng
- ·Bé Trần Bảo Long được ủng hộ hơn 100 triệu đồng
- ·Tập đoàn Bamboo Capital nhận Giải thưởng Doanh nghiệp phát triển bền vững
- ·Xuân trên các làng nghề cổ truyền Hà Nội
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Trung Quốc
- ·Gặp tai nạn nghiêm trọng, đôi vợ chồng trẻ lâm vào ngõ cụt
- ·Hà Nội sẽ tổ chức 6 hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy kinh tế
- ·Bố mẹ ly hôn muốn đổi họ cho con nuôi
- ·Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm cấp Nhà nước tới Italia
- ·Ngọc Linh
- ·Philippines “chỉ đích danh” những kẻ định lật đổ Tổng thống Duterte
- ·Kì lạ làm 3 năm liền mà công ty kiên quyết không kí hợp đồng?
- ·Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
- ·Đà Nẵng: Tiêu hủy gần 10.000 bánh trung thu không rõ nguồn gốc
- ·Trưởng Ban Kinh tế Trung ương làm việc với tỉnh Quảng Bình
- ·Cụ già 87 tuổi còng lưng nuôi con tâm thần, cháu dị tật
- ·Đại sứ Mỹ trấn an Singapore và ASEAN về ông Trump