【soi keo benfica】Những nỗi đau ngọt ngào
Một mùa xuân nữa đang về, thêm tuổi, sức khoẻ giảm sút, nhưng trong lòng các Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) vẫn cảm thấy ấm áp, vui mừng khi quê hương ngày càng thay da đổi thịt. Trong niềm vui chung, các mẹ tự hào vì những hy sinh, mất mát của gia đình mình càng thêm ý nghĩa.
Bác là niềm tin
92 tuổi, lúc nhớ, khi quên nhưng với Mẹ VNAH Lê Thị Dầy (Ấp 1, xã Thới Bình, huyện Thới Bình) những lời dạy của Bác vẫn in đậm trong tim. Mẹ bảo, thương Bác Hồ một đời vì dân, vì nước nên gia đình mẹ đều đi theo tiếng gọi của Bác. 3 đứa con của mẹ chưa đứa nào được gặp Bác Hồ nhưng lời dạy của Bác đã trở thành động lực để các con của mẹ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Mẹ VNAH Lê Thị Dầy với con gái út. |
Trong túi áo bên ngực trái anh Trần Thanh Sơn (con trai đầu của mẹ Dầy) luôn nâng niu tấm ảnh Bác Hồ chỉ huy ở Mặt trận Ðông Khê. Với anh, đây là nguồn động viên để anh chiến đấu trở thành dũng sĩ, với mong muốn có ngày được gặp Bác Hồ. Nhưng ước mơ đó mãi mãi nằm lại với anh tại trận đánh ở Tapasa, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, vào tháng 2/1966. Nỗi đau mất con với mẹ như từng mũi kim xát vào tận tim gan, biến thành sức mạnh cho những cuộc mẹ đấu tranh trực diện với kẻ thù.
Sự hy sinh của anh Trần Ngọc Hùng (con trai thứ ba mẹ Dầy) đã làm nức lòng bao chiến sĩ và gia đình. Khi máy bay địch tìm ra cơ sở đóng quân của ta ở Cây Ðiều, sợ chúng phóng pháo phá kho đạn dược và đồng đội, một mình anh ôm súng chạy ra đồng gây chú ý cho địch và anh đã anh dũng hy sinh. Mang trong lòng nỗi căm hờn giặc giết anh, bắt mẹ, đốt phá xóm làng, anh Trần Bé Dũng cũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng...
Gần tháng nay mẹ không đi lại được vì té gãy tay. Mẹ bảo, sắp Tết rồi mà ngồi một chỗ, phải để các con, cháu chăm sóc, mẹ không hề muốn. Mọi năm gần Tết mẹ lại chống gậy, bơi xuồng đi thăm bà con trong xóm; nhắc nhở các con, cháu noi gương Bác hăng say lao động, tiết kiệm để xây dựng đời sống ngày càng phát triển. Vì theo mẹ, chỉ có học và làm theo Bác cuộc sống của chúng ta mới no ấm ngày hôm nay.
“Nỗi đau của mẹ có thấm vào đâu”
Cũng như nhiều người mẹ khác, mẹ Phan Thị Tâm (sinh năm 1934, ấp Tân Ðức, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi) mừng đến rơi nước mắt khi được Ðảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH. Năm nay mẹ Tâm đã bước sang tuổi 82, tóc mẹ đã bạc trắng màu sương gió, đôi mắt đã mờ, sức khoẻ cũng yếu đi nhiều, nhưng những chuyện về một thời oanh liệt ngày xưa, nhất là những ký ức về người con duy nhất hy sinh mẹ không thể nào quên.
Lần giở những trang sách về các Mẹ VNAH tỉnh Minh Hải, Mẹ VNAH Phan Thị Tâm bảo: “Nỗi đau của mẹ có thấm vào đâu”. |
Mẹ kể, lớn lên trong khói lửa đạn bom, mẹ hiểu hết sự khốc liệt do chiến tranh gây ra. Vì vậy, năm 16 tuổi, mẹ tham gia hoạt động cách mạng. Ngoài công tác phụ nữ, tổ chức còn giao mẹ “hoạt động thành”. 19 tuổi, mẹ lấy chồng, sinh con, nhưng hạnh phúc ngắn ngủi, mẹ một mình nuôi con.
14 năm sau, cảm thương cảnh gà trống nuôi con của một đồng đội, mẹ quyết định về sống cùng ông Nguyễn Văn Khánh để lo cho 2 con là anh Nguyễn Văn Việt (con của mẹ) và anh Nguyễn Quốc Việt (con chồng). 17 tuổi, anh Nguyễn Văn Việt tham gia du kích ở địa phương, mỗi lần về thăm, anh lại sà vào lòng mẹ để được mẹ nựng nịu. Năm 1972, khi bước sang tuổi 20, anh bị giặc bắt, chặt đầu ở Chà Là.
Nhìn vào tấm bằng Tổ quốc ghi công của con trai, mẹ Tâm nghẹn ngào: “Xót xa lắm, nhưng mẹ coi đây là niềm tự hào, bởi con mẹ đã hy sinh thân mình cho công cuộc giải phóng đất nước. Nhiều mẹ mất cả chồng, cả con. Nỗi đau của mẹ có thấm vào đâu”.
Trong ký ức của mẹ, Liệt sĩ Nguyễn Văn Việt là người con ngoan ngoãn, hiếu thảo. Mẹ Tâm bảo, trong cuộc sống ngày nay, mẹ luôn dạy các con, cháu phải biết kính trên nhường dưới và trọn đạo làm người…
Mất đi người con thân yêu, nhưng mẹ còn có anh Nguyễn Quốc Việt. Tuy không đứt ruột sinh ra nhưng mẹ và anh luôn xem nhau như mẹ con ruột thịt. Giờ đây, mỗi ngày, căn nhà nhỏ của mẹ thật ấm áp khi luôn có sự quan tâm, thăm hỏi thường xuyên của đoàn thể, cấp uỷ, chính quyền địa phương và bà con làng xóm… Với mẹ Tâm, đây là món quà vô giá.
Ðất nước đã trải qua bao cuộc trường chinh máu lửa, các mẹ đã cống hiến trọn đời cho Tổ quốc thiêng liêng. Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân cả nước nói chung cũng như tỉnh Cà Mau nói riêng mãi mãi khắc ghi công lao to lớn đó.
Niềm vui của mẹ
Đến thăm Mẹ VNAH Nguyễn Thị Nuôi (86 tuổi, ấp Hoà Trung, xã Hoà Thành, TP Cà Mau) trong tiết trời se lạnh, nhưng tình cảm thân thương của mẹ làm lòng người ấm áp. Tuy sức khoẻ đã yếu đi phần nào, nhưng ánh mắt mẹ vẫn ánh lên niềm tự hào.
Kể về một thời chiến tranh ác liệt, gian khổ hy sinh, mẹ Nuôi không khỏi chạnh lòng. Chồng mẹ (Liệt sĩ Nguyễn Văn Tiền, sinh năm 1929) tham gia cách mạng khi còn trẻ. Sau khi lập gia đình và các con ra đời, ông vẫn tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Ký ức về chồng là Liệt sĩ Nguyễn Văn Tiền với Mẹ VNAH Nguyễn Thị Nuôi đong đầy trong tấm bằng Tổ quốc ghi công. |
Buông cái nhìn xa xăm, mẹ Nuôi kể: “Ngày ba con thoát ly đi làm đội viên Ðội Du kích xã Hoà Thành (huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, nay là xã Hoà Thành, TP Cà Mau), để bảo đảm an toàn cho các con, mỗi khi địch đến nhà tra hỏi, mẹ phải nói dối là chồng đi theo vợ bé và cũng vì vậy mà mẹ phải chịu tiếng “lang chạ” khi mang thai các con”.
Trong tâm thức của người vợ khi tiễn chồng lên đường tham gia kháng chiến, mẹ chỉ mong sao đất nước sớm im tiếng súng, chồng lành lặn trở về. Thế nhưng, năm 1963, mẹ như ngã quỵ đau đớn nhận tin chồng hy sinh, thi thể ông được người dân chôn tạm. Lúc đó mẹ đang mang thai đứa con trai út và sau khi sinh hơn tháng, mẹ mới có dịp đến thăm mộ chồng.
Năm tháng trôi qua, nỗi đau mất chồng dần nguôi ngoai, mẹ một mình tần tảo nuôi 5 người con khôn lớn. Vậy mà tháng 6/1980, tim mẹ một lần nữa quặn thắt khi hay tin con trai lớn, anh Nguyễn Thanh Ðường, hy sinh khi tham gia chiến đấu ở biên giới Tây Nam.
Trong căn nhà xập xệ vì thiếu vắng bàn tay đàn ông, hai người mẹ, hai người vợ liệt sĩ tựa vào nhau gắng gượng nuôi con. Chị Hà Xuân Hương, vợ Liệt sĩ Nguyễn Thanh Ðường, chia sẻ: "Nhìn cảnh gia đình người ta đủ mẹ, đủ cha, thấy 4 đứa em chồng và con của mình thiếu bàn tay cha chăm sóc, xót xa lắm. Nhưng mẹ và tôi cùng cố gắng vượt qua mọi khó khăn để nuôi dạy con và các em nên người".
Hoà bình, mặc dù gia đình mẹ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhưng mẹ vẫn canh cánh nỗi lòng thương chồng, nhớ con. Tấm lòng và sự hy sinh vô bờ bến của mẹ đã được Nhà nước ghi nhận và phong tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH.
Cầm và nâng niu tấm bằng danh hiệu Bà mẹ VNAH do Chủ tịch nước trao tặng năm 2015, mẹ Nuôi rưng rưng xúc động: “Mẹ vui và tự hào lắm vì những đóng góp của chồng và con trai của mẹ được Ðảng, Nhà nước ghi nhận. Mẹ nguyện với lòng phải sống gương mẫu, dạy bảo con cháu noi theo tấm gương kiên cường của cha, ông ngày xưa”./.
Toàn tỉnh hiện có 2.279 Bà mẹ VNAH, trong đó có 212 mẹ còn sống. Ngoài chế độ theo quy định, tất cả các Bà mẹ VNAH đều được các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời, với mức trợ cấp từ 500.000-1.000.000 đồng/mẹ/tháng. Bà Trương Linh Phượng, Giám đốc Sở LÐ,TB&XH, cho biết, ngoài thực hiện đầy đủ các chính sách của Ðảng, Nhà nước, các cấp uỷ Ðảng, chính quyền, các tổ chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh còn có nhiều việc làm cụ thể, thiết thực chăm lo cho các mẹ như: “đền ơn đáp nghĩa”, “chăm sóc, phụng dưỡng các Mẹ VNAH”. Ngoài ra, các địa phương còn tổ chức đoàn đến thăm hỏi, tặng quà các mẹ nhân ngày lễ, Tết, chăm sóc khi ốm đau… Ðó là những nghĩa cử cao đẹp, tô thắm truyền thống và đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. |
Bài và ảnh: Thanh Phương
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giá vàng hôm nay 8/9: Tăng do các yếu tố nào?
- ·Hai tuyến cáp quang biển APG, IA sẽ được sửa lỗi xong vào tháng 4
- ·Xu hướng mua trước trả sau trên các sàn TMĐT
- ·Alibaba.com ra mắt chương trình “Đồng lòng, cùng tiến” hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch
- ·Lo ngại về nguồn cung dịu xuống đẩy giá dầu thế giới giảm sâu
- ·Đội tàu biển Việt Nam mạnh mẽ vươn ra thị trường quốc tế
- ·Căn hộ khu Tây Sài Gòn thu hút người miền Tây
- ·Mỗi startup Việt nhận đầu tư trung bình 1,15 triệu USD
- ·Giá vàng hôm nay 14/1: Giá vàng SJC lên cao nhất đầu năm
- ·Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mở đường ra thế giới
- ·Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tập huấn công tác dân chủ
- ·Chương trình tín dụng 100% online, tiếp sức nguồn vốn ưu đãi cho nhà cung cấp siêu thị
- ·Doanh nghiệp Việt Nam kì vọng hợp tác thành công với các nhà cung cấp TP Nonsan Hàn Quốc
- ·Hạ viện Mỹ cấm TikTok trên thiết bị công
- ·Dịch vụ rửa vết thương tại nhà TP.HCM giá bao nhiêu tiền
- ·Người Việt ngày càng tham gia sâu vào trí tuệ nhân tạo
- ·Twitter không như mong đợi, ông trùm jailbreak nghỉ việc sau 5 tuần
- ·ChatGPT thể hiện “độ chín' của các sản phẩm trí tuệ nhân tạo
- ·Xây dựng văn hóa liêm chính trong cán bộ, đảng viên
- ·Số hoá, chia sẻ dữ liệu để mở thêm cơ hội xuất khẩu cho nông sản Việt