【kq cup dan mach】Nghệ thuật thứ 7 ở Huế
Vài nét về lịch sử điện ảnh Huế
Lịch sử điện ảnh thế giới bắt đầu vào ngày 28/12/1895 - ngày hai anh em Auguste Lumière và Louis ệthuậtthứởHuếkq cup dan machLumière chiếu phim trong nhà hầm của quán Grand Café ở số 14 đại lộ Capucines, Paris.
Đạo diễn Đặng Nhật Minh
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa trong bài nghiên cứu “Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế” cho biết, một năm sau, năm 1896, cũng chính hai anh em người Pháp này đã đến Việt Nam và quay phim ở một ngôi làng gần Đà Nẵng. Một đoạn tin ngắn của tuần báo Nam Kỳ số 83, ra ngày 1/6/1899 cho biết: “Ông Léopold Bernard (người tổ chức “cuộc hát hình máy” đăng ở số báo 81 trước đó) còn ở lại Gài Gòn một ít bữa nữa mà thôi, rồi người sẽ ra Kinh đô Huế vì triều đình có đòi người ra đặng xem cuộc hát hình”. Như vậy, có thể nói Léopold Bernard là người du nhập điện ảnh đến Huế khoảng tháng 6/1899.
Những năm 1917-1918, đoàn quay phim 2 người: Testart và Brun có làm 4 phim về Huế gồm: “Nam Giao”, quay lễ tế Nam Giao; “Lăng tẩm ở Huế”, giới thiệu các lăng vua; “Huế, kinh đô của triều đình An Nam”, giới thiệu Huế với hình ảnh của sông Phủ Cam (sông An Cựu), sông Hương, cung điện, Hoàng thành, khu người Âu và lăng tẩm các vua; “Sinh hoạt trong cung đình Huế”, giới thiệu sinh hoạt của hoàng cung, những buổi thiết triều của vua Khải Định, các vị thượng thư và một số nghi lễ của triều đình nhà Nguyễn.
Rạp Cinéma Morin là cơ sở chiếu bóng sang trọng đầu tiên ở Huế, phục vụ chiếu phim 2 đêm trong mỗi tuần. Phim được phổ biến trong thập niên 1920 chủ yếu là phim Pháp. Từ năm 1923, lần đầu tiên có phim do người Việt Nam thực hiện thông qua Công ty Phim và Chiếu bóng Đông Dương (IFEC) với phim Kim Vân Kiều.
Sau rạp chiếu bóng Morin, Huế còn có thêm rạp Richard ở đường Ngả Giữa (nay là đường Phan Đăng Lưu). Tháng 7/1951, ông Nguyễn Văn Yến tiếp nhận khách sạn Morin theo chuyển nhượng của gia đình này, rạp chiếu bóng Morin chuyển thành rạp Nguyễn Văn Yến; rạp Richard sau đó cũng đổi chủ và chuyển thành rạp chiếu bóng Việt Nam Phim. Về sau, trên đường Trần Hưng Đạo có thêm rạp chiếu bóng Tân Tân; bên kia cầu Gia Hội, trên đường Gia Hội (nay là Chi Lăng) có hai rạp chiếu bóng Châu Tinh, Gia Hội (về sau đổi thành Khải Hoàn, rồi Hoàn Mỹ); trong khu vực Thành Nội, tại đường Lục Bộ (nay là Nguyễn Chí Diểu), Hội Hướng đạo có rạp Lửa Hồng. Đầu thập niên 1960, trên đường Trần Hưng Đạo có thêm rạp Hưng Đạo.
Sau ngày đất nước thống nhất, dưới thời bao cấp, rạp Hưng Đạo chuyển đổi chức năng thành Nhà Văn hóa Huế. Rạp Lửa Hồng đóng cửa. Các rạp chiếu bóng Tân Tân, Châu Tinh, Gia Hội được tổ chức lại thành Công ty hợp doanh Chiếu bóng Huế.
Sau 1989, Công ty hợp doanh Chiếu bóng Huế được sáp nhập với hệ thống Fafim trên địa bàn, tổ chức thành Công ty Phát hành Phim và Chiếu bóng Thừa Thiên Huế, nhưng hoạt động điện ảnh vẫn không được đầu tư, nguồn phim bị hạn chế, phương thức kinh doanh lỗi thời, các rạp chiếu bóng ngày càng xuống cấp, hư hỏng. Từ khi loại hình video phát triển, công nghệ truyền hình, mạng internet bùng nổ, hoạt động chiếu bóng bị ngưng trệ.
Những đạo diễn lớn của Huế
Trong lịch sử điện ảnh Việt Nam, Huế đã có nhiều đạo diễn xuất sắc, đóng góp rất lớn cho nền điện ảnh nước nhà.
Cảnh phim “Trăng nơi đáy giếng”
Đạo diễn Mai Lộc được xem là nhà khai sáng điện ảnh cách mạng Việt Nam. Ngay trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, đạo diễn Mai Lộc đã cùng nhà quay phim Khương Mễ thực hiện bộ phim tài liệu đầu tiên: “Chiến trận Mộc Hóa” - một bộ phim được nhìn nhận là mẫu mực về chiến tranh hiếm có trong nền điện ảnh cách mạng Việt Nam. Năm 1952, ông thực hiện phim tài liệu “Chiến thắng Tây Bắc”. Bộ phim này được khẳng định là bước tiến dài của điện ảnh tài liệu Việt Nam. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông cùng đạo diễn Phan Văn Khoa và nhà văn Nguyễn Đình Thi được phái hợp tác với đạo diễn Karmen thực hiện bộ phim tài liệu màu đầu tiên: “Việt Nam trên đường thắng lợi”.
Đạo diễn Lê Hoàng Hoa, ngoài phim “Gác chuông nhà thờ”, còn nổi tiếng với “Vết thù trên lưng ngựa hoang”. Nhờ đóng phim “Vết thù trên lưng ngựa hoang” mà Trần Quang trong vai “Hoàng ghi-ta” được chọn đoạt giải nam diễn viên xuất sắc nhất của miền Nam thời bấy giờ. Lê Hoàng Hoa cũng là đạo diễn đầu tiên làm kinh dị “Con ma nhà họ Hứa”. Đạo diễn Lê Hoàng Hoa để đời với bộ phim 8 tập mang tên “Ván bài lật ngửa” lừng lẫy.
Đạo diễn Đặng Nhật Minh là một tên tuổi rực sáng với những bộ phim thuộc vào hàng kinh điển: Cô gái trên sông, Thương nhớ đồng quê, Bao giờ cho đến tháng Mười, Hà Nội mùa đông năm 1946, Mùa ổi, Đừng đốt … Ngoài những danh hiệu cao quý do Nhà nước trao tặng, năm 2010, đạo diễn Đặng Nhật Minh được Viện hàn lâm khoa học và nghệ thuật điện ảnh Mỹ tôn vinh vì những cống hiến đối với Điện ảnh Việt Nam.
Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn, tác giả của hai bộ phim nhựa nổi tiếng: “Tuổi thơ dữ dội” và “Trăng nơi đáy giếng”. Trong đó, “Trăng nơi đáy giếng” đã được LHP Image India Film ở Madrid - Tây Ban Nha trao giải Đạo diễn châu Á xuất sắc nhất…
Huế còn có nhiều tên tuổi lớn khác như Hà Thúc Cần, Lê Mộng Hoàng…
Mơ về phim trường Huế
Hiện nay, dự án Rạp chiếu phim hiện đại CineStar Huế đang triển khai. Quy mô dự án gồm 8 rạp chiếu phim với tổng số khoảng 1.724 ghế, tổng số vốn đầu tư là 150 tỷ đồng. Dự kiến vào cuối năm 2018 dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Đó sẽ là một cú hích cho điện ảnh Huế.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn mơ điện ảnh Huế sẽ cất cánh với tư cách là một phim trường lớn. Nhiều nhà làm phim đã nhận xét Huế là một không gian phim trường lý tưởng, nhiều phim kinh điển đã được thực hiện ở đây. Huế được nhiều hãng phim lựa chọn để làm ngoại cảnh như phim “Đêm hội Long Trì” của đạo diễn Hải Ninh, thực hiện năm 1989, khai thác cung điện Huế để dựng lại hình ảnh thời vua Lê chúa Trịnh; phim “Hẹn gặp lại Sài Gòn”của đạo diễn Long Vân hoàn thành năm 1990, tái hiện một thời cậu học trò Nguyễn Tất Thành (Bác Hồ) sống ở Huế… Huế cũng là nơi thực hiện ba bộ phim lừng danh: “Cô gái trên sông”của đạo diễn Đặng Nhật Minh thực hiện năm 1987, phim “Trăng nơi đáy giếng”của đạo diễn Vinh Sơn năm 2007 và phim “Indochine”(Đông Dương) của đạo diễn Régis Wargnier công chiếu lần đầu năm 1992…
Với lịch sử hình thành và phát triển của điện ảnh Huế trong dòng chảy điện ảnh Việt Nam, mơ ước về phim trường Huế không hề là xa xôi và viển vông…
Bài, ảnh:HỒ HOÀNG THẢO
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- ·TP.HCM bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
- ·Việt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc tập trận, bắn đạn ở Hoàng Sa
- ·Hai đại tá mất hết chức trong Đảng vì liên quan đến Út Trọc
- ·Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- ·Để mọi hộ dân người Khmer được hưởng trọn vẹn Tết Chôl Chnăm Thmây
- ·Bé Bình An lần đầu được gặp người mẹ ung thư: “Con nắm tay mẹ đấy à!”
- ·Tiêu dùng nội địa tạo động lực cho tăng trưởng hậu Covid
- ·Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
- ·Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN về ứng phó chung của ASEAN trước dịch bệnh COVID
- ·Hàn Quốc: Phức tạp trong việc thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol
- ·Thủ tướng chỉ thị tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- ·Thủ tướng chủ trì họp bàn thúc đẩy hợp tác với LB Nga
- ·Tâm tư của người thương binh già có con gái nhiễm chất độc da cam
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·GDP có thể giảm hơn 65.000 tỷ đồng do dịch Covid
- ·Nhân sự mới TPHCM, Đà Nẵng, Long An, Tuyên Quang
- ·Điều đặc biệt ở món quà Tổng bí thư, Chủ tịch nước tặng ông Kim Jong
- ·Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
- ·Cách mọi chức vụ trong Đảng nguyên Phó chánh văn phòng Thành ủy TP.HCM