【lịch thi đấu giải mexico】WWF cảnh báo Australia có thể thiệt hại gần 20 tỷ USD mỗi năm do biến đổi khí hậu
Nghiên cứu trên cho hay trong vòng 30 năm tới, kinh tế Australia sẽ bị ảnh hưởng lớn thứ 5 trên thế giới, sau Mỹ, Nhật Bản, Anh và Ấn Độ, do không có các hành động đối phó với biến đổi khí hậu.
Sử dụng mô hình kinh tế và môi trường mới để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong điều kiện kinh doanh bình thường, các nhà phân tích nhận định Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Australia sẽ mất 29 tỷ AUD/năm vào năm 2050.
Nhà kinh tế Joshua Bishop của Tổ chức Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF) Australia cho rằng, những hàng rào bảo vệ bờ biển đang bị xói mòn ước sẽ gây ra tới 98% tổng thiệt hại kinh tế ở Australia trong tương lai.
Bà Bishop nói thêm, các rặng san hô, rừng ngập mặn, rong biển và đầm lầy lớn ngăn sự di chuyển của nước và bảo vệ dân cư chống lại hiện tượng nước dâng do bão, nhưng chúng hiện đang dần suy thoái.
Là một quốc gia mà hầu hết dân số, cơ sở hạ tầng và các hoạt động dịch vụ đều tập trung tại các khu vực ven biển, Australia sẽ dễ bị tổn thương do mực nước biển dâng cao hoặc các các cơn bão lớn.
Nghiên cứu của WWF cũng cho thấy, các số liệu có thể còn tồi tệ hơn nếu tính cả tác động của cuộc khủng hoảng cháy rừng vừa xảy ra tại Australia.
Nghiên cứu cho biết, trong năm vừa qua, thế giới đã chứng kiến những hiện tượng tự nhiên khắc nghiệt. Nguồn cung nước giảm, các loại côn trùng thụ phấn như ong cũng giảm, đồng nghĩa với việc ngành nông nghiệp tiếp tục bị ảnh hưởng.
Trong thời gian tới, giá một số mặt hàng lương thực chủ chốt có thể tăng gần 10%. Giá gỗ dự kiến tăng 8%, bông tăng 6%, hạt cải dầu tăng 4%, trong khi giá trái cây và rau quả tăng 3%...
Mặc dù vậy, nghiên cứu chỉ ra rằng môi trường sẽ được cải thiện nếu các quốc gia ưu tiên sử dụng các thiết bị kỹ thuật thân thiện với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo và tăng cường hành động vì khí hậu.
Việc chú trọng bảo vệ các nguồn tài nguyên và vùng ven biển cũng giúp các quốc gia, đặc biệt là Australia, tiết kiệm được hàng tỷ USD do suy giảm kinh tế.
Tổng giám đốc Tổ chức WWF Quốc tế Marco Lambertini kêu gọi thế giới cần hành động khẩn cấp để tránh những hệ lụy có thể xảy ra đối với nền kinh tế toàn cầu.
Ông Lambertini nói nghiên cứu đột phá này cho thấy bảo tồn thiên nhiên không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là vấn đề xã hội và kinh tế.
Ông Lambertini khẳng định người dân trên khắp thế giới đã chứng kiến tác động của biến đổi khí hậu thông qua việc giá lương thực tăng, hạn hán, thiếu hụt hàng hóa, lũ lụt cực đoan và xói mòn bờ biển...
Tuy nhiên, đối với các thế hệ tiếp theo, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều lần, với hàng nghìn tỷ USD bị “trôi tuột” khỏi nền kinh tế thế giới vào năm 2050./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
- ·Loạt thiết bị đa năng nâng tầm không gian sống
- ·‘Đại tiệc’ giảm 50% vé máy bay, tàu, xe trên loạt ứng dụng ngân hàng
- ·Hải quan Hà Nội: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 5,41 tỷ USD trong tháng 10
- ·Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- ·Các nhà máy điện EVNGENCO3 đảm bảo sản xuất dịp lễ 30/4, 1/5
- ·Bộ Tài chính đề xuất mở rộng đối tượng và thời gian gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất
- ·Công nghiệp Sóc Trăng: Bứt phá nhờ chính sách
- ·Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng
- ·Doanh nghiệp nhựa nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ đổi mới công nghệ
- ·Siêu máy tính dự đoán Brisbane Roar vs Newcastle Jets, 16h00 ngày 7/1
- ·Trúng độc đắc 110 triệu USD sau 32 năm kiên trì mua một dãy số
- ·Hà Nội nhiều chương trình tiết kiệm năng lượng thiết thực, hiệu quả
- ·Điện năng tiếp tục đạt điểm số cao nhất trong các lĩnh vực hạ tầng
- ·Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- ·Dự án nhà máy xi măng 5.000 tỷ đồng dở dang suốt 15 năm
- ·Bổ nhiệm Phó trưởng Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan
- ·Hải quan Quảng Ngãi: Thu ngân sách tăng nhờ dầu thô
- ·Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- ·Bài 2: Cơ cấu nguồn điện nào phù hợp nhất với Việt Nam?