【may tinh du doan bong da hom nay】Đời sống khốn cùng của cư dân Mosul dưới sự kiểm soát của khủng bố IS
Khủng bố IS cấm các cư dân của Mosul rời khỏi thành phố,ĐờisốngkhốncùngcủacưdânMosuldướisựkiểmsoátcủakhủngbốmay tinh du doan bong da hom nay chúng đã cắt đường dây điện thoại và giam hãm toàn bộ thành phố để chuẩn bị cho một cuộc tấn công dự kiến của lực lượng chính phủ, theo một báo cáo. Sự oán giận đã gia tăng giữa cư dân thành phố sống dưới sự cai trị tàn bạo của những kẻ cực đoan ở thành phố lớn thứ hai của đất nước, nhưng hiện nay, họ không còn cách nào khác là chịu đựng nó.
Ghazwan, 1 cư dân địa phương ở Mosul chỉ ra cách mà khủng bố IS cho phép một số người rời đi trong khoảng thời gian tối đa 10 ngày. Ông nói với tờ The Daily Telegraph: "Bạn phải mang theo một vật bảo đảm để chắc chắn bạn sẽ quay trở lại trong vòng 10 ngày. Nếu bạn không quay trở lại, họ sẽ bị trừng phạt. Mọi người đang cố gắng rời khỏi Mosul. Họ đóng cửa bệnh viện vì không có điện hay nước".
Khủng bố IS kiểm soát Mosul, đặt cư dân ở đây vào tình trạng khốn cùng. Ảnh AP
Một cư dân khác nói rằng điện thoại đã bị cắt vì lí do an ninh, khủng bố IS lo ngại rằng người dân địa phương tiết lộ vị trí quân sự của chúng cho lực lượng chính phủ. Saadi Abdul-Rahman nói, gần đây anh buộc phải cho 3 người con của mình rời khỏi trường học. Chi phí sinh hoạt tăng vọt và gia đình hầu như không thể làm gì để kiếm sống, thậm chí sau khi đưa cả trẻ em đi làm việc.
"Chúng tôi không thể trả tiền khí đốt, dầu lửa và lương thực," một nhân viên chính phủ 56 tuổi nói. Tình hình ở Mosul vô cùng khốn khổ. Nền kinh tế ở nhà nước Hồi giáo tự xưng giữa Iraq và Syria đang bắt đầu cho thấy dấu hiệu căng thẳng. Giá cả của hầu hết các mặt hàng chủ lực tăng gấp đôi sau các cuộc không kích của liên minh và những hoạt động trên mặt đất khiến các mặt hàng khó vận chuyển ra khỏi thành trì quân sự, dẫn đến tình trạng thiếu hụt, giá đắt cắt cổ và tạo ra các thị trường chợ đen.
Các tay súng IS ban đầu giành được quyền hỗ trợ để cung cấp các dịch vụ. Những ngày đầu, nhóm Nhà nước Hồi giáo trợ cấp thực phẩm và khí đốt thông qua sự giàu có tích lũy được từ buôn bán lậu dầu và tiền chuộc. Chúng bán lậu dầu, bỏ ra 25 đến 60 đô la mua 1 thùng dầu thông thường và bán với giá hơn 100 đô la, theo các nhà phân tích và quan chức chính phủ.
Nhưng trong những tuần gần đây, giá dầu đã tăng mạnh tại các thành phố mà phiến quân kiểm soát. Các mặt hàng như dầu hỏa được sử dụng để sưởi ấm và nấu ăn, đều là nguồn khan hiếm, trong khi nhiều thứ khác, chẳng hạn như rượu và thuốc lá, bị nghiêm cấm, đang được bán với giá cao ở thị trường chợ đen.
Nền kinh tế Mosul biến động từ khi bị khủng bố IS kiểm soát. Ảnh Reuters
Hút thuốc lá là một hành vi phạm tội bị trừng phạt trong thành phố Mosul nhưng tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố, thuốc lá cũng như các thứ thiết yếu như dầu hỏa, có thể tìm thấy với giá cực cao ở thị trường chợ đen do các phần tử cực đoan kiểm soát. Ở đó, một gói thuốc lá được bán với giá 30.000 dinnar, tương đương 26 đô la, gấp đôi giá thời kì trước nhà nước Caliphate, những người dân giấu tên cho biết.
Xe tải cũng có thể qua lại thành phố từ Thổ Nhĩ Kỳ, giúp nguồn cung cấp trái cây và rau quả, lúa mì và dệt may ổn định. Tuy nhiên, chi phí sinh hoạt đã tăng lên kể từ các cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu vào tháng 9 ở Syria, điện và nước cũng bị cắt giảm thường xuyên hơn.
Mùa đông bắt đầu, dẫn tới tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng xăng và dầu hỏa tại vùng lãnh thổ mà các tay súng kiểm soát. Giá chính thức cho một lít xăng trong khu vực do chính phủ kiểm soát là 450 dinnar, nhưng ở Mosul, nó được bán với giá cao gấp 4 lần, tương đương 1.700 dinnar. Những thùng dầu 200 lít hiện nay được bán tại Mosul với giá 250.000 dinnar nhiều gấp 8 lần so với giá chính thức là 30.000 dinnar.
Trong thành phố Falllujah phía tây của Iraq, dưới sự kiểm soát của khủng bố gần 1 năm nay, người dân đã bắt đầu chặt cây làm củi vì dầu hỏa là nguồn khan hiếm. Thành phố bị bao quanh bởi quân đội chính phủ và các cuộc pháo kích xảy ra hàng ngày.
Giá lương thực và nhiên liệu tăng mạnh, 1 bao gạo 50 kg tương đương 75.000 dinnar (65 đô la) tăng so với 10.000 dinnar (9 đô la) cách đây 3 tháng. Một trụ khí đốt có giá 140.000 dinnar (115 đô la). Tháng trước, các tay súng ngừng cung cấp dịch vụ điện thoại di động ở Mosul. Tín hiệu di động không được phục hồi, khiến thành phố gần như bế tắc. Nhà xưởng, nhà máy sản xuất và chợ phải đóng cửa. Cuộc sống của người dân Mosul khó khăn nhiều bề.
Trang Mạc
Những tin tức mới nhất về tình hình khủng bố IS
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Khởi nghiệp từ Blockchain: Doanh nghiệp cần nhiều hơn một ý tưởng
- ·Nữ hành khách say rượu, nhảy chồm lên bàn đòi đánh nhân viên
- ·Trang phục cổ giá trăm triệu, khách vẫn nườm nượp mua
- ·Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế
- ·Mẫu ô tô Suzuki giá chỉ hơn 176 triệu đồng sắp về Việt Nam có gì hay
- ·Người phụ nữ trúng số triệu đô vẫn làm nông, nuôi lợn
- ·TPHCM sẵn sàng đón du khách và kiều bào trong tình hình mới
- ·Gia cảnh phức tạp của người phụ nữ đổ cát, bạo hành mẹ ở Long An
- ·Xe máy điện VinFast Klara tăng giá, từ 21 triệu lên tới 30 triệu đồng
- ·1.000 tấn mít được chế biến, tham gia xúc tiến tại Australia
- ·Viettel gia nhập thị trường gọi xe cạnh tranh với Grab, Go Viet
- ·Giá vàng trong nước tăng từng giờ
- ·Bố mẹ chồng cho 1 tỷ nhưng tôi không nhận, để ông bà dưỡng già
- ·Phản ứng của người đàn ông có mẹ mắc chứng Alzheimer
- ·Người đầu tiên đặt cọc mua xe nói gì về VinFast LUX SA 2.0?
- ·Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thăm và chúc mừng Báo Công Thương nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
- ·Gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng: Đúng đối tượng, tránh dàn trải
- ·Những điều bất cứ người phụ nữ nào cũng trải qua khi lần đầu làm mẹ
- ·Cổ động viên đua săn vé máy bay đi Quy Nhơn cổ vũ VnExpress Marathon
- ·Bị bồ 'đá', cay cú tổ chức cưới linh đình với chính mình