【giải vô địch new south wales úc】Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo chiều sâu, chuyên nghiệp, bền vững
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang dần là kênh huy động vốn trung, dài hạn. Ảnh tư liệu |
Hướng đối tượng phát hành là nhà đầu tư tổ chức
Phát biểu tại Hội thảo "Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hướng tới chuyên nghiệp, bền vững" được tổ chức ngày 16/8, ông Hoàng Văn Thu - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, sau thời kỳ trầm lắng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã đi vào hoạt động ổn định.
Thị trường xuất hiện những điểm tích cựcTheo các chuyên gia, thị trường đã xuất hiện những điểm tích cực. Một số doanh nghiệp bất động sản được tháo gỡ về mặt pháp lý đã phát hành mới trái phiếu. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực hạ tầng, nước sạch, xử lý rác thải... đang có kế hoạch phát hành trái phiếu với kỳ hạn lên tới 10 - 20 năm. Đây là dấu hiệu tích cực, cho thấy thị trường TPDN đang dần có chiều sâu và đúng bản chất là kênh huy động vốn trung, dài hạn. |
Trong 7 tháng năm 2024, thị trường TPDN đã có 183 đợt phát hành thành công, tổng giá trị huy động đạt 174.000 tỷ đồng, tăng 2,78 lần so với năm 2023. Đối với hoạt động phát hành trái phiếu ra công chúng, trong 7 tháng, UBCKNN đã cấp phép và phát hành trị giá gần 30.000 tỷ đồng (chưa bao gồm số liệu trái phiếu của công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ).
“Theo mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu được Chính phủ phê duyệt, quy mô thị trường đến 2025 đạt 20% GDP và đến 2030 đạt 30% GDP. Sau những biến động thời gian qua, để đạt được mục tiêu nêu trên không dễ dàng. Làm sao để quản lý chặt chẽ theo hướng bền vững, song vẫn tạo điều kiện cho tổ chức kinh tế huy động vốn - đây là hai mệnh đề không dễ giải quyết. Sắp tới cơ quan quản lý sẽ sửa khung pháp luật nhằm hướng tới mục tiêu nêu trên” - ông Hoàng Văn Thu cho biết.
Phó Chủ tịch UBCKNN thông tin thêm, để tăng tính chuyên nghiệp của thị trường, thời gian tới, cơ quan quản lýsẽ triển khai một số nội dung gồm tăng cường xếp hạng tín nhiệm trong các nghiệp vụ phát hành; tăng cường sự hiện diện của đơn vị tư vấn trong quá trình lập hồ sơ, đánh giá hồ sơ; tăng cường tính tự chịu trách nhiệm của chủ thể tham gia như đơn vị tư vấn, xếp hạng tín nhiệm.
Phó Chủ tịch UBCKNN lưu ý, về phía tổ chức phát hành cần minh bạch thông tin, có chiến lược huy động vốn, sử dụng vốn dài hạn; chú trọng đến quản trị công ty; có phương án, hoạt động kinh doanh hiệu quả và có năng lực hấp thụ nguồn vốn; đồng thời, tăng cường các sản phẩm trái phiếu xanh trên thị trường.
“Thực tế cho thấy, trong câu chuyện sai phạm xảy ra vừa qua đều rơi vào nhóm nhà đầu tư có cơ hội đánh giá rủi ro hạn chế. Do vậy, cơ quan quản lý đang nghiên cứu việc quy định đối tượng phát hành TPDN riêng lẻ sẽ hướng tới nhà đầu tư tổ chức để tăng cường tính chuyên nghiệp, tăng khả năng đánh giá rủi ro” - Phó Chủ tịch UBCKNN cho biết.
Ông Tô Trần Hoà - Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, UBCKNN cũng cho biết, cùng với việc hoàn thiện khung khổ pháp lý, việc đưa vào vận hành thị trường giao dịch TPDN riêng lẻ thể hiện nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, Bộ Tài chính và các đơn vị liên quantrong việc tăng cường quản lý, giám sát thị trường TPDN riêng lẻ, “Hệ thống giao dịch TPDN riêng lẻ được đưa vào vận giúp tăng thanh khoản cho thị trường, thúc đẩy thị trường TPDN phục hồi và hoạt động ổn định, đồng thời góp phần ổn định tâm lý và tạo niềm tin cho nhà đầu tư” – ông Hòa nói.
Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý
Để thị trường TPDN trở thành kênh đầu tư hấp dẫn và là kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp, ông Tô Trần Hòa cho rằng, cần tập trung thúc đẩy việc chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng gắn với niêm yết. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp phát hành đa dạng các loại trái phiếu phù hợp với nhu cầu huy động vốn; phát triển các sản phẩm TPDN cho mục tiêu thực hiện dự án, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhằm thúc đẩy huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng…
Phó Chủ tịch UBCKNN Hoàng Văn Thu thông tin thêm, sắp tới, cơ quan quản lý sẽ trình sửa Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Mới đây, Quốc hội đã cho phép và Bộ Tài chính cũng đang nghiên cứu xây dựng dự án một luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán.
Đề cập các giải pháp để phát triển, lành mạnh hóa thị trường TPDN TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, trước tiên cần tiếp tục củng cố, lấy lại niềm tin của nhà đầu tư và phục hồi thị trường TPDN. Đồng thời, hoàn thiện hạ tầng TTCK nói chung và thị trường TPDN nói riêng, nhất là nâng cao chất lượng hệ thống các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, thị trường thứ cấp tập trung, cơ sở thông tin - dữ liệu về thị trường trái phiếu, về nhà đầu tư, tài sản đảm bảo....
ÔNG ĐỖ NGỌC QUỲNH - TỔNG THƯ KÝ HIỆP HỘI THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM: Minh bạch là điểm mấu chốt Cần khẳng định vai trò, tầm quan trọng của thị trường TPDN và thị trường tài chính với nền kinh tế là không đổi. Thị trường chỉ có thể hoàn thiện và xây dựng liên tục, không thể vì lý do gì để bóp hay ngừng không cho thị trường phát triển. Tôi nghĩ mấu chốt là sự minh bạch. Đó là xây dựng văn hóa minh bạch trên thị trường tài chính nói chung và TPDN nói riêng. Minh bạch có thể là văn hóa gốc, là nền tảng quyết định tính chuyên nghiệp, bền vững của cả nền kinh tế và thị trường. Chúng ta có nhiều biện pháp, công cụ để duy trì tính minh bạch, đó là từ nội tại của doanh nghiệp, là kiểm toán, thanh,kiểm tra của cơ quan quản lý, hay chế độ báo cáo thông tin bắt buộc... Xếp hạng tín nhiệm là kinh nghiệm được minh chứng ở thị trường quốc tế. Nếu có hạ tầng về xếp hạng tín nhiệm sẽ góp phần giúp tính minh bạch trở nên cao hơn, thị trường phát triển lành mạnh, thực chất hơn. |
ÔNG VÕ HÀNG HẢI - PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC NAM Á BANK: Phát triển trái phiếu xanh để thu hút nhà đầu tư ngoại Tiền gửi vào Việt Nam đặc thù, 80% là huy động ngắn hạn dưới 12 tháng. Do vậy cần đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, trong đó có TPDN. Một vài năm trở lại đây, doanh nghiệp chủ động mua lại trái phiếu nhưng lượng phát hành không tương xứng với đáo hạn. Trong giai đoạn phát triển nóng, sự vào cuộc của cơ quan chức năng là điều tốt cho thị trường, tạo sự minh bạch, tăng chất lượng phát hành. Qua giai đoạn này, tổ chức tín dụng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối trái phiếu, nhà đầu tư cũng thấy được sự đánh đổi giữa lãi suất và rủi ro. Hiện nay, tâm lý nhà đầu tư đang hồi phục dần. Nhà đầu tư trên thị trường là cá nhân nên cần ưu tiên câu chuyện đào tạo kiến thức. Bên cạnh đó, số hóa cũng là vấn đề tổ chức tín dụng cần quan tâm để mở rộng cơ sở nhà đầu tư. Bên cạnh đó cũng cần phát triển trái phiếu xanh để thu hút nhà đầu tư nước ngoài. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bất ngờ gặp tai nạn, cha nghẹn ngào xin giúp các con thiểu năng, câm điếc
- ·Đã giải ngân hơn 1,7 tỷ USD vốn vay viện trợ
- ·Ngày mùng 1 Tết: Thu nộp Kho bạc Nhà nước 932 triệu đồng từ vi phạm giao thông
- ·Hơn 13 nghìn tỷ đồng cấp bù kinh phí miễn thủy lợi phí
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 6/2021
- ·Cú đảo chiều bất ngờ, chứng khoán và dòng tiền vài tỷ USD
- ·Kiến nghị bỏ bảo hiểm xe máy, Bộ Tài chính nói gì ?
- ·Chi 1,28 tỷ USD nhập khẩu thuốc
- ·Hào khí Đông A
- ·Kho bạc Nhà nước hướng dẫn chuyển nguồn ngân sách năm 2013
- ·Có bao nhiêu tiền thì được chơi casino
- ·Việt Nam quan ngại về vụ va chạm giữa Trung Quốc và Philippines ở Bãi Cỏ Mây
- ·Thị trường Bờ Biển Ngà: Cơ hội đi cùng thách thức
- ·Phí tham quan Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc là 30 nghìn đồng/người
- ·Mẹ liệt tứ chi, con tai nạn cần ghép sọ không nơi bấu víu
- ·Phát triển theo hướng ESG, khu công nghiệp An Phát 1 ‘đón sóng’ FDI
- ·Bản tin tài chính sáng 19/9: Giá vàng và dầu đi lên, USD ngân hàng tăng mạnh
- ·Chi 22,5 tỷ đồng cho nâng cấp đô thị tại Đắk Lắk và Bạc Liêu
- ·Chồng viêm tủy cấp xin cứu vợ u não cùng các con thơ
- ·Giảm giá cổ phần tối đa 10% nếu đấu thầu lần 1 không thành