【tỷ số bao nhiêu】Tranh bút lửa
Nguyễn Khánh Hoàng và chiếc bút độc đáo
Thâm trầm,útlửtỷ số bao nhiêu sâu sắc
Nụ cười rạng rỡ, ánh mắt chân thật, Nguyễn Khánh Hoàng vui vẻ giới thiệu: “Quê mình ở Lộc Trì, Phú Lộc. Bén duyên với Đà Lạt vì xứ Huế, và cũng trụ lại được ở Đà Lạt nhờ “chất” Huế”.
Đó cũng là điều được chúng tôi nhắc đến nhiều nhất lúc chuyện trò. Đó là hồn cốt, là bản sắc riêng trong dòng tranh độc đáo mà người họa sĩ trẻ theo đuổi. Hun đúc nên con người ấy, cái chất ấy là tuổi thơ vất vả, nhọc nhằn, là hành trình tìm kiếm tương lai, khẳng định bản thân.
Chàng họa sĩ sinh năm 1979 kể: “Ba mẹ mình làm nông, rất vất vả. Lớn lên, hai năm lận đận với thi cử (ngành mình thích thì thi không đậu, ngành thi để thử sức thì đậu nhưng không đủ tiền theo học). Mình quyết định rời quê vào Nam”. Dấu chân của Nguyễn Khánh Hoàng đã dừng tại Đà Lạt sau nhiều thăng trầm.
Phụ việc cho xưởng tranh, bưng bê hàng hóa, may thủ công, trồng rừng…, chàng trai trẻ mất gần mười năm để tìm thấy công việc yêu thích. Khi đang phụ giúp cho người quen ở chợ đêm Đà Lạt, anh tình cờ thấy một nam sinh bán móc khóa gỗ có viết chữ. Cảm giác hay, mới và bản thân làm được, Khánh Hoàng bươn chải với móc khóa. Một thời gian sau, chàng họa sĩ trẻ “lấn sân” sang bán tranh và chữ nghệ thuật trên gỗ.
Trong một dịp tình cờ, chàng trai xứ Huế đã bắt gặp một họa sĩ vẽ tranh bút lửa trên phố. Đẹp, độc đáo, mới lạ, anh chết lặng vì đã tìm thấy cái mà lâu nay mình khao khát. Một dòng tranh được hun đúc từ sự tối giản, đơn sắc nhưng vô cùng tinh tế. “Tìm hiểu kỹ mình mới biết đó là dòng tranh truyền thống nổi tiếng tại Đà Lạt. Thế mà vào giai đoạn ấy, tranh bút lửa lại thoái trào. Chỉ còn một ít họa sĩ tâm huyết, bám trụ với dòng tranh này”, Nguyễn Khánh Hoàng nhớ lại.
Màu nâu khói sâu lắng, hư ảo
Khơi “lửa” lại dòng tranh
Quyết tâm đến với tranh bút lửa, ròng rã hai tháng, chàng trai xứ Huế kiên nhẫn thu nhặt tất tần tật những nguyên vật liệu để làm bút. Tưởng khó khăn chỉ dừng lại việc chế tạo, nhưng khi đã có bút, có gỗ, cái gian nan nhất của dòng tranh độc đáo này mới thật sự hiện ra. Đó là tạo ra những đường nét tinh tế bằng công cụ khác xa so với tất cả các loại cọ vẽ.
Tranh bút lửa là tập hợp những mảng gỗ bị cháy sém do tác động của nhiệt. Màu nâu khói của gỗ cháy là thứ duy nhất tạo nên hình hài cho bức tranh. Lại tiếp tục ròng rã hai tháng trời, Nguyễn Khánh Hoàng làm quen với bút lửa. Những nét đậm, nét nhạt, những đường cong hút mắt đều được tạo ra từ một cây bút duy nhất. Cái hay của người nghệ sĩ là nhấn nhá, điều chỉnh nhiệt độ, từ đó tạo ra nét đậm nhạt, độ nông sâu của vết cháy. Bàn tay khi thao tác với tranh phải thật sự có “con mắt”. Có lẽ vì thế mà những họa sĩ vẽ tranh bút lửa còn được gọi là giới chạm tranh. “Phải “chạm” vì chỉ cần lơ đễnh ít giây, bức tranh mất bao tâm sức sẽ không còn giá trị, anh nói.
Trước đây, tranh bút lửa thường được vẽ trên gỗ bạch tùng. Khi đến với Nguyễn Khánh Hoàng, chàng họa sĩ trẻ đã đa dạng hóa chất liệu để tranh trở nên phổ biến. Chẳng riêng bạch tùng, gỗ me, gỗ xá xị đều có thể trở thành tuyệt tác bút lửa. Không theo lối mòn, ngoài những phong cảnh, đề tài cổ điển, chàng trai xứ Huế còn là người thổi hồn nhịp thở của đời sống vào dòng tranh này. Vốn có đam mê nhiếp ảnh, những khoảnh khắc đẹp anh săn lùng thường được “thả” vào tranh, hòa quyện với cá tính mạnh, tạo nên những bức tranh tinh tế nhưng vẫn chân chất vô cùng.
Với anh, xứ Huế là động lực, là nơi sản sinh ra cá tính, cái chất không lẫn vào đâu được. Ngắm những bức tranh của Hoàng, mới thấy thấm thía điều anh nói. Tranh đồng quê yên bình, mộc mạc, lưu luyến. Tranh vẽ chân dung sắc sảo, đằm thắm, phô bật thần thái nhưng vẫn có chút trầm mặc, tất cả đều mang hơi thở sâu lắng, nồng đượm...
Sự tinh tế, phá cách của Nguyễn Khánh Hoàng đã khơi lại nguồn sinh khí cho dòng tranh bút lửa Đà Lạt. Giờ đây, tranh bút lửa của chàng họa sĩ xứ Huế đã có mặt ở khắp nơi. Với nhiều du khách, gian tranh bút lửa của người họa sĩ trẻ tại chợ đêm Đà Lạt là điểm hẹn không thể thiếu mỗi khi đặt chân đến nơi này. Họ tìm đến anh để đắm mình trong hơi thở cổ điển của dòng tranh độc đáo, chìm ngập trong cảm giác xuyến xang, thâm trầm của một hồn cốt xứ Huế mộng mơ ở xứ Đà Lạt mờ sương.
Bài:MAI HUẾ- Ảnh:NVCC
(责任编辑:Thể thao)
- ·Mẹ chết, cha bán vé số nuôi con ung thư
- ·Tình em mùa Thu
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc tháng 8/2014 (Lần 1)
- ·Xót lòng bé 3 tuổi bị bệnh tim, bại não và đục thủy tinh thể
- ·Độc thân có được nhận con nuôi?
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ tháng 8/2014 (lần 1)
- ·Em đã dẫn bước tôi vào đường... yêu
- ·Anh đã có gia đình, sao còn tỏ tình với em?
- ·Đất nước hôm nay
- ·Cô chú ơi, ba mẹ con mất rồi, 3 chị em biết sống sao đây?
- ·Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ khi con chưa thành niên phạm lỗi
- ·Con sống với ông bà nội, mẹ dành lại quyền nuôi được không?
- ·Học thạc sĩ thì có được hoãn nghĩa vụ quân sự?
- ·Nghe tiếng mõ chùa ở Trường Sa
- ·Dùng tiền chạy việc: coi chừng phạm tội hối lộ
- ·Anh đã có gia đình, sao còn tỏ tình với em?
- ·Pháp luật quy định về cơ sở nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi như thế nào?
- ·Gần 70 triệu đồng trao cho 2 hoàn cảnh khó khăn
- ·Bị người cùng giới hiếp dâm, khó lòng tố cáo
- ·Xin cứu bé gái ung thư xương hàm