【tile cá cược】Ngày13/9: Giá lúa gạo trong nước tiếp tục chững lại, giao dịch yếu ớt
Ảnh minh họa |
Thị trường trong nước giá giảm nhẹ
Khảo sát tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giá điều chỉnh giảm với lúa OM 18, trong khi giữ ổn định với các chủng loại lúa khác.
Cụ thể, tại kho An Giang, theo cập nhật của Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, lúa OM 18 có giá 8.000 - 8.100 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg. Với các chủng loại lúa còn lại, giá duy trì ổn định.
Với lúa nếp, nếp An Giang khô ở mức 9.200 - 9.400 đồng/kg; nếp Long An khô dao động 9.300 - 9.450 đồng/kg.
Riêng mặt hàng gạo điều chỉnh giảm 50 - 100 đồng/kg so với phiên trước. Theo đó, gạo nguyên liệu IR 504 dao động quanh mốc 11.800 - 11.900 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 ở mức 13.900 - 14.000 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg.
Giá phụ phẩm cũng điều chỉnh giảm 100 đồng/kg. Cụ thể, tấm IR 504 ở mức 11.600 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; cám khô cũng giảm 100 đồng/kg xuống còn 7.100 - 7.200 đồng/kg.
Phiên này, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giao dịch lúa Thu đông các loại chậm, giá lúa các loại bình ổn. Giá gạo các loại giảm 50 - 100 đồng/kg tại Đồng Tháp, An Giang. Riêng tại các chợ lẻ khu vực tỉnh An Giang, giá gạo ổn định, không biến động.
Thị trường thế giới giá nhích tăng
Dẫn nguồn từ Oryza - Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thông tin, giá chào bán gạo xuất khẩu loại 5% và 25% tấm của Việt Nam đã có phiên điều chỉnh tăng nhẹ trở lại sau 1 tuần giảm nhiệt.
Cụ thể, gạo 5% tấm tăng 5 USD/tấn và hiện có giá 623-632 USD/tấn; gạo 25% tấm tăng 5 USD/tấn, lên mức 613-617 USD/tấn.
Sau 1 tuần giảm nhiệt vì thị trường có phần trầm lắng, phiên 12/9, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận tăng nhẹ trở lại.
Các thống kê Hải quan cho thấy, 8 tháng đầu năm xuất khẩu gạo đạt gần 6 triệu tấn, mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 20% so cùng kỳ và hoàn thành 89% kế hoạch năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu 8 tháng qua cũng tăng lên gần 3,2 tỷ USD, tăng hơn 34% so với cùng kỳ. Trong số các thị trường nhập khẩu thì Philippines, Trung Quốc, Indonesia và Ghana... là những quốc gia nhập gạo Việt Nam nhiều nhất, trong đó Indonesia có mức tăng trưởng đến 16 lần so với cùng kỳ năm ngoái (tính đến giữa tháng 8/2023, Indonesia đã nhập khẩu từ Việt Nam gần 650.000 tấn gạo).
Với đà hiện nay, nhiều doanh nghiệp dự báo rằng tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhờ số lượng đơn hàng hàng tốt từ nhiều thị trường mới./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bé Ngọc Anh đã được phẫu thuật
- ·Bên lề Quốc hội: Sử dụng hiệu quả ‘liều thuốc đầu tư công’
- ·Cục Thuế Quảng Nam: Thu ngân sách 11 tháng đạt 110% dự toán
- ·VSIP Bắc Ninh cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng giai đoạn 2
- ·Bé gái ung thư máu và ước mơ được đến trường
- ·Giá than tăng tạo sức ép tăng giá điện
- ·Cơ cấu lại kinh tế vùng Đông Nam Bộ theo hướng hiện đại
- ·Thủ tướng yêu cầu đánh giá lời nói có đi đôi với việc làm
- ·Chuyện lạ: sinh con 3 năm mà chưa nhận được tiền bảo hiểm
- ·Quảng Ninh: Trong ‘bão Covid’, công nghiệp chế biến chế tạo vẫn khởi sắc
- ·Trao hơn 20 triệu đồng đến bé Nguyễn Đức Trí Thiện
- ·Shopee Mall, 5 năm gắn kết người dùng và các thương hiệu tại Việt Nam
- ·Đồng chí Nguyễn Trác
- ·Đồng Tháp: Thu nội địa năm 2018 ước đạt hơn 104% dự toán
- ·Vợ đau đớn cùng lúc nhận tin chồng ung thư, con tai nạn nguy kịch
- ·Đẩy nhanh tiến độ dự án sản xuất alumin Nhân Cơ
- ·Hà Nội kiên quyết xử lý các đơn vị cố tình chây ỳ nợ thuế, phí
- ·Hải quan Hà Nam Ninh tập huấn nâng cao kỹ năng tham vấn chống chuyển giá
- ·Tết ấm nơi địa đầu Tổ quốc
- ·Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV